Lặng thầm tuổi mộng

Nguyễn Hồng Vân| 10/08/2018 07:32

Trường học những ngày này vương xác phượng rơi hắt hiu nơi sân vắng, những học sinh gọi nhau í ới đi lao động hè. Cảnh sân trường vào hè luôn để lại nhiều cảm xúc trong lòng cô. Bữa nọ, cô vào trường xem thông báo cho con trai để cháu chuẩn bị năm học mới do phải chuyển trường theo gia đình, cô nán lại nhìn những cô bé, cậu bé vừa chớm tuổi hoa niên, hồn nhiên cười nói. Cô như thấy bóng mình trong thấp thoáng áo dài trắng phất phơ giữa nắng mai dịu ngọt hay buổi chiều tà lững thững dắt xe ra về trên đường l

Chàng trai năm 15 tuổi ngày ấy, quen cô bé nhỏ hơn mình một lớp, gặp nhau không dám nói câu gì, chỉ lặng lẽ đón đưa khi tan học. Dù mưa hay nắng, chưa ngày nào vắng bóng cậu trai ấy, dáng dong dỏng cao, nước da trắng như con gái, nói năng nhỏ nhẹ, hiền hòa, chủ yếu im lặng và cười. Cậu chỉ lắng nghe tim mình đập mạnh khi cô bé ngoe nguẩy tóc đuôi gà cười mỉm, mắt biếc xuyến xao khẽ liếc nhẹ qua hàng mi mà cậu bé nhà ta đã hồn xiêu phách lạc.

Lặng thầm tuổi mộng
Cả năm trời, cánh cổng trường màu xanh chứng kiến cậu nhẫn nại đợi chờ với chiếc xe đạp đơn sơ. Cô bé không bao giờ cho cậu chở về dù bất cứ lý do gì, cậu cũng không thắc mắc. Từ trường về tới nhà cô khoảng hai cây số, cứ kẻ trước người sau, cô thong thả rảo bước, còn cậu đẩy xe đi bên cạnh, nhiều khi không có gì để nói, cứ im lặng đi song song bên nhau mà không biết mệt. Đôi khi tới nhà không hay, thầm tiếc quãng đường sao không dài hơn nữa?!

Nhiều khi đang buổi học, cô nghe nong nóng sau gáy, liếc nhìn qua ô cửa sổ, ánh mắt ươn ướt vụt qua rất mau. Cậu bảo, tranh thủ đi giặt khăn lau bảng lướt nhìn cô chút xíu vì nhớ quá. Cô nghe nhưng không để tâm nhiều vì cô còn mải vô tư cùng bè bạn, sách vở.

Những ngày nghỉ cuối tuần nhà trường thường tổ chức cho học sinh lao động ngoại khóa nhưng tính điểm thi đua để xét đạo đức cuối học kì. Cũng không có gì nặng nhọc, công việc thường là quét lá trong sân trường hoặc cắt cỏ trong vườn bạch đàn của trường. Trong cùng một buổi đôi khi tới mấy khối lớp được ban giám hiệu xếp lao động cạnh nhau, trùng hợp cho hai cô cậu nhìn nhau trong thoáng chốc rồi ai lo việc nấy. 

Nhưng nếu lớp cậu không có buổi lao động thì không hiểu bằng cách nào cậu nắm được lịch của lớp cô rất rõ, tới giờ về lại thấy cậu lẽo đẽo theo sau. Một buổi trưa mệt nhoài với công việc dọn cỏ, cô xách cuốc ra về, cậu không nói gì dúi vào tay cô bịch táo biểu ăn đi cho khỏe. Cô cảm động trong lòng nhưng ngoài mặt vẫn giả lơ. Mãi về sau mới biết, để có bịch táo đó cậu đã nhịn ăn sáng trong nhiều ngày, đi học với cái bụng đói meo, vì nghe bạn bè kháo nhau, táo là loại trái cây cô thích. Cũng xin nói thêm, vào những năm chín mươi của thế kỉ trước, trái cây ngoại nhập như táo, lê, nho… là loại trái cây xa xỉ, không mấy ai có dư tiền để mua ăn. 

Lúc đó còn nhỏ quá có hiểu gì đâu, chỉ ánh mắt trao nhau thay điều muốn ngỏ, không dám ngồi lên xe cho anh chở nữa thì lại càng không dám nắm tay. Giờ trưởng thành ngồi ngẫm lại thấy thương lắm mối tình học trò ngây ngô, chân chất.

Sau một năm cùng nhau đi về, cô mất liên lạc với anh vì lúc đó anh đã học năm cuối cấp hai và chuyển về trường khác khi tốt nghiệp xong. 

Bụi thời gian xóa nhòa nhiều thứ nhưng đọng trong tim những cảm xúc tình đầu có mấy ai quên?! Trường xưa cũng đã không còn, mái ngói rêu phong ngày cũ đã được thay bằng bê tông vững chãi. Con đường đến trường đã trải lớp nhựa thay cho đường đất nhiều ổ gà, nước đọng.

Mười lăm năm sau, gặp lại nhau khi cô đang mang thai đứa con đầu lòng. Anh về từ đất nước cờ hoa, cách xa nhau một vòng trái đất. Tìm gặp cô, họ ngậm ngùi nhắc nhau những kỉ niệm chưa bao giờ nguôi. Vẫn ánh mắt lặng thầm chất chứa nhiều rung cảm. Họ xa nhau lần nữa.

Rồi cuộc sống với nhiều điều bất ổn luôn thường trực trong vỏ bọc hạnh phúc, bình yên. Cô chia tay chồng, ôm con trai về nhà cha mẹ. Tám năm, thời gian không dài không ngắn, anh lại về thăm nhưng lúc này anh đã yên bề gia thất, cô dang dở tình duyên. Họ cũng lại lặng thầm nhắc nhau những kỉ niệm ngây ngô ngày thơ bé và thầm cảm thương nhau cảnh ngộ hiện tại. 

Cuộc đời dâu bể, thuở mới chớm yêu nhiều mộng ước, tay không dám cầm tay thì khi mái tóc đã không còn xanh, bàn tay bợt bạt vì mưa nắng, họ vẫn lặng thầm chúc nhau bình an, hạnh phúc và cùng đi bên nhau tới hết quãng đường đời còn lại như ngày xưa anh lặng lẽ đẩy xe bên cạnh đưa cô về bất kể trời mưa nắng, bất kể đêm hay ngày… 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lặng thầm tuổi mộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO