Lỗ thủng trên cầu

Lê Bá Thự (dịch)| 23/05/2020 08:16

Có một con sông, hai bên bờ là hai thị trấn. Hai thị trấn này thông thương với nhau bởi một con đường có chiếc cầu bắc qua sông.

Một bữa nọ, trên chiếc cầu này xuất hiện lỗ thủng. Cần phải bịt ngay lỗ thủng đó, chuyện này thì dân hai thị trấn đều nhất trí. Tuy nhiên, lại nảy sinh điều tranh cãi, bên nào phải làm việc này. Bởi lẽ thị trấn nào cũng cho mình là quan trọng hơn thị trấn kia. Thị trấn bên hữu ngạn lập luận rằng, con đường này làm ra là để đi tới thị trấn của họ, cho nên thị trấn bên tả ngạn phải đi mà bịt lỗ thủng lại, bởi chính họ rất cần chuyện đó. Thị trấn bên tả ngạn cho rằng, họ là mục tiêu của mỗi chuyến xe, vì vậy việc chữa cầu nằm trong lợi ích của thị trấn bên hữu ngạn.

Cuộc tranh cãi kéo dài, cho nên lỗ thủng trên cầu cũng nằm dài. Mà lỗ thủng càng nằm dài thì dân hai thị trấn càng căm ghét nhau.

Có lần một cụ già người địa phương ngã xuống lỗ thủng, bị gãy chân. Dân hai thị trấn bèn hỏi cụ, cụ đi từ hữu ngạn sang tả ngạn, hay từ tả ngạn sang hữu ngạn, chính điều này sẽ quyết định thị trấn nào phải chịu trách nhiệm về tai nạn xảy ra. Nhưng cụ già không nhớ nổi, bởi tối hôm đó cụ say.

Sau đó ít lâu, một chiếc xe ngựa rơi vào lỗ thủng và bị gãy trục. Bởi ông khách trên xe định đi qua cả hai thị trấn, cho nên không có chuyện đi từ thị trấn nọ sang thị trấn kia và ngược lại, vì lẽ đó dân hai thị trấn đều bình chân như vại trước vụ tai nạn. Ông hành khách bực mình xuống xe, rồi hỏi, tại sao không ai chịu vá lỗ thủng này lại, và khi biết được nguyên do ông ta bèn tuyên bố:

- Tôi xin mua lỗ thủng này. Ai là chủ nhân lỗ thủng này đây?

Cả hai thị trấn đều nhận, đây là lỗ thủng của mình.

- Hoặc của bên này, hoặc của bên kia. Bên nào có lỗ thủng này thì phải chứng minh.

- Làm thế nào để chứng minh cơ chứ? - cả hai bên đều hỏi.

- Rất đơn giản. Chỉ bên có lỗ thủng mới được quyền sửa chữa. Tôi sẽ mua của người chữa cầu.

Dân hai thị trấn lao vào chữa cầu, ông khách đi xe hút xì gà, người đánh xe thay trục giữa. Chả mấy chốc họ chữa xong cầu, sau đó mỗi bên đều tuyên bố, lỗ thủng là của mình.

- Lỗ thủng nào mới được cơ chứ? - ông hành khách ra bộ ngạc nhiên. - Tôi chẳng thấy có lỗ thủng nào ở đây cả. Từ lâu tôi đã cố tìm xem có lỗ thủng nào hay không để mua, tôi sẵn sàng trả một khoản tiền lớn, nhưng mà các người có lỗ thủng nào để bán đâu. Các người toan đùa cợt với tôi hay sao hả? - và ông ta lên xe rồi đi thẳng. Còn hai thị trấn lại hòa thuận với nhau như xưa.

Bây giờ dân hai bên bờ rủ nhau ra phục bên cầu, hễ thấy có khách đi xe ngựa qua cầu là họ chặn lại và nện cho một trận.
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lỗ thủng trên cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO