Mô hình đào tạo nghề giúp thanh niên nông thôn lập nghiệp tại Lai Châu

Thái Thịnh - Hoài Thu - Hoàng Trung/nguoilambao| 25/11/2019 08:12

Định hướng và mở các lớp đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi giúp thanh niên nông thôn thôn vươn lên lập thân, lập nghiệp là những giải pháp linh hoạt mà huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đang triển khai hiệu quả. Từ đó, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hình thành và phát triển lớn mạnh thành các hợp tác xã, doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Mô hình đào tạo nghề giúp thanh niên nông thôn lập nghiệp tại Lai Châu

Người dân thu hoạch cá nuôi trên lòng hồ Thủy điện Bản Chát tại xã bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên. Ảnh:TL

Chuyển đổi vươn lên thoát nghèo

Trước đây, thanh niên nông thôn của huyện Than Uyên nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung tham gia phát triển kinh tế thường nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự tạo động lực trong công tác giảm nghèo. Để giúp đoàn viên thanh niên (ĐVTN) có việc làm, hưởng các nguồn hỗ trợ đặc biệt là tiếp cận các mô hình, dự án về kinh tế để bản thân thanh niên tự lập nghiệp, huyện Đoàn Than Uyên chỉ đạo Đoàn các xã, thị trấn phối hợp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Than Uyên, các cơ quan Khối Nông nghiệp tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng thời tổ chức chương trình gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo Huyện với ĐVTN nhằm tư vấn giới thiệu việc làm, tạo cơ hội nắm bắt, tiếp cận chương trình dự án phát triển kinh tế tại địa phương. Qua mỗi buổi gặp mặt, đối thoại tạo điều kiện thanh niên bày tỏ tâm tư nguyện vọng, những kiến nghị, đề xuất liên quan thực hiện chủ trương, chính sách phát triển thanh niên lập thân, lập nghiệp.

Đồng chí Lê Thị Hạnh - Bí thư Huyện Đoàn Than Uyên cho biết: “Thời gian qua, Huyện Đoàn triển khai sâu rộng phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp đến các cấp bộ Đoàn trong toàn huyện. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo huyện làm tốt công tác tư vấn nghề cho ĐVTN, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển các mô hình kinh tế. Định hướng ĐVTN một số ngành nghề phù hợp từng vùng, địa phương như: Nuôi cá lồng, sản xuất nông sản lúa chất lượng cao. Triển khai hỗ trợ một số dự án phát triển mô hình kinh tế cho thanh niên đảm nhận và thực hiện, giúp ĐVTN tham quan, học tập mô hình kinh tế của người dân có hiệu quả để ĐVTN nắm bắt ứng dụng để từng bước khởi nghiệp”. Nhờ sự chủ động định hướng tư vấn nghề nghiệp, ĐVTN huyện Than Uyên đã mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm tham gia chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 hợp tác xã thanh niên đang tập trung nuôi cá lồng, sản xuất nông sản chất lượng cao, chăn nuôi và trên 100 mô hình kinh tế vừa và nhỏ do ĐVTN làm chủ như: Mô hình ổi của đồng chí Nùng Văn Nên (xã Hua Nà), mô hình chăn nuôi lợn và bò của anh Nguyễn Văn Thiện (xã Mường Than)...

Anh Hù Văn Ngâm, bản Đán Đăm, xã Hua Nà, huyện Than Uyên chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi cũng đã trồng nhiều cây ăn quả, nhưng thực sự đem ra chợ bán lúc được lúc không, mà cây cho thu hoạch rất thấp. Năm 2017, tôi được học lớp đào tạo nghề trồng cây ăn quả. Học xong tôi tiếp tục đi thăm quan các mô hình trồng cây ăn quả ở các nơi. Về nhà tôi mua thêm giống bưởi da xanh, ổi, mít Thái... nhờ khuyến nông huyện hướng dẫn cùng với bản thân tìm tòi áp dụng, học từ các quy trình trồng, chăm sóc đến thu hoạch và bao tiêu sản phẩm, mà đến nay, vườn cây ăn quả của gia đình đã cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm”.

Mô hình đào tạo nghề giúp thanh niên nông thôn lập nghiệp tại Lai Châu

Mô hình chăn nuôi lợn và bò của anh Nguyễn Văn Thiện - xã Mường Than. Ảnh:TL

Đa dạng các hoạt động hướng nghiệp

Các hoạt động đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp, việc làm cho ĐVTN được tăng cường triển khai. Đoàn thanh niên các xã, thị trấn đã tập trung phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc cây trồng, xây dựng các mô hình trang trại. Tăng cường tư vấn hỗ trợ ĐVTN khởi nghiệp, chủ động tạo việc làm, góp vốn và liên kết phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, kết quả đã có 39 ĐVTN có việc làm ổn định. Huyện Đoàn còn hỗ trợ ĐVTN vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh thông qua nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Đến nay tổng số vốn dư nợ đạt trên 43 tỷ đồng cho vay trên địa bàn 6 xã, thị trấn, 37 tổ vay vốn với 1.586 hộ vay.

Nhờ sự chủ động định hướng tư vấn nghề nghiệp và đồng hành trong lập nghiệp, nhiều ĐVTN đã mạnh dạn tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vươn lên thoát nghèo. Đoàn viên Soi Văn Phát, Chi đoàn bản Lướt, xã Mường Kim, huyện Than Uyên tâm sự: “Được cán bộ Đoàn xã tư vấn, định hướng trong phát triển kinh tế; bản thân mạnh dạn đầu tư mô hình cung cấp thực phẩm sạch như: Gà thịt, lợn rừng, trứng gà, rau sạch. Đến nay, mô hình là địa chỉ tin cậy bảo đảm thực phẩm sạch cho người dân thị trấn và cho hiệu quả kinh tế từ khoảng 250 - 300 triệu đồng, tạo việc làm cho 8 đoàn viên trong bản cùng tham gia”.

Mô hình đào tạo nghề giúp thanh niên nông thôn lập nghiệp tại Lai Châu

Trên địa bàn huyện Than Uyên có 6 Hợp tác xã thanh niên đang tập trung nuôi cá lồng

Huyện Đoàn Than Uyên cũng phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương gặp gỡ, trò chuyện tìm hiểu tâm tư nguyện vọng ĐVTN kịp thời cổ vũ và khơi dậy trong ĐVTN ý chí vươn lên, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Thường xuyên kiện toàn, duy trì hoạt động các mô hình “Thanh niên làm kinh tế giỏi” trong khối nông thôn. Hướng dẫn cơ sở đẩy mạnh thực hiện “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”. Tuyên truyền vận động ĐVTN đi đầu trong việc thực hiện các Đề án phát triển kinh tế của huyện. Tổ chức các hoạt động góp phần chung tay xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh.

Ngoài ra, huyện Đoàn tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, giúp ĐVTN hiểu và không ngừng trang bị kiến thức cần thiết, chủ động tham gia hội nhập. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ĐVTN về nghề nghiệp và việc làm; tăng cường các hoạt động tư vấn nghề và hướng nghiệp, giải quyết việc làm giúp thanh niên lựa chọn nghề phù hợp với khả năng mỗi thanh niên. Hỗ trợ, nhân rộng các mô hình ĐVTN làm kinh tế giỏi, các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhất là thanh niên, tỉnh Lai Châu đang tranh thủ các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, cân đối bố trí nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

http://nguoilambao.vn/mo-hinh-dao-tao-nghe-giup-thanh-nien-nong-thon-lap-nghiep-tai-lai-chau-n16642.html

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức văn hóa Kinh Kỳ qua tranh truyện Hàng Trống
    Tranh truyện Hàng Trống chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của đất và người Kinh kỳ xưa.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Đảm bảo việc cung ứng điện an toàn, ổn định trên địa bàn Thủ đô trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 677/UBND-KTN, chỉ đạo các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố; Tổng Công ty Điện lực Thành phố về việc đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.
  • Hà Nội có 8 học sinh tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
    Chiều 18/3, Sở GD&ĐT tổ chức gặp mặt 8 học sinh, tác giả của 4 dự án tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2023 – 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mô hình đào tạo nghề giúp thanh niên nông thôn lập nghiệp tại Lai Châu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO