Mễ Trì - Ký ức chưa xa

Nguyễn Minh Hoa| 29/07/2021 09:24

Mễ Trì - Ký ức chưa xa

Người trong vùng vẫn bảo: Làng Mễ Trì có nghề cốm là do con gái làng Vòng lấy chồng người làng này và đem nghề về đây. 

Có lẽ đúng, vì xưa cánh đồng vài làng sát nhau, chỉ cách mỗi cái bờ vùng. Đồng làng nào, ruộng nhà ai người ấy biết, chứ đám vãng lai hay người thiên hạ khó mà phân biệt nổi. Giai làng này, tán gái làng bên là đúng, nhưng đem nghề cốm về Ao Gạo thì quả là một duyên đẹp.

Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng, 
còn gì ngon hơn.

Xưa, Mễ Trì vẫn là làng, một làng ven đô thật đẹp, đúng là quý địa. Đồng đất Mễ Trì không chỉ rộng mà còn lành, dân ngụ cư về đây cũng yên lòng làm ăn, sinh sống. Khi đơn vị bộ đội và mấy cơ quan Nhà nước  đóng ở đất làng, các khu tập thể của cán bộ nhân viên cũng được xây lên. Nhiều nhà yên ấm ở nơi này, giờ cũng đã trở thành người Mễ Trì đến đời thứ 3. Cũng bởi mấy trường đại học lớn xây kí túc xá sinh viên trên đất Mễ Trì mà làng này thuộc diện đô thị hóa... đời đầu. 

Xưa, khoảng vài chục năm trước, con đường Lương Thế Vinh dẫn vào làng đã có số nhà với những cửa hàng mang biển hiệu phục vụ nhu cầu cho đám sinh viên đại học sáng đèn xem ra rất phố. Nhưng chỉ đi thêm vài lần vít ga xe máy đã là một khung cảnh khác, phải nói quê thật là quê, nhất là mạn cánh đồng và hồ Mễ Trì. Đám sinh viên tỉnh lẻ ở kí túc xá Mễ Trì nếu có nhớ nhà vẫn có thể đi bộ ra đồng hưởng hương lúa mỗi độ mùa về. 

Cũng khoảng 30 năm về trước, ngõ làng Mễ Trì vẫn phơi đầy rơm. Khi ấy, cánh trai làng cũng vẫn nhìn đám con gái tỉnh lẻ ái ngại, vừa muốn tán tỉnh vì tự tin mình là “dân Hà Nội” sẵn nhà cửa ruộng vườn lại vừa tự ti vì mình chỉ là dân lao động, cấy trồng, bán hàng cơm hay cho thuê nhà trọ...

Xưa, mỗi mùa lúa non, cùng với người làng Vòng, người Mễ Trì lại bận rộn đêm ngày làm cốm. Những xe đạp, xe máy chở lúa về làng kìn kìn, mùi thóc, mùi rơm, mùi cốm thơm nồng. Làm cốm công phu, cầu kì, nào tuốt, luộc giã, sàng, sảy. Cốm làng Mễ Trì khi xưa được làm bằng chính lúa từ Ao Gạo này, lại là người có gốc gác làng Vòng làm nên xem ra khó mà phân biệt nổi đâu là cốm làng Vòng, đâu là cốm làng Mễ Trì. Cứ mỗi mùa thu, khi nắng vàng đậm nhạt mỗi ngày khác nhau là khi vào mùa cốm, cánh chị em làng Mễ Trì lại buộc thúng cái cốm đằng sau đèo hàng xe đạp đi bán cốm. 

Cứ nghe “Cốm ơi” là người  bán cốm dừng lại ngay đon đả mời chào rồi nhanh chóng lật cái vỉ buồm lên, bốc dăm hạt cốm trên tay khoe loại cốm lá me, cốm đầu nia, cốm mộc... Cốm được gói trong lá sen bánh tẻ vừa khéo vừa thơm, rơm nếp buộc vặn cũng đẹp. Người mua cốm đầu mùa về thắp hương, người mua làm quà biếu. Mùa cốm không dài, chẳng mấy mà người mua đã chê cốm cứng, màu đã ngả vàng, mua về để xào mới ngon... Câu chuyện qua lại chẳng mấy người để ý người bán cốm làng nào nữa. 

Nhưng rồi thành phố phát triển mạnh về phía Nam, làng Vòng đô thị hóa nhanh hơn, những cánh đồng lúa mất dần, nhường chỗ cho nhà cao tầng mọc lên. Người làng Vòng đi mua lúa non nơi khác về làm cốm để giữ nghề. Cả cánh đồng Mễ Trì đã thành công trường xây dựng, nguyên liệu cốm làng Mễ Trì cũng có một hành trình “vất vả” không khác gì cốm làng Vòng.

Rồi cánh sinh viên mấy trường đại học quanh làng Mễ Trì về học ngày một đông. Người Mễ Trì cũng không còn mặn mà chuyện canh nông mà chuyển sang xây nhà cho sinh viên thuê và làm dịch vụ. Người ngoại tỉnh cũng theo nhau về đây trọ để mưu sinh trong địa bàn lân cận, vì tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt trong làng bao giờ cũng rẻ hơn. Nhiều người nhanh nhẹn, làm ăn gặp, đã tậu được đất trong làng, trở thành người làng cũng đã đến đời thứ 2. Đây cũng là sự chuyển hướng tất yếu của những làng ven đô mấy chục năm trước.

Con đường bê tông, trở nên chật chội và ổ gà đọng nước đầy vì bị quá tải, dần dà người ta cũng quên luôn con đường trải đá cấp phối đi về phía Cầu Giấy. Đám sinh viên những khóa sau đã không còn biết sự hiện diện của con đường bê tông một thời.

Đồng đất Mễ Trì cũ mới đan xen. Cổng làng Mễ Trì Hạ đã ra mặt đường cao tốc. Miếu Đầm đã nằm trọn vẹn trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Và tất nhiên, cánh đồng làng Mễ Trì mênh mông, “ăn về” tận Phùng Khoang không còn, đầm sen bát ngát của làng cũng chỉ còn trong kí ức của lớp cao niên người làng. 

Mễ Trì thành làng trong phố đã lâu. 
Khu tập thể đài Mễ Trì với những cột thu phát sóng cao ngất trước nằm ven làng, sát cánh đồng giờ lọt thỏm trong những tòa nhà cao tầng. Khó có thể đếm hết được những tòa nhà chọc trời được xây dựng lên trên đồng đất Mễ Trì. Và một góc Mễ Trì đã trở nên hào nhoáng, dấu tích 30 năm, 20 năm, 10 năm đều đã khác. 

Nhưng không phải ai cũng biết, sau bạt ngàn những tòa nhà chọc trời kia, người làng vẫn cấy cầy. Đô thị hóa, đám trẻ đi học, đi làm, nhiều nhà bỏ ruộng đã lâu, nhưng không vì thế mà làng hết người cấy lúa, làm cốm. Người bỏ cấy, thì có người nhận cấy. Nhà ông Tính hay còn có tên khác là ông Ba Dầu ở Mễ Trì Thượng vẫn cấy trên phần đất nông nghiệp nhà mình và cấy “nhờ” trên đất nhà người làng đến 7 sào ruộng. Thóc đủ ăn quanh năm. Cũng như những người trong làng còn giữ nghề cốm, ông vẫn rang cốm (nhưng là rang bằng máy) cho bà nhà đem bán khi mùa. Chiều về bà Tính vẫn hay đi kiếm rau dền cơm và các loại rau tập tàng ngoài đồng về bán trong ngõ xóm. Thứ rau này luôn đắt hàng vì cả người làng lẫn người thuê trọ hay đám sinh viên tự nấu ăn đều rất thích.

Mấy chục năm nay, chưa vụ nào ông Tính bỏ cấy cày, vẫn toan tính của một lão nông thực thụ, đủ thóc ăn mới yên tâm. Ông nhớ đồng đất và đầm sen làng mình bát ngát, cho đến những năm 1980  ông còn mua xe ngựa đi chở thóc cho nhà nước, nhớ giã cốm bằng tay... Thế mà giờ đầm sen chỉ còn trong khuôn viên hội nghị quốc gia, cốm rang bằng máy mỗi ngày cả tấn.

Qua cách ông Tính kể, thấy rằng làng lên phố là cả một chặng dài nhưng những được mất lại tươi mới như chỉ đâu đây, có khi thấm buồn, rưng rưng.

Một diện mạo mới hiện lên trên đất Mễ Trì xưa khi những chung cư, biệt thự cứ lần lượt mọc lên. Tên một tòa nhà Mễ Trì plaza, lần đầu nghe và nhìn thấy là lạ, lâu rồi cũng thành quen. Những cái tên đường Đồng Me, phố Miếu Đầm có chăng chỉ gợi kí ức xưa cũ với đám cao niên sinh ra và gắn bó với đất này. 

Và rồi khi sống trong những căn hộ tiện nghi, tận hưởng không khí mát lành của ao đầm Mễ Trì trong khu quy hoạch, còn mấy ai nhớ Mễ Trì Thượng, Mễ Trì Hạ và những con ngõ nhỏ chạy trong làng; còn mấy người chợt nhớ hay có duyên gì nhắc để mà tìm hiểu về mảnh đất có tên Anh Sơn - Mễ Trì - Ao Gạo nữa không?  
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5
    Tin từ Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai kế hoạch phục vụ hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao.
  • Những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
    Đồng chí Trần Phú là người cộng sản mẫu mực, kiên cường, bất khuất, đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của đảng và của nhân dân, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, thủy chung, trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của đảng, của giai cấp và của dân tộc, lạc quan tin tưởng vào tương lai và sự tất thắng của cách mạng… Hướng tới Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (01/5/1904 - 01/5/2024) đồng Chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu đến bạn đọc những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • Âm vang Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Âm vang Điện Biên của tác giả Vũ Nhang.
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Mễ Trì - Ký ức chưa xa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO