Lộ diện đại gia BĐS, ông chủ tòa lâu đài "khủng" trên đỉnh Tam Đảo

Trí thức trẻ| 29/09/2019 15:37

Tòa lâu đài nguy nga tráng lệ gây sốt trên đỉnh núi Tam Đảo là công trình của Công ty Lạc Hồng do đại gia Lê Xuân Trường làm Chủ tịch HĐQT.

Dư luận đang xôn xao trước tòa lâu đài tráng lệ trên đỉnh núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Theo tìm hiểu, đây là một phần trong dự án khu du lịch Tam Đảo của Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng, với tên gọi Khách sạn Lâu đài Tam Đảo với giá trị đầu tư khoảng 400 tỷ đồng.

Theo giới thiệu, dự án được xây dựng ở đồi toàn quyền, trên nền cũ của Dinh Toàn quyền Pháp, có thể nhìn thấy từ cung đường phía dưới đi lên thị trấn Tam Đảo. 

Khách sạn Lâu đài Tam Đảo có kiến trúc pha trộn giữa phong cách Neo- Gothic và Phục Hưng, được lấy cảm hứng từ lâu đài Peles (Rumania) và Schloss Neuschwanstein ở Bavaria (Đức), với những bức tường viền gỗ sẫm màu và mái nhọn lợp đá Ardoise.

Lộ diện đại gia BĐS, ông chủ tòa lâu đài khủng trên đỉnh Tam Đảo - Ảnh 1.

Khung cảnh như trời Tây giữa đỉnh Tam Đảo.

Phía bên ngoài Tamdao Castle có thiết kế khá sang trọng như biệt thự nước ngoài. Những bức tường gỗ sẫm màu, mái nhọn được lợp đá Ardoise và tháp cao vút ẩn hiện trong màn sương mù.

Bên trong là những tượng chiến binh La mã, các thần Hy Lạp như thần Venus, Cupid, Mars,...Tất cả được làm từ đá cẩm thạch nguyên khối với tạo hình kinh điển và vô cùng sống động.

Lộ diện đại gia BĐS, ông chủ tòa lâu đài khủng trên đỉnh Tam Đảo - Ảnh 2.

Tòa lâu đài này tọa lạc trên vị trí đắc địa của đỉnh núi Tam Đảo, từ cung đường phía dưới đi lên, du khách có thể quan sát thấy một lâu dài đang được dựng lên đồ sộ, nguy nga.

Lộ diện đại gia BĐS, ông chủ tòa lâu đài khủng trên đỉnh Tam Đảo - Ảnh 3.

Hiện tại, dự án đang hoàn thiện nội thất, dự kiến sẽ đưa vào hoàn thiện sau 1 năm nữa.


Lộ diện đại gia BĐS, ông chủ tòa lâu đài khủng trên đỉnh Tam Đảo - Ảnh 4.

Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng giới thiệu về dự án trên website công ty.

Được biết, ngoài tòa lâu đài này, tại Tam Đảo công ty Lạc Đồng còn triển khai hàng loạt dự án như Khách sạn Venus Tam Đảo với tổng giá trị đầu tư 400 tỷ đồng, khu ẩm thực 80 tỷ đồng và khu nhà dịch vụ tổng vốn đầu tư 33 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Lạc Hồng được thành lập từ năm 2003 do ông Lê Xuân Trường làm Chủ tịch HĐQT hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng với nhiều công trình từng tham gia xây dựng như: Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, trụ sở Bộ Công an, trụ sở Thông tấn xã Việt Nam, Trung tâm Hội nghị quốc gia, Chung cư cao cấp đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), Chung cư Viglacera Tower, Nhà ở cán bộ chiến sỹ Tổng cục V, Trạm bơm Yên Sở …

Bên cạnh đó, doanh nghiệp của ông Lê Xuân Trường còn là chủ đầu tư rất nhiều dự án có mức đầu tư lớn rải rác khắp các tỉnh thành như: Dự án Belvedere Resort Tam Đảo 270 tỉ đồng; Dự án Khu du lịch Tam Đảo hơn 900 tỉ đồng; Khu đô thị chùa Hà Tiên 6ha, tổng mức đầu tư 280 tỉ đồng; Dự án chung cư Lạc Hồng Lotus NO1-T5 1.300 tỉ đồng; Bệnh viện An Sinh - Hà Nội; Dự án khu nhà ở Khai Quang 7,3ha với tổng mức đầu tư 585 tỉ đồng; Khu du lịch Bãi Dài – Nha Trang – Khánh Hòa, Khu đô thị Phố Nối – Hưng Yên rộng 15ha.

Nhiều dự án do Lạc Hồng triển khai liên tiếp gặp các vấn đề thời gian gần đây. Cụ thể, cuối năm 2018. Đơn cử như tại dự án tổ hợp chung cư cao cấp N01 T5, quận Bắc Từ Liêm, cuối năm 2018 vừa qua, nhiều cư dân tại đây đã tố cáo chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, tự ý điều chỉnh, cắt bớt hạng mục cửa thang máy, không thông báo đến khách hàng.

Một dự án khác cũng vướng bê bối trong năm 2018 là Khu tổ hợp dịch vụ cao cấp, huyện Tam Đào, Vĩnh Phúc; Khu nhà ở dịch vụ hai bên đường trục chính khu trung tâm lễ hội Tây Thiên, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; Khu đô thị mới chùa Hà Tiên giai đoạn 2, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Thi công trước, xin cấp giấy phép sau... Theo ANTT phản ánh cách mà Đầu tư Lạc Hồng đã làm tại dự án Khu tổ hợp cao cấp kể trên là "thi công trước xin giấy phép sau".

Đầu năm 2019, Lạc Hồng từng được nhắc nhiều đến khi một loạt dự án doanh nghiệp này làm chủ đầu tư vào tầm ngắm thanh tra năm 2019 của Bộ Xây dựng. Cụ thể, đó là các dự án Tổ hợp chung cư cao cấp N01 T5 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội); Chung cư phục vụ cán bộ viên chức quận Tây Hồ và các cơ quan của thành phố (quận Tây Hồ, Hà Nội); Khu nghỉ dưỡng Kim Bôi (Hòa Bình); Chung cư Quảng Ninh (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh); Khu ẩm thực tại trung tâm thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc); Khu tổ hợp dịch vụ cao cấp (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc); Khu nhà ở dịch vụ hai bên đường trục chính khu trung tâm lễ hội Tây Thiên (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc); Khu đô thị mới chùa Hà Tiên giai đoạn 2 (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Lộ diện đại gia BĐS, ông chủ tòa lâu đài "khủng" trên đỉnh Tam Đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO