Kỷ niệm VIENTIANE

Lê Vũ Hạnh Phúc| 25/08/2017 16:30

Đêm lăm vông hồng hoang Ngày xưa, nghĩ về đất nước Lào, tôi nghĩ đên câu hát: Hoa chăm pa ơi, dân Lào yêu hoa đã bao năm rồi... Câu hát vấn vương trong tôi thật thân thiện mà cũng thật xa xôi. Và tôi tự hỏi: Hoa chăm pa là hoa gì nhỉ. Mãi sau này tôi mới biết: Hoa chăm pa chính là hoa đại, thơm trắng tinh khiết như tâm hồn trinh bạch của cô gái Lào xinh đẹp.

Kỷ niệm VIENTIANE
Thủ đô Vientiane (Lào)

Những năm tôi còn học ở Học viện Nguyễn Ái Quốc Hà Nội (bây giờ là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), đêm lăm vông như một đêm thiên thần với những người bạn Lào đang học ở đây. Nhạc lăm vông theo ánh lửa bập bùng. Những học viên thuở ấy, bây giờ họ đã là những cán bộ lãnh đạo cao cấp nhất của Lào rồi. Nhanh quá! Mới đó mà đã một phần tư thế kỷ trôi qua từ cái đêm lăm vông nhịp đi nao lòng trong ánh lửa bập bùng, trong  bóng đêm lung linh. Những người học viên của Lào năm ấy, họ nhớ đến Việt Nam là nhớ đến đêm múa lăm vông náo nhiệt tại Hà Nội mến yêu của tôi. Từ đó, tôi mong ước được đến với nước bạn Lào, thăm Thủ đô Vientiane… 

Bolikhamxay - ấn tượng đầu tiên

Thế rồi ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Tôi được đoàn doanh nghiệp Việt Nam mời đi thăm Lào nhân dịp đoàn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Lào. Tôi đi còn có mục đích đến thăm Chủ tịch Hội Nhà văn Lào theo lá thư của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và tặng những tập thơ của tôi cho thư viện Quốc gia Lào, Mrs. Kongdeuane Nettavong, theo công văn của Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, Phạm Thế Khang. 

Bolikhamxay, điểm dừng chân đầu tiên tại Lào đầy ấn tượng. Những cánh rừng xăng lẻ, những nhà sàn xám tro mái lá nép trong rừng già cổ xưa. Chúng tôi đi xe riêng từ biên giới Việt - Lào qua Bolikhamxay. Cuối đông, nắng vẫn vàng tuơi. Những người bạn Lào, những doanh nhân tiếp chúng tôi bằng rượu nút lá chuối như Việt Nam. Và lại nhảy lăm vông như 25 năm về trước. 

Gặp Chanthy

Tôi không thể nào quên lần đầu tiên đến Vientiane. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đã có thư giới thiệu tôi với nhà thơ Chanthy Deuansavanh, Chủ tịch Hội Nhà văn Lào. Tôi đã chuẩn bị các tập thơ viết về Lào để tặng các bạn thơ Lào nhưng tôi đọc thơ bằng tiếng Việt, nhiều nhà văn Lào vừa vỗ tay vừa cười. Họ nói những câu: Hay lắm, hay lắm. 

Chanthy Deuansavanh hẹn tôi qua điện thoại, ngày hôm sau đến nhà riêng của ông thăm nhà. Chanthy  rất vui, ông kể lại những kỷ niệm được chụp ảnh với Bác Hồ ở Việt Bắc và Thái Nguyên rồi những năm Bác Hồ còn sống cuối đời, Chanthy được đến thăm Bác. Với nhà thơ Hữu Thỉnh, anh kể lại nhiều những sự kiện mà tôi lần đầu tiên được biết đến như những lần ông đến thăm Hội Nhà văn Việt Nam mà ông gọi là đến nhà mình. Cùng tiếp tôi còn có Phó Chủ tịch đối ngoại Hội Nhà văn Lào và Chánh văn phòng Hội Nhà văn Lào. Tôi nói, tôi có kế hoạch đi Bắc Lào. Tôi nhận ra, Chanthy với Việt Nam như là người nhà rồi. Nói địa phương nào ông cũng biết, nói nhà văn nào ông cũng có kỷ niệm.

Tôi nhờ anh Lâm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào dịch tập thơ Người núi – người phố của tôi sang tiếng Lào. Nhà văn Chanthy bảo tôi: “Không cần dịch ra tiếng Lào đâu, các nhà văn Lào biết tiếng Việt mà”. Chanthy nói thế tôi rất cảm động. Ông còn bảo: “Sang thăm Việt Nam, đáng lẽ tôi  phải nói tiếng Lào và có phiên dịch ra tiếng Việt. Thân thiện như người nhà tôi quên mất thủ tục ngoại giao và nói tiếng Việt như người Việt Nam. Phiên dịch nhắc tôi, tôi cười bảo: với Việt Nam, tôi không cần thủ tục ngoại giao đâu.” Câu nói thật thân tình. Tôi đọc những bài thơ tôi mới sáng tác cho các bạn Lào nghe. Họ vỗ tay. 

Thắm thiết, vững bền

Bao giờ cũng thế thôi, quan hệ Việt - Lào, bắt đầu từ mối thân thiện của những người đứng đầu quốc gia. Bác Hồ tạo mối thân thiện, tình đồng chí đặc biệt với Hoàng thân Souphanouvong, Kaysone Phomvihane. Và từ đó, các mối quan hệ khác mở ra. Giải thưởng sông Mê Kông thực chất là để tăng cường mối quan hệ Việt Nam - Lào và Căm-pu-chia.

Đến Vientiane, tôi nghĩ đến lá thư của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, gửi cho nhà văn Chanthy mà tôi cầm tay gửi sang Vientiane và được nhà văn mời cơm tại nhà riêng, trong một chiều cuối đông nắng đẹp. Quan hệ giữa hai dân tộc bắt đầu từ quan hệ thân thiện của hai người đứng đầu hai nhà nước. Quan hệ giữa hai nhà văn Việt Nam và Lào cũng thế thôi. Tôi nghĩ đến mối quan hệ rất thân thiện của nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà văn Lào Chanthy. 

Khi tôi tặng sách cho Thư viện Quốc gia Lào, Giám đốc Thư viện, bà Kongdeuance Nettavong, đã đưa tôi đi xem những tác phẩm của các nhà văn Lào viết về Việt Nam và các tác phẩm của các nhà văn Việt Nam viết về Lào đã được giải thưởng sông Mê Kông. Bà nói đã gặp Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam Phạm Thế Khang và được Giám đốc Phạm Thế Khang mời cơm thân mật ở một nhà hàng sang trọng nhất của Hà Nội. Đấy là những ấn tượng cụ thể của mối quan hệ đặc biệt của Việt Nam - Lào.

Ngày tôi được đi cùng nhà văn Đào Thắng và đoàn nhà văn Việt Nam qua thăm biên giới Lào theo cửa khẩu Tây Trang của tỉnh Điện Biên, các chiến sĩ đồn Biên phòng Tây Trang và bên kia là các chiến sĩ Biên phòng  tỉnh bạn Lào, đã tiếp chúng tôi thân tình và vồn vã. Chuyến đi ấy đã chuẩn bị cho Đào Thắng đi Luông Pha Băng để viết bài ký “Dấu thiêng Luông Pha Băng”, có hình ảnh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi những năm đầu đời đã sống ở cố đô Luông Pha Băng rồi bây giờ - chuyện này vẫn được các bạn nhà văn Lào nhắc nhớ...
Kỷ niệm Vientiane, đó là kỷ niệm của tôi với nước Lào tươi đẹp. Đó là tình hữu nghị Việt - Lào qua mối quan hệ các nhà văn Việt Nam chúng tôi với các nhà văn Lào, mãi mãi vững bền! 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Kỷ niệm VIENTIANE
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO