Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2020: Nguồn cội dân tộc linh thiêng, trong lòng triệu người con đất Việt

Mạnh Dũng| 02/04/2020 16:49

Sáng nay 2/4/2020 (mồng 10/3 âm lịch Canh Tý), tại điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài tổ chức trọng thể Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, theo chỉ đạo của Ban Bí thư TƯ Đảng và Chính phủ, Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đã nhất trí với đề xuất của UBND tỉnh Phú Thọ về việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Canh Tý 2020 với các nghi lễ truyền thống của dân tộc; bảo đảm sự trang trọng, thành kính nhưng hạn chế đến mức thấp nhất số lượng đại biểu tham dự, đúng chỉ đạo và quy định của các cấp trung ương.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2020 được tổ chức theo quy mô cấp quốc gia do Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ làm chủ lễ, không tổ chức đoàn rước kiệu từ sân hành lễ và phần hội để tránh tập trung đông người. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh trật tự thời gian trước, trong và sau ngày Giỗ Tổ được các lực lượng chức năng triển khai nghiêm túc.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2020: Nguồn cội dân tộc linh thiêng, trong lòng triệu người con đất ViệtLễ giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân, Tổ Mẫu Âu Cơ tại tỉnh Phú Thọ, ngày 29/3/2020.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là Thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Do đó, Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng (TPViệt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ chính thức tại Việt Nam từ năm 2007, là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà triệu triệu trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về một hướng. Ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm được dành để tưởng niệm công ơn của các Vua Hùng đã trị vì đất nước suốt hơn 2.500 năm cho đến khoảng năm 250 trước công nguyên. 

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2020: Nguồn cội dân tộc linh thiêng, trong lòng triệu người con đất Việt“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được bắt đầu chuẩn bị hai ngày trước ngày lễ chính thức, tức là vào ngày mùng 8 tháng 3 Âm lịch, và các hoạt động lễ hội tiếp tục cho đến ngày 11 Âm lịch. Các hoạt động lễ hội chính tập trung quanh Đền Hùng tại thôn Cổ Tích. Ngày mùng Mười tháng Ba, tức là ngày thứ ba của lễ hội này, là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chính thức mặc dù không phải là ngày mất của vị Vua Hùng nào.

Có một nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng được tổ chức trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bắt đầu từ chân núi Nghĩa Lĩnh. Rất nhiều người tập trung tại đó để tham gia rước kiệu lên núi. Lễ rước dừng lại ở nhiều ngôi đền khác nhau nằm dọc theo tuyến đường lên núi cho đến khi đến được Đền Hùng tọa lạc tại đỉnh núi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2020: Nguồn cội dân tộc linh thiêng, trong lòng triệu người con đất ViệtTín ngưỡng thờ cúng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng linh thiêng, bản sắc văn hoá lâu đời của người Việt.

Theo kế hoạch, năm 2020, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục được tổ chức quy mô cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức. Thời gian tổ chức từ ngày 1 - 10/3 Canh Tý (tức từ ngày 24/3 đến hết ngày 2/4/2020) tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và vùng lân cận. Trong đó, dự kiến mời 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế cùng tham gia.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19,tỉnh Phú Thọ đã phải điều chỉnh nhiều nội dung, chương trình nhưng vẫn đảm bảo tổ chức Giỗ Tổ trang nghiêm, thành kính, an toàn, tiết kiệm. Đồng thời, tỉnh sẽ triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Theo kế hoạch mới điều chỉnh, Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 chỉ tổ chức 3 hoạt động lễ chính gồm: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ được tổ chức vào ngày 29/3/2020 (tức mùng 6/3 Âm lịch); Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu lúc 9 giờ ngày 2/4/2020 (tức mùng 10/3 Âm lịch). Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh tổ chức cùng ngày với Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương. Song song với tổ chức các hoạt động phần lễ, tỉnh sẽ đồng thời tổ chức khánh thành cầu đi bộ qua hồ Mai An Tiêm thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng vào ngày 29/3/2020 (tức mùng 6/3 Âm lịch).

Các hoạt động phần Lễ chỉ tổ chức các nghi thức dâng hương, không tổ chức phần tế; hạn chế các thành phần dự và triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Tùy từng điều kiện, các địa phương trong tỉnh có thể tổ chức các đoàn dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, song phải đảm bảo an toàn và công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2020: Nguồn cội dân tộc linh thiêng, trong lòng triệu người con đất ViệtMọi công tác được tỉnh Phú Thọ đảm bảo chu đáo, trang nghiêm và an toàn để phòng chống dịch bệnh.

Trong thời gian tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương, theo Sở Y tế Phú Thọ, đơn vị chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị y tế cần thiết để phục vụ công tác bảo vệ sức khỏe và kiểm soát dịch bệnh, tổ chức phun khử trùng tại tất cả các vị trí tổ chức lễ dâng hương và lễ khánh thành cầu đi bộ qua hồ Mai An Tiêm. Sở phối hợp với Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tiến hành đo thân nhiệt, bố trí dung dịch sát khuẩn và khẩu trang phòng dịch cho các đại biểu và nhân dân về dâng hương.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2020: Nguồn cội dân tộc linh thiêng, trong lòng triệu người con đất ViệtKhu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng - thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Trước đó, Ban quản lý Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng đã phát đi thông báo tạm dừng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại khu di tích từ ngày 29/3 đến ngày 15/4/2020. Theo ghi nhận những ngày vừa qua, các lực lượng chức năng đã làm tốt công tác tuyên truyền và quản lý, bảo đảm an toàn, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Những năm gần đây, vào đúng ngày mồng 10/3 (âm lịch), nhất là trong năm nay, UBND tỉnh Phú Thọ khuyến cáo, khuyến khích mỗi gia đình có thể làm mâm cơm cúng tại nhà để tỏ lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. 

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2020: Nguồn cội dân tộc linh thiêng, trong lòng triệu người con đất ViệtChương trình "Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu online" năm 2020.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Chiến thắng Điện Biên phủ được tái hiện qua tranh cổ động
    Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp đã làm lễ ra mắt và thông tin Báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia năm 2024.
  • Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024
    Lễ hội năm nay có hơn 200 gian hàng, gồm: gian hàng bánh dân gian, gian hàng ẩm thực, gian hàng OCOP và đặc sản vùng miền. Đồng thời, Lễ hội thu hút hơn 100 nghệ nhân đến từ các vùng miền cả nước tham gia tranh tài và trình diễn làm các loại bánh dân gian.
Đừng bỏ lỡ
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2020: Nguồn cội dân tộc linh thiêng, trong lòng triệu người con đất Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO