Luật sư Lê Thị Thu Hương: Vi phạm quyền tác giả sẽ đẩy lùi sự sáng tạo của các nghệ sĩ

HNM| 19/09/2021 08:29

Sở hữu trí tuệ được coi là điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo, trong đó có công nghiệp văn hóa.

Tuy nhiên, các ngành văn hóa và sáng tạo của Việt Nam đã, đang gặp phải rất nhiều thử thách do những vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ. Hànộimới Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với luật sư Lê Thị Thu Hương, Giám đốc Công ty luật TNHH T2H xung quanh vấn đề này.
Luật sư Lê Thị Thu Hương: Vi phạm quyền tác giả sẽ đẩy lùi sự sáng tạo của các nghệ sĩ
Luật sư Lê Thị Thu Hương, Giám đốc Công ty luật TNHH T2H.

- Thưa luật sư, sở hữu trí tuệ được đánh giá là một trong những vấn đề quan trọng quyết định việc thực hiện thành công công nghiệp văn hóa. Bà có thể giải thích rõ hơn về điều này?

- Công nghiệp sáng tạo là các ngành kinh tế dựa trên sự sáng tạo, kỹ năng và tài năng của cá nhân với tiềm năng tạo ra của cải và việc làm thông qua phát triển sở hữu trí tuệ. Như vậy, tài sản trí tuệ chính là đặc tính quan trọng nhất tạo ra giá trị sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp sáng tạo - công nghiệp văn hóa.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả không chỉ tạo ra lợi ích cho người sở hữu, mà còn mang lại lợi ích cho xã hội, người dân được hưởng lợi từ giá trị kinh tế đến giá trị văn hóa và thẩm mỹ là kết quả của ngành công nghiệp sáng tạo. Với cơ chế bảo vệ phù hợp nhận được từ pháp luật và xã hội, người đầu tư và tác giả sẽ yên tâm để sáng tạo tiếp, làm giàu cho chính họ và cho xã hội.

- Trên thực tế, vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra ở mức báo động. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo tại Việt Nam như thế nào?

- Vi phạm bản quyền phim và các chương trình truyền hình trên internet diễn ra ngày càng phức tạp, có xu hướng gia tăng, việc bảo vệ thành quả nghệ thuật là rất khó khăn. Gần đây, hành vi xem phim lậu của người dùng tại Việt Nam diễn ra phổ biến vì người dùng có thể truy cập vô hạn vào những phương tiện cho phép họ thực hiện hành vi bất hợp pháp mà không gây tổn hại hay mất bất kỳ chi phí nào để được xem phim. Do vậy, có thể có những người dùng biết rằng họ đang tiếp tay cho hành vi xâm phạm bản quyền nhưng họ vẫn làm vì nó không gây ảnh hưởng gì đến họ. Chính vì vậy, tài sản trí tuệ ở Việt Nam chưa được nhiều người hiểu và coi trọng, và những hành vi xâm phạm như trên sẽ đẩy lùi sự sáng tạo của các nghệ sĩ, hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo tại Việt Nam.

- Từ thực tế làm nghề, bà thấy vi phạm này chủ yếu do đâu?

- Nguyên nhân thứ nhất là nhận thức pháp luật của người dân về quyền sở hữu trí tuệ chưa cao. Bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn là một cái gì đó xa lạ với người dân. Nhiều người có thói quen sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ những cơ sở sản xuất có vi phạm bản quyền. Người ta sẵn sàng chia sẻ các cuốn sách dưới dạng PDF, sẵn sàng download và nghe các bản nhạc sao chép trên internet, phát tán phim lên YouTube ngay khi vừa ra rạp... Đáng nói, một bộ phận trong giới trẻ còn cho rằng việc xem phim lậu không có gì là sai. Bằng lối suy nghĩ đó, người dùng đã dung túng cho các hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam.

Nguyên nhân thứ hai là do các đối tượng xâm phạm bản quyền có thủ đoạn rất tinh vi. Đối tượng vi phạm thường sử dụng tên miền nước ngoài, giấu địa chỉ IP. Một số cá nhân đăng ký sử dụng tên miền nước ngoài thông qua đại lý ở Việt Nam, nhưng số khác lại trực tiếp đăng ký thẳng với nước ngoài, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

Nguyên nhân thứ ba là pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta còn hạn chế về trình tự xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để xử lý một cá nhân hay tổ chức xâm phạm phải trải qua rất nhiều thủ tục để chứng minh hành vi xâm phạm đó.

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả không chỉ tạo ra lợi ích cho người sở hữu mà còn mang lại lợi ích cho xã hội, tuy nhiên nhiều người vẫn vì chút lợi nhỏ trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Theo bà, đâu là giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này?

- Theo tôi, để giải quyết vấn đề vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp xâm phạm bản quyền tác giả. Tuy nhiên, giải pháp triệt để và bền vững vẫn là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân thấy được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng cũng như lợi ích của người dân khi chính họ là người góp phần bảo vệ quyền tác giả.

- Về vấn đề luật và thực thi luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay, theo bà, có những vấn đề gì cần lưu ý?

- Trải qua 16 năm thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ đã tạo môi trường pháp lý lành mạnh, bảo hộ và khai thác có hiệu quả các tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Luật đã phát sinh những vướng mắc nhất định và chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 199, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta có chiều hướng gia tăng do phần lớn vụ việc chỉ bị xử lý hành chính với mức phạt không cao, dẫn đến sự kém hiệu quả trong đấu tranh, xử lý vi phạm. Hơn nữa, hiện chưa có nhiều tổ chức giám định sở hữu trí tuệ trong việc giúp các cơ quan thực thi pháp luật xác định hành vi xâm phạm. Chính vì vậy mà tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn chưa dứt điểm; tình trạng đạo văn, vi phạm bản quyền tác giả tràn lan; vẫn còn hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền, quảng cáo hàng hóa xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ...

- Có những bài học nào từ các nước mà chúng ta có thể học tập không, thưa luật sư?

- Vấn đề sở hữu trí tuệ đã được nhiều nước chấp hành rất nghiêm túc và đạt được sự đồng thuận cao từ người dân. Tại Hàn Quốc, vấn đề về bản quyền được đưa vào hệ thống trường học từ cấp 1 đến cấp 3. Để giải quyết nạn phát tán và xem phim lậu bất hợp pháp, chính phủ Ấn Độ đã giảm thuế dịch vụ, từ đó giảm giá vé xem phim để khuyến khích người dân tôn trọng bản quyền, người dùng ở Ấn Độ thậm chí sẽ phải vào tù nếu như cố tình truy cập hoặc phát tán phim lậu trên nền tảng internet khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền bộ phim.

- Trân trọng cảm ơn luật sư!

(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Luật sư Lê Thị Thu Hương: Vi phạm quyền tác giả sẽ đẩy lùi sự sáng tạo của các nghệ sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO