Món quà giản dị và ngọt ngào

Ngọc Anh| 04/10/2017 15:21

Kĩ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu, chăm chút trong từng khuôn bánh và sáng tạo không ngừng để có được những hương vị đặc biệt. Đó là tất cả tiêu chí mà những người làm bánh Trung thu tại nhà luôn mong muốn đạt được để tạo nên một thức quà ngọt ngào trong dịp tết truyền thống đoàn viên của người Việt.

Sáng tạo với tình yêu ẩm thực

Không được đào tạo qua một trường lớp nào về ẩm thực nhưng chị Nguyễn Phương Mai (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) – một người nội trợ luôn không ngừng sáng tạo để làm nên những sản phẩm bánh ngon, lạ và chất lượng. Chị chia sẻ: “Ban đầu, tôi làm bánh vì tò mò, không hiểu bánh trung thu mình vẫn thường mua được làm như thế nào. Sau này, khi có thời gian cộng thêm mong muốn có được những chiếc bánh đảm bảo chất lượng, nên tôi tự học trên các trang mạng. Và không chỉ người nhà đón nhận, bánh tôi làm cũng đã nhận được những lời khen của bạn bè”.

Món quà giản dị và ngọt ngào

Để có được một sản phẩm bánh vừa bắt mắt về hình thức, vừa ngon và sạch, chị Mai đã phải tìm hiểu trước một thời gian về các công đoạn và nguyên liệu làm bánh, nhất là khâu tìm mua nguyên liệu sống vì phải đặt trước từ rất lâu mà giá thành lại không hề rẻ. Tuy nhiên, với sự kiên trì và ham thích công việc sáng tạo trong gian bếp nhỏ, chị đã lần lượt cho ra đời những chiếc nhỏ xinh, không chỉ để dành tặng cho bạn bè, người thân như món quà đoàn viên ấm áp mà còn đem đến cho mâm cỗ trung thu của nhiều gia đình Việt thứ bánh độc, lạ và ý nghĩa.

Là sinh viên năm thứ 4 Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Ngọc Oanh cũng có niềm đam mê với các sản phẩm handmade và mong muốn tự tay làm nên những món quà nhỏ dành tặng những người thân. Tết Trung thu cũng là dịp để Oanh thỏa sức sáng tạo những chiếc bánh Trung thu với những hình thù con vật ngộ nghĩnh để đem đến niềm vui cho nhiều em nhỏ trong dịp trăng rằm này.

Oanh cho biết: “Nhiều bố mẹ hiện nay rất quan tâm đến chất lượng của bánh Trung thu, kể cả những thương hiệu bánh nổi tiếng còn trẻ nhỏ lại rất thích thú với những chiếc bánh có hình con vật đáng yêu gắn bó với tuổi thơ. Chính mong muốn tạo niềm vui cho các em trong ngày lễ thiếu nhi truyền thống nên mình đã luôn cố gắng để có thể làm ra được những sản phẩm vừa hấp dẫn về hính thức, vừa có chất lượng tốt nhất có thể”.

Giản dị mà đong đầy yêu thương

Yêu công việc sáng tạo, những người làm bánh luôn tâm niệm: Mỗi sản phẩm làm ra là một món quà đong đầy yêu thương dành cho người mình trân trọng. Vậy nên, với họ giá thành không phải là mục tiêu hàng đầu mà chất lượng sản phẩm mới là điều quan trọng để lưu giữ sự tin tưởng từ phía khách hàng. 

Món quà giản dị và ngọt ngào
Là một người đã có gia đình, thấu hiểu những háo hức của trẻ mỗi dịp trung thu đang đến gần, chị Mai luôn mong muốn dành tặng cho con và những người thân những chiếc bánh vừa ngon và chất chứa tình cảm yêu thương. Với chị, bánh không chỉ là thứ quà đem tặng nhau trong ngày lễ mà còn thể hiện sự quý mến và yêu thương đến những người quan trọng của mình với mong muốn một cuộc sống được tròn đầy và hạnh phúc trong mùa trăng. Bởi vậy, mỗi dịp gần đến Trung thu, dù nhận được nhiều sự quan tâm mua hàng nhưng chị chỉ có thể dành thời gian cho những người có quen biết từ trước.

Bạn Linh Phương, một người từng có dịp thưởng thức bánh trung thu của chị Mai cảm nhận: “Cả nhà mình đều thích ăn bánh. Vị lạ và không quá ngọt. Bà mình còn tấm tắc: “Bánh thế mới là bánh chứ”.

Còn với Ngọc Oanh để làm những chiếc bánh Trung thu hadmade hấp dẫn các em nhỏ, Oanh cũng không quên tìm hiểu những sở thích của các em. Theo Oanh, những chiếc bánh với các hình con lợn hay cá chép đang là những sản phẩm được thiếu nhi rất ưa chuộng. Bởi vậy, cô đã luôn chăm chút và cẩn thận trong từng sản phẩm để tạo nên niềm vui cho các em như một cách tạo nên hạnh phúc của riêng mình. Oanh bảo, mỗi nhận xét tích cực của phụ huynh và sự ủng hộ của những khách hàng nhí là những động lực giúp cô ngày càng có niềm tin để sáng tạo ra các sản phẩm đẹp và hấp dẫn hơn.

Món quà giản dị và ngọt ngào

Một mùa Trung thu nữa lại đến, và có lẽ không chỉ có chị Mai hay Oanh… còn rất nhiều, rất nhiều người cũng đang tự tay để làm những chiếc bánh Trung thu cho gia đình, người thân, cho những khách hàng quen. Những chiếc bánh Trung thu handmade cũng đã góp phần làm cho thị trường Trung thu thêm sôi động. Và nó đã và đang trở thành món quà đặc biệt của mùa thu, mùa của đoàn tụ, sum vầy. 
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Món quà giản dị và ngọt ngào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO