Mãi mãi một tình yêu Hà Nội

Hanoimoi| 29/09/2019 10:52

Như bao người dân Thủ đô, PGS.TS Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ (sinh năm 1937), nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) dành tình yêu cho Hà Nội, luôn đau đáu về sự phát triển văn hóa, con người Hà Nội. Với ông, tình yêu ấy được bồi đắp qua thời gian, nuôi dưỡng bằng trí tuệ uyên bác, chuyển hóa thành những trang sách, công trình nghiên cứu.

Bền bỉ niềm đam mê

Phóng viên Báo Hànộimới đến nhà riêng (số 350 phố Huế, quận Hai Bà Trưng) thăm Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ vào một ngày đầu mùa thu Hà Nội. Giữa phố phường tấp nập, hối hả, dường như có một Hà Nội lắng lại trong không gian nhỏ với nhiều sản vật tinh túy của đất Kinh kỳ. Dù tuổi đã cao, lại mắc bệnh viêm đa khớp, di chuyển khó khăn, nhưng hằng ngày, Nhà giáo ưu tú vẫn dành phần lớn thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu và viết sách. 

Mãi mãi một tình yêu Hà Nội
PGS.TS Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ. Ảnh: Hà Hiền

Theo lời kể, thầy Hỷ sinh ra, lớn lên tại Hà Nội, trong gia đình có bố là người Hà Nội, mẹ là người Hà Tây (cũ). Vì thế, những tinh túy của hai vùng văn hóa cứ tự nhiên mà định hình ngày càng rõ nét trong suy nghĩ, cách ứng xử của người thanh niên Nguyễn Thừa Hỷ năm xưa. Càng học lên cao, chàng thanh niên ấy càng yêu thích lịch sử Việt Nam. “Tốt nghiệp trung học phổ thông ở một trường danh giá nhất Hà Nội thời bấy giờ, tôi trở thành sinh viên khóa I, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cùng lớp với những tên tuổi nổi danh của nền sử học nước nhà sau này, như Nhà giáo nhân dân Phan Đại Doãn, Vũ Dương Ninh, Lê Mậu Hãn… Nhưng khác với nhiều bạn bè, khi cầm tấm bằng đại học, tôi được điều động đi dạy lịch sử cho học sinh trung học phổ thông ở nhiều địa phương khác nhau”, thầy Hỷ nhớ lại.

Những tưởng thầy Hỷ sẽ “an phận” dạy học. Nhưng không, với tình yêu đặc biệt dành cho Hà Nội, vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, thầy Hỷ là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam làm nghiên cứu sinh trong nước và chọn Hà Nội là đối tượng nghiên cứu. Để có nguồn tư liệu, thầy Hỷ sử dụng vốn ngoại ngữ của mình để tìm tòi, chắt lọc, dịch nghĩa, đối chiếu, trích dẫn vào luận án nhiều tư liệu gốc của nước ngoài, chưa từng được khai thác. Nhờ nội dung mới và khoa học, luận án “Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX: Kết cấu kinh tế - xã hội của một thành thị trung đại” của thầy Hỷ được giới khoa học đánh giá cao. Đến năm 1993, công trình này được xuất bản thành sách, trở thành tư liệu mẫu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

Tình yêu đặc biệt dành cho Hà Nội cũng là lý do để thầy Hỷ về giảng dạy tại Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) vào năm 1990. Và từ đó đến nay, khi đã ngoài 80 tuổi, niềm đam mê nghiên cứu khoa học của Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ với Thăng Long - Hà Nội chưa bao giờ dừng lại.

Miệt mài cống hiến

Trong câu chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Hỷ, chúng tôi được biết, các công trình khoa học của ông khá đồ sộ, trải dài theo thời gian. Sau “Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX: Kết cấu kinh tế - xã hội của một thành thị trung đại” (năm 1993) là công trình “Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX” , “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây” (tập 1), xuất bản năm 2010… Tháng 9 này, “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước năm 1945” (tập 2) của ông đã được xuất bản. Hiện ông đang viết bản thảo cuốn “Lịch sử Việt Nam tập 10 - Đàng Ngoài 1593-1771”, thuộc đề án “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam”; đồng thời nghiên cứu về văn hóa Hà Nội thời Lê Trung hưng…

Theo PGS.TS Vũ Văn Quân, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội): “Đọc các công trình nghiên cứu của PGS.TS Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ, ta thấy rất rõ sự uyên bác của tri thức, sự lịch lãm trong văn chương, nhất là trong những công trình về lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Có lẽ, đó là sự kết hợp và thẩm thấu của một nền văn hóa Thăng Long nghìn xưa với một nền văn hóa thị dân Hà Nội thuần thục thời cận đại”.

Chia sẻ về “sức bền” trong quá trình nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ cho hay: “Tình yêu Hà Nội trong tôi như mạch nguồn chảy mãi. Khi tuổi cao, sức yếu, không thể “lăn” vào dòng người hối hả mà cảm nhận, thì tôi chọn cách quan sát, tiếp cận với Hà Nội, với thế giới qua các thông tin trên phương tiện truyền thông bằng suy nghĩ lạc quan và tư duy biện chứng. Hơn nữa, người làm nghiên cứu khoa học phải chăm chỉ, cần mẫn như công nhân khai thác mỏ, càng đào sâu, càng có nhiều cơ hội phát hiện ra quặng quý”.

Nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, chứng kiến sự phát triển, vận động không ngừng của Hà Nội trong nhiều thập niên, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ nhận thấy theo quy luật tự nhiên, trong quá trình vận động có tương tác, va đập, có những đổi thay theo hướng tích cực hoặc hạn chế, nhưng không có gì là bất biến. “Mỗi khi tiếp nhận các thông tin về lối ứng xử thiếu chuẩn mực, về xu hướng thích sống hưởng thụ, lười suy nghĩ... của một bộ phận giới trẻ, tôi rất đau lòng. Nhưng tôi tin, đó chỉ là một hiện tượng trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, phát triển”, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ nói.

Trăn trở về sự phát triển văn hóa, con người Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ kêu gọi thế hệ trẻ hãy yêu Hà Nội bằng tình yêu “thủy chung, không lay chuyển, dâng hiến và thật lòng”, từ đó, mỗi người nên điều chỉnh thái độ, hành vi ứng xử từ những việc nhỏ nhất, diễn ra thường nhật. Ở góc độ khoa học, nhà nghiên cứu về Hà Nội khẳng định: “Hà Nội còn vô vàn góc cạnh để nghiên cứu. Tôi hy vọng các bạn trẻ hãy tiếp bước những gì thế hệ đi trước đã gợi mở”.

Với những cống hiến không ngừng nghỉ, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ đã được tặng thưởng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2003; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2011. Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ trao cho công trình “Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX: Kết cấu kinh tế - xã hội của một thành thị trung đại”. Năm 2019, ông nhận Giải thưởng lớn - Vì tình yêu Hà Nội của Giải thưởng Bùi Xuân Phái lần thứ 12; được đề nghị xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2019.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
  • MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng trong năm 2024
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng (04/11/1994 – 04/11/2024) cùng nhiều nội dung nổi bật khác.
Đừng bỏ lỡ
Mãi mãi một tình yêu Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO