Lớn lên em sẽ làm Cảnh sát phòng cháy,chữa cháy

Phạm Thanh Liễu| 04/10/2021 10:43

Tác phẩm tham gia cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Truyện ngắn:

LỚN LÊN EM SẼ LÀM

CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Tác giả: Phạm Thanh Liễu

Những năm 70 của thế kỷ trước, tôi còn dạy tiểu học ở trường làng Trung Hà thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Lớp tôi có 52 học sinh lớp bốn. Đó là lớp cuối cấp tiểu học lúc bấy giờ. Tôi đặc biệt chú ý đến em Nguyễn Ngọc Cương: Em có khuôn mặt vuông chữ điền rất ấn tượng. Đôi mắt sáng long lanh. Em học giỏi toán nhưng lại rất thích thơ. Trong các bài thơ tôi dạy, em thích nhất bài “Xe chữa cháy” của nhà thơ Phạm Hổ. Nội dung bài thơ tôi còn nhớ rất rõ:

“Mình đỏ như lửa

Bụng chứa nước đầy

Tôi chạy như bay

Hết vang đường phố

Nhà nào bốc lửa

Tôi dập liền tay

Ai gọi chữa cháy

Có ngay, có ngay.”

Tôi có hỏi Cương: “Sau này lớn lên em sẽ làm gì?”

Em bẽn lẽn trả lời: “Uớc mơ của em, lớn lên sẽ làm lính cứu hỏa.”

“Sao lại là lính cứu hỏa?” Tôi ngạc nhiên hỏi.

“Cô ạ! Em sẽ kể chuyện của nhà em cho cô nghe nhé:

Vào năm 1960, lúc đó em mới được ba tuổi. Bố em đi bộ đội, đóng quân ở trên Điện Biên. Ở nhà chỉ có hai mẹ con. Hôm đó mẹ và em đang thổi nấu ở trong bếp – đun nấu chỉ có củi hoặc rơm rạ thôi, em mải chơi, đánh đổ cái đèn dầu hỏa. Dầu hỏa loang ra rất nhanh, lửa bùng cháy chùm lên cả căn bếp. Mẹ vội ôm em chạy vụt ra ngõ, kêu thất thanh: “Cháy to, cháy to, bà con ơi! Cứu! Cứu!” Hồi đó chưa có lực lượng phòng cháy, chữa cháy như bây giờ. Cả xóm gọi nhau mang xô, chậu lấy nước dập lửa. Một tiếng sau lửa tắt nhưng bếp bị cháy rụi hết. Nhà em bị mất ba cái nồi và một đống củi. Mẹ ôm em chạy vội ra cửa, vấp ngã gãy chân, bây giờ vẫn còn đi cà nhắc. Giá như ngày ấy có lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như bây giờ thì mẹ em đã không bị ngã gãy chân và cái bếp nhà em cũng không bị cháy, cô ạ! Cho nên, ước mơ của em là học thật giỏi để vào ngành cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, để được đi cứu hỏa, cứu dân.”

Tôi thầm thán phục cậu học trò của mình mới hơn 10 tuổi mà đã chững chạc quá. Tôi cười hiền nói với Cương: “Ước mơ của em sẽ thành hiện thực.”

*

**

Tháng sáu, tôi chia tay với học trò lớp bốn của tôi ở Trung Hà năm đó. Tôi được tổ chức phân công về dạy ở một trường trong nội thành Hà Nội. Tôi không còn gặp lại Ngọc Cương nữa, và cũng quên luôn cả ước mơ của cậu học trò bé nhỏ.

Thế mà thật là duyên kỳ ngộ. Mười năm sau, vào ngày 20/11, tôi đi dạy học về đến nhà thì gặp hai chiến sĩ – một nam một nữ – trong bộ quân phục cảnh sát đang chờ tôi ở cửa, trên tay nữ chiến sĩ cầm một bó hoa hồng rực rỡ.

Trông thấy tôi, nam cảnh sát chạy ùa ra đón, miệng chào rối rít: “Cô Thu! Em chào cô! Hôm nay là Ngày Nhà giáo Việt Nam, em và bạn gái đến thăm cô. Em vẫn nhớ địa chỉ nhà cô ở phố Phan Chu Trinh, gần Nhà hát Lớn. Cô còn nhớ ra em không ạ? Em là Ngọc Cương, học sinh lớp bốn ở Trung Hà năm 1970 mà cô làm chủ nhiệm đấy ạ. Em có ước mơ lớn lên sẽ làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy. Có lần cô còn đọc cho em nghe bài thơ “Xe chữa cháy” của nhà thơ Phạm Hổ mà em rất thích.”

“À, cô nhớ ra rồi!” Tôi reo lên. “Em là Ngọc Cương, học rất giỏi toán nhưng lại thích thơ, đúng không? Lớn quá rồi, cô không nhận ra. Bây giờ đã là anh chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy rồi, em công tác ở đâu?”

Cương hớn hở khoe với tôi: “Dạ thưa cô! Em đang công tác ở Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trung tâm thành phố ạ! Ước mơ của em đã thành hiện thực rồi cô ơi! Em vui lắm.”

Trầm ngâm một lúc, tôi mới hỏi Cương: “Làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nguy hiểm vô cùng, em không sợ sao?”

Cương rắn rỏi trả lời ngay: “Dạ! Em không sợ, được đi vào biển lửa để cứu người, cứu hỏa, em thấy rất tự hào cô ạ. Em đang thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh.””

Tôi hồ hởi chúc mừng Cương: “Chúc em có nhiều thành công trong công tác và luôn luôn khỏe mạnh. Khi nào có tin vui báo cho cô biết nhé.”

“Dạ! Em cảm ơn cô ạ.”

Sau đó, hai chiến sĩ cảnh sát chào tôi ra về trong một sáng mùa thu Hà Nội. Tôi thấy lòng mình ấm áp và có một niềm tự hào trong lòng cứ trào dâng lên. Tôi có một em học sinh đã là chiến sĩ cảnh sát trong lực lượng phòng cháy, chữa cháy ở thủ đô Hà Nội. Một lực lượng cảnh sát mà nhân dân vô cùng yêu mến và tin tưởng.

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Lớn lên em sẽ làm Cảnh sát phòng cháy,chữa cháy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO