Lắng nghe tiếng nói văn nghệ sĩ lão thành

Miên Thảo| 06/08/2018 08:18

Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội vừa tổ chức hội nghị “Gặp mặt văn nghệ sĩ lão thành và lãnh đạo Hội Liên hiệp qua các thời kỳ”. “Chúng tôi muốn lắng nghe những kinh nghiệm sáng tác và công tác quản lý văn học nghệ thuật từ các văn nghệ sĩ gạo cội của Thủ đô và nước nhà để Thường trực và Ban Chấp hành Hội Liên hiệp có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển nền văn học nghệ thuật Thủ đô lên một tầm cao mới, đáp ứng được các nhiệm vụ chính trị của Thành ủy và UBND Thành phố.” - Sau khi vu

Lắng nghe tiếng nói văn nghệ sĩ lão thành
Nhạc sĩ Doãn Nho đóng góp ý kiến. Ảnh: HT 

Ngay từ sớm, hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội ở 19 Hàng Buồm thật nồng ấm. Rất nhiều bậc đại thụ của nền văn nghệ Hà Nội và cả nước như nhà thơ Bằng Việt, nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhạc sĩ Doãn Nho, đạo diễn NSND Bùi Đình Hạc, NSND Lê Ngọc Canh, NSND Thanh Trầm, NSND Ứng Duy Thịnh, họa sĩ Trần Khánh Chương, NSND Mạnh Tưởng,.. đã đến dự. 

Chia sẻ về những cái khó của văn chương, nhất là thơ ca thời nay, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, các nhà lãnh đạo văn nghệ cần tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho văn nghệ chứ đừng gò quá vào những quy tắc, quy định. Văn nghệ sĩ luôn sẵn sàng tiếp nhận các chủ trương của thành phố song cần có một không gian mở để sáng tạo. Quan tâm đến khía cạnh làm thế nào để tác phẩm đến được với công chúng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, nhạc sĩ Doãn Nho đặt câu hỏi, tại sao Hội Liên hiệp không phát huy thế mạnh của internet với một trang điện tử để thường xuyên công bố các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật?

Dịch giả Lê Bá Thự cho rằng Ban chấp hành khóa XII đã rất cầu thị, tin tưởng và trông cậy vào người cao tuổi. Đây là điều đúng đắn vì với văn nghệ sĩ thì dù tuổi cao song chưa khi nào dứt niềm đam mê với văn học nghệ thuật. Điều này cũng được NSND Ứng Duy Thịnh đồng tình khi gợi ý Hội cần tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề để tiếp tục được lắng nghe những gợi ý tâm huyết của các văn nghệ sĩ lão làng.

 Với nhà thơ Bằng Việt, cuộc gặp gỡ này là một sáng kiến đầy ý nghĩa của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp khóa XII. Nhân dịp này, nhà thơ góp ý: “Đã đến lúc văn nghệ sĩ phải suy nghĩ cách làm mới để sáng tác của mình bước kịp guồng quay khoa học tiên tiến. Hội Liên hiệp cũng phải làm thế nào để chuyển đầu tư sáng tác không hoàn lại sang đặt hàng. Thực ra, hình thức đặt hàng này đã được đặt ra cách đây 7 – 8 năm, song nhiệm kỳ qua mới làm được một số công trình nhỏ giọt. Bên cạnh đó, Hội cần tính đến việc mạnh dạn đầu tư cho những tác phẩm, công trình chất lượng.” Trong khi đó, họa sĩ Trần Khánh Chương thì thẳng thắn góp ý, Hội cần có quy chế hoạt động rõ ràng, quan tâm đến văn nghệ sĩ cao niên, tập hợp lực lượng trẻ. 

Chỉ ra tồn tại như đầu tư sáng tác còn dàn trải, nhà thơ Nguyễn Hòa Bình cho rằng công việc sáng tác là của mỗi cá nhân. Thế nên, BCH Hội phải có “con mắt xanh” để chọn và đầu tư đúng đối tượng, có trọng tâm.

Quan tâm đến báo Người Hà Nội – cơ quan ngôn luận của văn nghệ sĩ Thủ đô, nhiều văn nghệ sĩ cũng góp ý rằng, sau khi sáp nhập với tạp chí Tản Viên Sơn, cần tiếp tục duy trì tờ tuần báo này. Những năm qua, dù rất khó khăn song tờ báo vẫn cố gắng cải tiến, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức và luôn là diễn đàn văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Thủ đô. 

Buổi gặp gỡ của Ban chấp hành Hội Liên hiệp và văn nghệ sĩ lão thành cùng lãnh đạo Hội qua các thời kỳ đã khép lại trong bao xúc động với những cái bắt tay thật chặt của các thế hệ văn nghệ sĩ cùng những lời trò chuyện thẳng thắn, ân tình. Và với lãnh đạo Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, đây là cuộc gặp gỡ mở đầu để sau đó Ban chấp hành tiếp tục được lắng nghe, trân trọng tiếp thu những tâm tư, tình cảm cũng như những ý kiến đóng góp thẳng thắn của văn nghệ sĩ để Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội tiếp thu và có thêm nhiều kinh nghiệm trong công cuộc phát huy các giá trị văn học nghệ thuật của Thủ đô trong thời kỳ mới, tương xứng với vị thế là trung tâm văn học nghệ thuật của cả nước. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Quận Nam Từ Liêm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2014, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng vượt lên những khó khăn, thách thức; phát huy tiềm năng thế mạnh, không ngừng nỗ lực phấn đấu xây dựng quận Nam Từ Liêm xanh, giàu đẹp, hiện đại, văn minh.
  • Khai trương đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng “Kết nối di sản miền Trung”
    Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khai trương vận hành đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng “Kết nối di sản miền Trung”.
  • Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025)
    Thành uỷ Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch Số 6116-KH/TU về việc tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Tự hào làng gốm Bát Tràng
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ Tự hào làng gốm Bát Tràng của tác giả Đoàn Hoài Trung. Bài thơ được tác giả sáng tác trong chuyến thăm làng gốm Bát Tràng vừa qua, đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của văn nghệ sĩ Hà Nội - Huế - TP.HCM.
  • Hoài niệm thanh xuân
    Thỉnh thoảng, tôi vẫn về qua Hà Nội khi thì vì công việc, khi thì về "cội nguồn" ngày giỗ tổ bên quận Hà Đông, đôi khi chẳng có việc gì, nhớ quá có việc đi ngang qua cũng tạt té ghé vào ngồi gọi ly trà đá vỉa hè, lang thang đi bộ quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, chỉ để thỏa một nỗi nhớ mong "nhớ Hà Nội" “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn", tôi đã trải qua quãng đời đẹp nhất, những kỷ niệm của tuổi thanh xuân sôi nổi ở nơi được mệnh danh là "trái tim" của đất nước.
Lắng nghe tiếng nói văn nghệ sĩ lão thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO