Loại bỏ bạo lực gia đình: Cần giải pháp căn cơ, chủ động

HNM| 27/08/2018 11:06

Cha mẹ đánh đập con cái, vợ chồng hành hạ, xúc phạm lẫn nhau là những hành động thường thấy khi nói về nạn bạo hành gia đình. Để giảm thiểu tình trạng này, tiến tới loại bỏ tận gốc bạo lực gia đình, đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ, chủ động hơn nữa.

Loại bỏ bạo lực gia đình: Cần giải pháp căn cơ, chủ động
Một buổi tư vấn về sức khỏe sinh sản và phòng chống bạo lực gia đình tại phường Thượng Thanh (quận Long Biên). Ảnh: Đình Vinh

Khi gia đình không còn là mái ấm

Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam vừa nhận được đơn kêu cứu, nhờ can thiệp vụ hai cháu nhỏ, thường trú tại phường Phúc Đồng (quận Long Biên), bị bố đẻ là Lê Văn G. thường xuyên đánh đập dã man. Trước đó, Hội cũng nhận được đề nghị tương tự từ một trường hợp khác ở xã Liên Hà (huyện Đông Anh), bị bố là Nguyễn Văn Th. bạo hành đến rách giác mạc, bầm tím cơ thể. Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ bạo hành gia đình đã và đang diễn ra trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước. Điểm chung của các vụ việc này là đều tồn tại trong thời gian dài trước khi bị đánh động, lên án. Hệ lụy của nó không chỉ là những tổn thương về tinh thần, thể xác, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của gia đình, xã hội.

Thống kê từ Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cho thấy, 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm trên cả nước xảy ra khoảng 20.000 vụ bạo lực gia đình và khoảng 58% phụ nữ chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực trong đời. 27% số vụ cấp cứu, 10% ca điều trị y khoa nghiêm trọng tại các bệnh viện, trung tâm, phòng cấp cứu lớn…; 80% vụ ly hôn trên toàn quốc có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. 

Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn hại cho người trực tiếp hứng chịu, mà còn tác động tiêu cực đến những người xung quanh và gây rối loạn trật tự, an toàn xã hội. Nhức nhối là vậy, song vì nhiều lý do, tình trạng trên vẫn chưa được đẩy lùi. Theo Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nhận thức về bình đẳng giới chưa cao cộng thêm các yếu tố kinh tế và tệ nạn xã hội như: Nghiện rượu, cờ bạc, ma túy, mại dâm…, khiến bạo lực gia đình vẫn còn “đất sống”. Con số thống kê bạo lực gia đình chưa phản ánh hết thực tế, bởi vẫn còn không ít trường hợp im lặng chịu đựng, vì ngại “vạch áo cho người xem lưng” hay “xấu chàng hổ ai”. Trong khi đó, nhận thức của cộng đồng về vấn đề này còn nhiều hạn chế và nhiều người vẫn quan niệm, việc chồng cho vợ vài "bạt tai" hay cha mẹ đánh đập con cái không phải là mầm mống của bạo lực.

Cần ngăn chặn từ gốc
Loại bỏ bạo lực gia đình: Cần giải pháp căn cơ, chủ động
Một buổi tập huấn công tác phòng, chống bạo lực gia đình cho hội viên do Hội Liên hiệp phụ nữ Tiền Giang tổ chức.

Cùng với những nguyên nhân nêu trên, hệ thống luật pháp cũng như các chính sách, chương trình, chiến lược hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình chưa thật sự đi vào cuộc sống; tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất trong các văn bản quy định; sự phối hợp lỏng lẻo, thiếu ổn định, chậm trễ của các ban, ngành, địa phương… cũng tác động không nhỏ tới hiệu quả của công tác này.

Bà Lê Phương Thúy, Trưởng phòng Tư vấn và Hỗ trợ phát triển (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) cho biết, Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL của Bộ VH-TT&DL về thành lập các cơ sở tham vấn, hỗ trợ nạn nhân quy định người làm công tác tham vấn được cấp chứng chỉ hành nghề, song đến giờ vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, khiến những người tham gia công tác này gặp khó khăn. Tương tự, các quy định: Hỗ trợ 200.000 đồng chi phí bông băng/năm; 40.000 đến 50.000 đồng chi phí ăn, uống/ngày cho nạn nhân tới xin hỗ trợ tại các “địa chỉ tin cậy” ở cộng đồng cũng được rất ít nơi thực hiện, vì lý do thiếu kinh phí... Cũng về vấn đề này, ông Ngô Văn Nam, Trưởng phòng Nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội thừa nhận: "Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác gia đình ở địa phương còn thiếu ổn định. Cán bộ phụ trách chủ yếu là kiêm nhiệm, trong khi đội ngũ cộng tác viên hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai, nắm bắt tình hình tại cơ sở…".

Để đẩy lùi bạo hành gia đình, theo luật sư Phạm Hồng Thái (Công ty Luật quốc tế Hồng Thái), cần có các giải pháp chủ động, căn cơ để ngăn chặn từ gốc. Các cơ quan chức năng cần kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó chú trọng tuyên truyền, giáo dục bằng đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức với sự vào cuộc có trách nhiệm từ nhiều phía. Khi hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, cần giải quyết gắn với pháp luật để nghiêm trị, răn đe, chứ không đặt “nặng” tính hòa giải.

Ở khía cạnh khác, Tiến sĩ Lê Thị Bích Hồng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, cần có các chương trình giáo dục kiến thức, kỹ năng về gia đình cho thanh niên trước khi kết hôn; tăng cường trang bị kiến thức nền tảng về văn hóa gia đình cho trẻ nhỏ trong các nhà trường… Cùng với đó, cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để nhân rộng các mô hình “địa chỉ tin cậy”, “ngôi nhà bình yên”…

Được biết, Bộ VH-TT&DL đang triển khai thí điểm bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình tại 9 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội. Hy vọng, đây cũng là một trong những giải pháp "mềm" để ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
Loại bỏ bạo lực gia đình: Cần giải pháp căn cơ, chủ động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO