Lý lẽ của... con tim

Bùi Việt Thắng| 24/04/2020 08:56

(Đọc Đắng ngọt đàn bà, truyện ngắn của Nguyễn Thị Lê Na, Nxb Hội Nhà văn, 2020)

Lý lẽ của... con tim

Yêu là chết ở trong lòng một ít

Một độc giả trẻ tuổi gửi thư cho tôi mong được bình luận rõ hơn về truyện Tiếng sáo người hát rong của Nguyễn Thị Lê Na in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 2018), đặc biệt nhấn mạnh cái kết truyện có vẻ không thực tế, khi nhân vật Mai lên tàu bay tháp tùng ba cha con người hát rong sang Mỹ chữa bệnh cho hai đứa con tật nguyền từ nhỏ do tìm được sự hỗ trợ nhân đạo quý báu của một tổ chức phi Chính phủ xứ sở cờ hoa. Người viết thư là một độc giả nam đang học năm cuối THPT, yêu văn chương, đọc sách báo nhiều hơn chúng bạn cùng trang lứa, ở một tỉnh miền Trung nắng gió xa xôi. Cuối thư em viết: “Rất mong nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng, người mà cháu từng có dịp đọc cuốn sách lý luận về truyện ngắn rất lý thú và bổ ích, hãy giúp cháu đánh giá câu chuyện ấy liệu có thể xảy ra và cách hành xử của nhân vật nữ có tên Mai trong truyện, liệu có thể là hoang đường?”. Thật vui và bất ngờ nhân một chuyến công tác ở miền Trung, tôi và em gặp nhau trong vai thầy - trò. Tuy nhiên, trước đó trong thư trả lời tôi đã viết ngắn gọn: “Tác giả nếu biết được chuyện này thì sẽ rất vui vì tác phẩm của mình đã chạm đến độc giả chứ không bị trôi tuột đi và bị lãng quên. Đó là nỗi sợ hãi lớn nhất đối với người viết văn khi đứng trước một người đọc (nói chung) thông minh và khó tính hơn bao giờ hết. Văn chương, em nên nhớ, luôn là sự giả định đời sống, nó tạo ra những tình huống khả nhiên (có thể có). Vậy nên em đừng quá băn khoăn về câu chuyện trong Tiếng sáo người hát rong là có thật hay không; cũng như cách hành xử của nhân vật Mai liệu có hoang đường trong một đời sống nhiều tục lụy như bây giờ. Đó là một khao khát về sự tử tế, về tình người. Sau này, nếu em viết văn, thì hãy nhớ bài học nhập môn này”. Lần gặp ở miền Trung sau đó, tôi tặng cậu học trò giỏi văn cuốn sách Truyện ngắn - Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại. Nhưng, đầu năm học mới (2019-2020), cậu học trò yêu văn ấy đã đi du học, ở một nước phát triển, ngành Quan hệ công chúng. Thầy trò tôi vẫn liên lạc với nhau qua email. Câu chuyện này tôi giữ kín, chưa bật mí, dù gần đây nhận ra Nguyễn Thị Lê Na chính là cô học trò giỏi năm xưa ở Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Huế, nơi tôi đã từng đến thỉnh giảng. Bây giờ thì đã có thể bạch hóa chuyện này. Không biết Nguyễn Thị Lê Na có xúc động vì câu chuyện có tính chất “hậu trường” này khi tôi kể ra?

Đọc Đắng ngọt đàn bà (tập truyện thứ hai của Nguyễn Thị Lê Na), với 11 thiên truyện, thấy trào sôi một nhiệt hứng yêu đương của nhân vật, cảnh trí, tình huống, tình tiết, chi tiết, ngôn từ, giọng điệu. Tôi cứ váng vất nghĩ, đây chính là “mùa yêu” trong văn chương Nguyễn Thị Lê Na. Mẹ của Seo (truyện Vùng rừng sáng) thì bỏ nhà “đi theo tiếng gọi của trái tim”. Với Phong - người đàn ông thứ hai trong đời Liên (truyện Cơn bão) thì anh ấy “chỉ một mực theo trái tim mách bảo”, còn Liên thì “Chị biết trái tim thường mù quáng (...). Sự mù quáng của trái tim thật dễ thương”. Sự sám hối bởi tình cảm ngoài luồng này khiến Liên chủ động cầm bút viết đơn ly hôn. Nhưng mùa yêu trong truyện của cây bút nữ này không chỉ có hoan ca, mà đẫm nước mắt đau khổ, dằn vặt, sám hối, vẫn phải tin vào những giọt nước mắt xót xa, thánh thiện, như Mận (truyện Cầu vồng sau mưa) đã “khóc suốt hai mươi sáu đêm liền” khi Huân (mối tình đầu của chị) lấy vợ. Khóc cạn cả nước mắt, đã có lúc muốn cướp lại chồng của Phương (con gái giám đốc bệnh viện), nhưng lòng bao dung, rộng lượng đã khiến chị phải nén đau đớn, tỉnh trí trả lại Huân cho vợ anh.

Vậy nên phải nói cho rõ ràng hơn, đầy đủ hơn, đọc truyện của Nguyễn Thị Lê Na trong Đắng ngọt đàn bà, càng thấy sống chỉ để yêu... thương, không chỉ yêu... đương, chính là sợi chỉ đỏ (cấu tứ) xuyên suốt tác phẩm.

Mảnh vỡ của… mảnh vỡ

Chỉ là những câu chuyện của những “gia đình bé mọn”, hay nới rộng biên độ chính là câu chuyện của nhân tình thế thái ngày hôm nay, tôi cứ vân vi mãi khi đọc Đắng ngọt đàn bà, đắng đót rồi mới mong ngọt ngào pha lẫn đắng cay chăng? Đọc 11 thiên truyện thì thấy người phụ nữ hay chủ động viết đơn ly hôn. Có phải là “phong trào xã hội”?, có phải là “nữ quyền lên ngôi”, có phải là những cuộc “vượt ngục tinh thần” của chính tác giả và nữ giới thời đại bình quyền? Ở đây, tôi cảm nhận, không thấy sự rạch ròi như dưới thanh thiên bạch nhật rằng, trong trường hợp này, “văn là người” có vẻ không chính xác. Theo quan sát của riêng tôi, tác giả sống nền nếp, chỉn chu, đoan trang, thùy mị, trước sau cả trong đời tư lẫn việc công. Không thể nói là không tròn đầy, viên mãn trong cuộc sống riêng tư của một cây bút nữ khá thành công trên nhiều phương diện. Nhưng cơn cớ vì sao những mảnh vỡ của mảnh vỡ lại lan tràn, rải rắc đầy trong mỗi truyện? Có lẽ đó là những dự cảm, những phán đoán, những thắc thỏm lo âu về những gì sẽ đến với thân phận con người nói chung, phụ nữ nói riêng trước những bất trắc khó lường của đời sống?

Truyện của Nguyễn Thị Lê Na, nhiều mối tình tay ba, nhiều vụ ly hôn, đổ vỡ hơn rất nhiều các cây bút nữ khác mà tôi đã đọc, ít ra thì cũng đã xảy ra với Vy và Văn (Đắng ngọt đàn bà), với Sinh và Lâm (Sinh), với Vũ và Kim (Nước mắt đàn ông), với Thư và Nguyên (Một ngày vừa chớm thu), với Liên và Phan (Cơn bão), với Huân và Phương (Cầu vồng sau mưa),... Xưa nay, những đổ vỡ trong tình yêu và hôn nhân, người ta hay đổ lỗi cho đàn ông. Nhưng trong truyện của Nguyễn Thị Lê Na thì, trái lại, đàn bà nổi loạn không kém, nguồn cơn gây ra sóng gió không ít cho những mảnh vỡ của mảnh vỡ. Nói như dân gian là “tại anh tại ả tại cả hai bên”. Hóa ra, đọc xong Đắng ngọt đàn bà, tôi lại thấy tác giả là người ghê gớm trong văn chương, không hiền thục như ngoài đời (!?)

Ngòi bút đắm say 

Tôi muốn nói về lối viết tự tình của Nguyễn Thị Lê Na trong Đắng ngọt đàn bà. Văn Nguyễn Thị Lê Na là một lối văn chăm bẵm, đắm đuối, nâng niu, dìu dắt, nâng đỡ người nữ đi qua những bất trắc, khổ hạnh, những éo le, tuế toái, ngang trái, phi lý của cuộc đời tục lụy. Đọc truyện, đa phần độc giả quan tâm tới “chuyện” (cốt truyện chính là chiếc chìa khóa vàng giúp mở ra những bí ẩn cuộc đời, khám phá tính cách nhân vật). Đã đành. Có thể nói, truyện của Nguyễn Thị Lê Na thuộc phái truyền thống (cốt truyện tiểu biểu, nhân vật rõ nét, ấn tượng mạnh của đoạn kế), không bị ám bởi các trào lưu, chủ nghĩa này nọ. Mười một truyện trong tập đều có thể kể lại cho người chưa đọc nghe một cách gọn ghẽ, hấp dẫn nhờ các tình tiết tiêu biểu, những chi tiết khá đắt giá, các xung đột tinh thần gay cấn, những tình huống kịch tính (tiêu biểu như: Đắng ngọt đàn bà, Sinh, Tiếng sáo người hát rong, Nước mắt đàn ông, Một ngày chớm thu, Cơn bão). Nhưng đọc Nguyễn Thị Lê Na, riêng tôi lại bị cuốn hút từ “văn” (ngôn từ, giọng điệu và cả kết cấu tác phẩm, những yếu tố hay được gọi là hình thức). Giọng thương cảm làm nên cái “lõi” văn của chị (lúc nào cũng như muốn “bào chữa” cho thân chủ - nhân vật nữ của mình). Văn Nguyễn Thị Lê Na dẫn dụ độc giả trước tiên nhờ cái “giọng” mềm mại và ấm áp, chất đầy điệu thương, điệu nhớ, đồng thời thể hiện sự tinh tế, sành tâm lý, giàu quan sát. Riêng tôi thấy, Nguyễn Thị Lê Na có cách ướm mình vào nhân vật mà viết. Không biết có đúng (?!).

Có điều gì còn chưa hài lòng khi đọc Đắng ngọt đàn bà? Có đấy! Như đã nói ở trên, tác giả có cái duyên kể lại (dài dài) những câu chuyện có trước có sau. Nhưng khi cần tập trung một “cú đấm” nghệ thuật, hướng bút vào một khoảnh khắc thì lại có vẻ như chông chênh, chòng chành (Trong khoang tàu chật, là một ví dụ). Lại nữa nếu cứ để cho câu chuyện diễn tiến tự nhiên thì mọi sự suôn sẻ, còn nếu bày đặt, gò ép, sắp xếp thì mọi sự trở nên chung chiêng, chỏng chơ (Lụa, lại là một ví dụ khác). Nhưng mà, đấy là tôi có phần khắt khe đánh giá, như một người đọc lý tưởng, có phần khó tính. Còn nếu đọc theo lối thông thường, theo mỹ cảm văn chương đương thời thì một vài cái “vết” nhỏ và mờ như thế trong một tập truyện xinh xắn, nhiều ý tứ nên không mấy ai để ý. Đắng ngọt đàn bà của Nguyễn Thị Lê Na, theo tôi, có thể là một điểm sáng 2020, nói riêng trong thể truyện ngắn. Đúng thế chăng (?!). 
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Lý lẽ của... con tim
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO