Lời nguyện cầu cho Hồ Tây

VNN| 05/03/2009 09:25

Mỗi khi nhắc, nghĩ vử một Hà  Nội thì tôi, và  có lẽ cũng như nhiửu ai khác dù chưa kịp hình dung thì đã lấp loáng trong trí miửn không gian sáng bừng đủ rộng để hoang mang, đủ dà i để thương nhớ: Hồ Tây.

Một toạ độ mà  các yếu tố văn hoá, lịch sử­ tan hoà  và o cảnh sắc xoá nhoà  các lằn ranh khái niệm trong lớp sương mù huyễn hoặc nghìn năm cô kết thà nh năng lượng tinh thần để cho Hồ Tây có một linh hồn. Hợp lưu của lớp lớp tao nhân mặc khách. Nơi gặp gỡ của chúng sinh phiêu dạt. Аến rồi đi, ai đó cũng được một chút gì của Hồ Tây in dấu tâm hồn, khắc ghi da thịt. Kẻ thì đa mang  day dứt, kẻ nợ ân tình. Và  tôi chà ng trai tỉnh lẻ những năm xưa cũ may cũng có chút Hồ Tây riêng mình. Một bông hoa cúc dại nở rụt dè trên bử đất ngăn cách nơi thả sen và  mặt sóng bời bời...

Tháng 5 năm 1979,  tôi - chà ng lính binh nhất từ Quân khu Tây Bắc xuôi Hà  Nội tham gia trại viết văn vử trận chiến biên giới vừa tạm qua cao trà o khốc liệt. Trại viết lang bang hết mấy ngà y ở trong thà nh  rồi lại dinh lên mạn Hồ Tây dăm hôm.   Con đường Thanh Niên gầy mảnh giữa hai hà ng cây cơm nguội bạc mốc khẳng khiu. Lưa thưa người xách túi vải thả bộ cúi gằm. Người đạp xe ghì miết. Ặc ặc rú ga  xe tải quân sự xơ xác lá ngụy trang. Mới lử­ng chiửu mà  sương khói Hồ Tây đã nương nương, sóng ngời lên vệt rải quạt mặt trời. Mấy chấm đen rời rạc ném rủi cà o ốc lom khom ven bử cử. Túi rủng rỉnh một tháng phụ cấp và  12 đồng 5 hà o tiửn nhuận bút bà i viết đầu tiên in trên báo Quân đội, tôi ngồi đợi người bạn lính cùng quê trong nhà  hà ng bán bánh tôm và  bia hơi.

Nói là  bạn, nhưng anh hơn tôi hai tuổi, vừa huấn luyện xong khoá sơ cấp đặc công  hội quân bên Gia Lâm, chử lên biên giới.   Anh hẹn có mặt trước 14 giử, nhưng 17 giử mà  chưa đến. Thời đó, người ta có thể và o nhà  hà ng Nhà  nước muốn ngồi bao lâu tuử³ thích mà  không phải gọi món. Và  nhân viên cũng không muốn hửi rằng quý khách dùng gì. Hơn nữa, tôi muốn có mặt bạn thì mới gọi món thật long trọng cho xứng đáng với những đồng nhuận bút thiêng liêng. Ngử đâu 18 giử hơn anh mới hớt hải à o đến. Liếm mồ hôi nhử giọt, anh nói phải trốn trại. Nhìn chiếc bà n trống trơn trước mặt, anh ngạc nhiên.Tôi hùng dũng bước và o quầy, nhưng hỡi ôi, những người bán hà ng đã sắp sử­a đổi ca. Những chồng cốc thuỷ tinh lăm tăm bọt khí dưới đáy chỉ là  những xác ruồi. Bếp than đã ủ. Mấy chiếc khay sắt tráng men chỉ còn vụn bánh, râu tôm, rau sống dập nát...Cử­a hà ng đã không còn thứ gì cho tôi mua.

Khi tôi thử thẫn quay lưng, thì người thiếu phụ mặt buồn, mặc áo phin nâu cổ lá sen, bê ra một khay bánh tôm và  chiếc bi-đông nhôm quân dụng. Những chiếc bánh không còn nguyên hình hà i, những con tôm mất đầu hoặc đuôi. Аây là  tiêu chuẩn bánh và  bia của chị được mua lại khi hết ca. Bia thì vẫn tươi, bánh thì không được đẹp nhưng rất ngon...chị nhường lại cho hai anh bộ đội...

Bát nước chấm mới. Аĩa rau thơm mới. Thiếu phụ đứng xa bên rà o chắn kín đáo quan sát chúng tôi ăn uống à o à o mà  thở dà i. Chưa xong mấy miếng bánh thì anh bạn nhìn đồng hồ hất tấp chùi mép. Vử đơn vị gấp. Anh đến bên thiếu phụ bối rối cảm ơn, ấn tiửn và o tay chị.   Em ở đồng rừng mà , nghe nói bánh tôm Hồ Tây ngon nổi tiếng cả nước. Lần đầu tiên trong đời em được ăn đấy. Nói dại, không có chị thì có lẽ em đi trận chết mà  chẳng biết vị bánh tôm Hồ Tây nó thế nà o. Hì hì..   Аang đếm tiửn, nghe đến câu cuối của anh, lập tức chị ấn trả sấp bạc nhà u nhĩ. Nhưng anh đã chạy ra đến mặt đường nhập nhoạng bóng cây cơm nguội...

Lời nguyện cầu cho Hồ Tây

Rác nổi lửnh bửnh trên mặt hồ

Tôi không ngử đó là  lần cuối tôi gặp anh và  lần đầu anh được ăn bánh tôm Hồ Tây. Ba tháng sau tôi rời trại viết ven hồ thì hay tin anh đã hy sinh ở Hà  Giang khi tái chiếm điểm cao 1509. Anh tên là  Lê Hồng Hương, học cùng tôi suốt cấp I đến cấp II...   Những ngà y nhai bo bo trong ám ảnh khói súng ấy tôi có cả mùa rực rỡ những sen trắng sen hồng với cô học viên Quân Y có ông ngoại ở là ng Nghi Tà m.  Những chiửu đạp xe lòng vòng quanh hồ nước thanh tĩnh buồn ngu ngơ như cánh chim nước chới với mặt sóng.

Chân trời của Hồ Tây là  một vệt mử xanh.  Ngắm mưa rà o nhảy múa mặt hồ. Mùng Một ngà y Rằm, tôi thường phải theo trông giữ xe đạp cho cô cầu bái hết đửn đến phủ...   Không nhớ đã bao Chủ nhật Tôi và  người ta lang thang rồi cố tình lạc lối trong cái ngõ rải sửi, ngõ nghiêng nghiêng gạch chỉ lát hay ngõ  hồng mịn phù sa như mê cung, trên cao xanh ngời những na, những roi hồng roi trắng, hồng xiêm trong  ngan ngát buồn hương của hoa sói hoa ngâu hoa cau và  những cơn gió đẫm tinh hương sen tẩm thơm cả quân phục lính đẫm mồ hôi. Mái ngói rêu ẩn hiện sau hà ng rà o râm bụt, hiên nhà  lơ lử­ng giò lan, vại nước mưa úp ngang cán gáo dừa. Tiếng chim cu gáy giọng thổ ánh kim bị ngắt chừng bởi tiếng quân cử chém sử¹ chiếu tướng chan chát.

Trong ngôi nhà  cổ tường gạch Bát Trà ng, câu đầu, xà  cột, rui mè, quá giang, bẩy , kẻ gỗ mít chạm lộng, trường kỷ gụ, và  những đồ đồng ám mà u nhang khói, tôi đã hong hóng ngồi chịu chuyện của ông lão ngoại tám mươi. à”ng lão cổ xưa thường thấy trong văn Nguyễn Tuân.    Ngồi ưu hoà i quanh câu chuyện Không Lộ đúc chuông hay bức ảnh xém và ng thời gian của đồn binh Pháp, những lầu son gác tía từng soi bóng Hồ Tây cùng huý kửµ của những triửu vua, mà  bây giử chỉ còn thiên nhiên sản vật cảnh sắc Hồ Tây với dấu tích đửn đà i thử phụng Thần Phật và  những người có công hộ quốc độ dân. Con hồ linh thiêng đã sà ng lọc qua thời gian và  hoá giải qua thời gian mọi vết nhơ của chúng sinh bằng nguồn nước trong là nh tự nhiên và  an ủi nuôi dườ¡ng chúng sinh bằng sản vật sinh ra từ cơ thể mình. Biết tôi tập tọng văn chương, một lần ông lão đã hửi tôi vử người câu cá dị thường. Tôi ậm ừ thì ông lão đã gay gắt.

Nói ông ta trộm cá là  vô lý.  Cá Hồ Tây là  của trời đất. Trời đất ban cho con người thứ người ta cần. Mỗi ngà y ông ta chỉ lấy đủ dùng cho mình, nhưng cuốn sách của ông ta viết thì lại là m già u có cho bao con người. Viết những cuốn sách với những dũng khí như thế so với những con cá có thấm gì. Người ta có biết rằng chính họ đã không công bằng khi lấy mất của ông ấy cả một cuộc sống bình thường của một con người?   Thì ra nhà  văn của Vượt Côn Аảo ở sau đình là ng. Một ngôi nhà  lợp lá, nửn đất và  những chiếc ghế ghép cà nh ổi nhì thấy rõ qua cánh cử­a mở toang. Cô sinh viên Quân Y đã dẫn tôi đi xem nhà  của Phùng Quán.

Chúng tôi không dám bước và o mà  chỉ đứng bên ngoà i bử dậu. Người đà n ông vẻ lam lũ gió sương, chưa già  lắm nhưng chòm  râu luôm nhuôm bạc, quần ta xén ống, áo bà  ba phanh ngực, ngồi chạng chân tu rượu từ chiếc vử chai bia Hà  Nội nhấm với mấy ngó sen sống trắng ởn...   Cái ông gọi là  Phùng Quán bỗng quay mặt ra, cô nà ng bối dối kéo tay tôi khửi rặng cây cúc tần. Nà ng nhận xét và  cật vấn. à”ng ta hiửn lắm, thích trẻ con. Gặp ai nói gì cũng chỉ cười hử hử. Một người như thế sao lại có thể viết được văn nhỉ. Có người bảo ông ta xấu, nhưng một người yêu trẻ con thì không thể là  người xấu. Anh có thích trẻ con không?

Ngà y đó tôi đã không thể trả lời nà ng trả lời những câu hửi của chính tôi vử Hồ Tây. Và  vử Phùng Quán.   Tôi nhớ mỗi câu chuyện hay từ ông lão hình như lúc nà o cũng phảng phất mùi giấy bản mùi nhang khói, mùi chè Thái ướp hoa sói, mùi rượu sen, rượu nếp cái hoa và ng. Hơn một khám phá tôi được biết rằng các bậc văn nhân ngà y trước quanh quanh Hồ Tây, thích uống chè Tân Cương Thái Nguyên ướp hoa sói. Hoa sói mới sà nh. Hoa sói cũng có gạo trắng li ti bám theo chiửu dọc cuống hoa. Sói thân thảo, lá hao hao lá chè tươi, mọc khóm nhử ngay bậc hè hay đầu thửm lên xuống. Cả khóm một mùa hoa sói đương độ cũng chưa bằng lượng gạo của hai bông sen. hoa sói, hương thanh tịnh, tao nhã, ẩn tà ng sâu sắc chỉ có hương không phô phang hương sắc đằm thắm kiểu thị thà nh như sen bấy lâu thuộc số đông.

Còn rượu. Hạt sen già  của Hồ Tây bóc vử đồ chín cùng gạo nếp cái hoa và ng Hưng Yên rồi mới gia giảm men bắc. Thứ rượu chỉ nhắm với lạc hoặc cốm Vòng hay là  nộm ngó sen là  đúng cách, không thì nhắp suông rồi đọc thơ cũng phải nhẽ. Chay tịnh trường cũng nhạt thì đã sẵn ốc đá vử xanh trầm. Mỗi lá bưởi bánh tẻ cuốn một con ốc đá dùng gai bưởi ghim giữ, mỗi bận hấp khoảng mười con trong chiếc niêu đất nhỉnh hơn vốc tay trên hoả lò đặt giữa chiếu. Nước mắn cốt Vạn Vân, gừng tươi, hạt mùi khô nghiửn mịn, vị cay cà  cuống Hồ Tây. Khêu ốc thì phải lựa những chiếc gai bưởi xanh nguyên, mập, thẳng đửu. Gai được thay sau mỗi tuần ốc hấp.

Lời nguyện cầu cho Hồ Tây

Hồ Tây bị "xẻ thịt"

Mà  như rượu thuốc dà nh cho công tử­ Hồ Tây hay đi sớm vử khuya dưới phố cổ thì được chưng cất từ nguyên hạt sen khô già . Rượu đó ngâm với chân sâm cầm và  hai hạt ngọc của chim đực cùng tim của chim cái trong hũ sà nh, nút chặt bằng lá sen phơi khô, trữ ít nhất ba năm trong bóng tối râm mát mới nên dùng.   Аã ba mươi năm, tôi nghĩ rằng mình vẫn nợ ông lão những điửu ngay cả người Hà  Nội chẳng mấy để ý. Có lẽ ông là  cuốn bách khoa sống cuối cùng vử một đời sống trầm tích của miửn Hồ Tây. Sen trên Hồ Tây năm đó tà n hết thì ông lão mất. Mất lúc đang uống trà  thì nghe tin đứa cháu trai,  hy sinh ở  Lạng Sơn.

Tôi nhận được thư của cô học viên Quân Y báo tin vử ông ngoại và  anh trai mình như thế. Và  tái bút, cô viết: Em đã đi Phủ  khấn nguyện bình an cho anh.   Sau nà y khi biết thêm để so sánh là ng của ngôi nhà  vườn xứ Huế hay những ngôi nhà  đồi trung du cô lẻ, những ngôi nhà  miệt vườn Nam bộ phóng khoáng bốn phía gió lùa thì tôi vẫn không thôi dà nh cho yêu mến kính trọng và  ấm áp vử những xóm là ng ven Hồ Tây. Nhà  cách nhà  vườn cách vườn đôi khi chỉ là  quy ước của một gốc bưởi, gốc na, mỗi vòm cổng kết một vòng cung nghênh khách xanh đử râm bụt hay xanh và ng hoà ng hoa lan. Thi thoảng mới gặp ngọn tre khô, nứa tép, mảnh tre cắm để cho mồng tơi và  mướp đắng là m chỗ nương tựa hơn là  ý định ngăn rà o...

Thế mà  những người nông những người thợ thủ công của kinh thà nh Thăng Long ven Hồ Tây thì không bao giử tiện chân nhón qua cái bử rà o mong manh ấy, hay tự tiện bước qua vòm cổng mà  không hắng giọng. Nông dân mà  gia phong nử nếp thị thà nh. Một không gian văn hoá Hồ Tây điửm tĩnh thế mà  lại chứa đựng những mong manh.

Xin cảm ơn Hồ Tây một chút nữa thì đã cho tôi mối tình đầu.   Cô học viên Quân Y năm xưa giử định cư ở nước ngoà i. Mỗi đà m thoại ngắn, mỗi email hình như lần nà o cũng hoen nước mắt nhớ Hồ Tây. Ngôi nhà  cổ của ông ngoại nà ng chỉ còn trong ký ức như câu chuyện con trâu và ng lặn ngụp nơi đáy nước. Người câu cá kử³ dị cũng đã hoá là m kiếp cá.

Bử bê tông thì đã thay mép cử. Sen cũng gầy và  bớt  thắm, sâm cầm thưa bay lại. Sương mù mau tan, gà  không muốn gáy cữ định ngà y. ửc đá xanh lại đem hấp thuốc Bắc, dùng những mảnh tôn hoa tam giác như phi tiêu khêu ruột. Khoả tay xuống nước hồ không còn ai dám rử­a mặt, dẫu cho nước hồ ai đó đã định thay. Nhiửu ngại ngần vắng thưa lễ Phủ, nhưng tôi giử thì lại nguyện cầu cho Hồ Tây. Và ...   Bóng ai đó xanh đang đi lên phía Dinh Аà o.   Tôi đang đứng ở bên Hồ Tây mà  vẫn thương nhớ Hồ Tây.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Vì sao phân khu Tài Lộc được ví như “mỏ vàng” trên đảo Vũ Yên?
    Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, lại sở hữu nhiều lợi thế hiếm nơi nào có được, phân khu Tài Lộc được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, hội tụ đầy đủ các yếu tố đầu tư sinh lời, kinh doanh thuận lợi.
  • Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực
    Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Đừng bỏ lỡ
Lời nguyện cầu cho Hồ Tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO