Ký ức thiêng liêng của Lễ chào cờ lịch sử đầu tiên giải phóng Thủ đô

Theo chinhphu.vn| 10/10/2019 12:38

Đã 65 năm trôi qua nhưng ký ức thiêng liêng của Lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng vẫn còn in sâu vào những người lính “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” năm xưa. Dù nay đều ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng trong ký ức của họ tinh thần “thề hy sinh đến giọt máu cuối cùng” để bảo vệ Thủ đô vẫn nguyên vẹn và đầy tự hào.

Đoàn quân giải phóng làm lễ chào cờ tại sân Cột Cờ (sân Đoan Môn) - Hoàng thành Thăng Long năm 1954. Ảnh tư liệu
Đoàn quân giải phóng làm lễ chào cờ tại sân Cột Cờ (sân Đoan Môn) - Hoàng thành Thăng Long năm 1954. Ảnh tư liệu
Đúng 15h ngày 10/10/1954, trong không khí tưng bừng của đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô, có một buổi lễ đặc biệt diễn ra ngay sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ). Đó chính làlễ chào cờ lịch sử đầu tiêntrong ngày Hà Nội được giải phóng.

Hơn sáu thập kỷ đã qua, những ký ức hào hùng của những ngày tháng 10 lịch sử ấy vẫn còn vang vọng mãi. Đại tá Vũ Kiểm (94 tuổi) - người chiến sĩ được vinh dự đứng trong hàng ngũ của đại quân tham gia lễ chào cờ lịch sử trong ngày đầu tiên Hà Nội giải phóng, bồi hồi nhớ lại:

“Năm đó, tôi cùng các chiến sỹ sư đoàn 308 về Hà Nội trước một ngày để làm công tác tiền trạm, chuẩn bị tiếp quản. Chúng tôi về đóng quân trong thành, sáng 10/10, đại tướng Võ Nguyên Giáp đi xe đến và hỏi có anh em nào người Hà Nội không, tất cả có 15 người lên xe đi thăm Hà Nội một vòng rồi buổi chiều tập kết về sân Cột Cờ để làm lễ chào cờ”.

Ngày làm lễ chào cờ năm đó ông làm cán bộ Đại đội, đứng hát theo nhưng lúc đó cảm động lắm, người run, nhìn lên lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới ở Cột Cờ, thấy to lắm, vui lắm.

Cảm xúc trong giây phút ấy, Đại tá Vũ Kiểm làm nên mấy vần thơ:

“Bao năm xa cách Cột Cờ

Thủ đô giải phóng bây giờ là đây

Nghẹn ngào chào lá cờ bay

Rưng rưng giọt lệ tràn đầy bờ mi

Ngày về nhớ buổi ra đi”.

Giờ đây nhân dịpkỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, được gặp lại các đồng đội cùng tham gia chiến đấu, thấy đất nước ta mỗi ngày một phát triển hơn, như vậy chúng tôi rất phấn khởi, Đại tá Vũ Kiểm xúc động nói.

Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là Phó Chính ủy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308) còn nhớ mãi buổi sáng lịch sử ngày 10/10/1954, khi cả 5 cửa ô rợp cờ hoa và sự hân hoan của nhân dân đón chào đoàn quân chiến thắng, trở về tiếp quản Thủ đô.

8h sáng, các chiến sĩ của các đơn vị thuộc Đại đoàn 308 quân phục chỉnh tề, huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” cài trên ngực áo, trở về Thủ đô giữa một rừng cờ hoa chào đón. Đội hình bộ binh dẫn đầu tiến từ khu vực Mai Dịch, Hàng Gai ra Bờ Hồ, qua Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, Hàng Đậu, Cửa Bắc vào thành Hà Nội. Từ phía Nam, một đội hình bộ binh khác lần lượt tiến qua Bạch Mai, phố Huế, ra Tràng Tiền rồi về khu vực Đồn Thủy.

Ký ức thiêng liêng của Lễ chào cờ lịch sử đầu tiên giải phóng Thủ đô
Đại tá Vũ Kiểm - người chiến sĩ được vinh dự đứng trong hàng ngũ của đại quân tham gia lễ chào cờ lịch sử trong ngày đầu tiên Hà Nội giải phóng. Ảnh: Thành Nam

Tiến sau đội hình bộ binh là đội hình cơ giới. Dẫn đầu đội hình này là Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố. Tiếp sau là xe của bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính, rồi đến xe của các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Đại đoàn 308...

Trong hồi ức của người chiến sĩ được vinh dự đứng trong hàng ngũ của đại quân tham gia Lễ chào cờ lịch sử vẫn còn nhớ, 15 giờ còi Nhà hát Lớn nổi lên một hồi dài. Toàn Thành phố hướng về Cột Cờ thành Hoàng Diệu. Mọi người kính cẩn nhìn lên lá cờ quốc kỳ đang tung bay trên cột cờ cao ngất. Tiếng nhạc vừa dứt, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ bước ra trước máy phóng thanh trân trọng đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô.

Mọi người trang nghiêm, tự hào nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh Cột cờ... Đó là giây phút hạnh phúc tuyệt vời với mọi người dân Thủ đô, thời khắc Hà Nội chính thức đón nhận cuộc sống thanh bình trở lại sau 9 năm kháng chiến gian khổ với biết bao mất mát, hi sinh...

Hồi ức thiêng liêng của những nhân chứng lịch sử năm nào vẫn khắc họa rất rõ quang cảnh phố phường Hà Nội giờ phút ấy, nhà nào đều mở toang cửa ngõ. Cờ đỏ sao vàng được treo lên đỏ rực bầu trời. Mọi người nam nữ, già trẻ tỏa ra khắp đường để đón chào bộ đội Cụ Hồ về tiếp quản Thủ đô.

Có thể thấy, câu chuyện lịch sử về Hà Nội trong những năm kháng chiến chống Pháp từ ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), qua 9 năm nếm mật, nằm gai để tiến tới những giờ phút huy hoàng, trang nghiêm. Lễ chào cờ chiến thắng tại sân vận động Cột Cờ ngày 10/10/1954 đã mở ra một chặng đường mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Gần 70 năm đã trôi qua, những con phố thân quen nơi diễn ra các trận đánh của các chiến sĩ trong mùa đông năm 1946 vẫn lặng lẽ chứng kiến biết bao sự đổi thay của Hà Nội, trong đó có sự trưởng thành của một thế hệ sĩ quan quân đội, những chiến sĩ quyết tử mùa đông năm ấy.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Ký ức thiêng liêng của Lễ chào cờ lịch sử đầu tiên giải phóng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO