Món quà sáng dân dã

Đặng Trung Thành| 09/11/2017 14:23

Trong ký ức của mình, tôi vẫn nhớ rõ cái ngã 3 có lối dẫn vào trường tiểu học. Nơi đó người ta bày biện hàng ăn sáng rất đông. Thứ gì cũng có. Nào là bánh canh, hủ tíu, cháo lòng. Kể cả những hàng thức ăn nhanh như bánh mì, khoai lang, khoai mì luộc, xôi bắp, xôi nếp, xôi đậu xanh… Gọi cho nó sang thế chứ những món này chỉ dành cho những học sinh nghèo như tôi. Những đứa nhà khá giả được ba mẹ cho tiền ăn bánh canh, hủ tíu đều thèm thuồng.

Món quà sáng dân dã

Từ nhà tôi đến trường chừng 3 cây số. Mỗi sáng mẹ đưa tôi tới ngã 3 rồi dúi vào túi áo tôi 200 đồng. Tiêu chuẩn cho một bữa điểm tâm sáng. Với ngần ấy tiền, tôi chỉ được phép chọn những món “thức ăn nhanh” mang đi. Xôi bắp là lựa chọn hàng đầu của tôi. Có khi, một tháng trời tôi dùng xôi bắp mà không cảm thấy ngán. Những ngày đi cắt rau muống bán cho bà Bảy nhà bên cạnh nuôi heo, tôi có thể dùng đến hai gói xôi bắp trong một bữa điểm tâm. Ăn như chưa từng được ăn.

Tôi yêu thích cái vị nhựa của bắp, ngọt mặn của muối mè, béo ngậy của đậu phộng giã nhuyễn, ngọt giòn của cơm dừa thái mỏng… Tất cả làm cho hương vị của gói xôi bắp càng thêm đậm đà. Hôm nào may mắn được dùng xôi bắp lớp đáy ngon không thể tả. Bởi lớp xôi ấy như cơm cháy, thơm, dẻo, ai đến trước được ưu tiên. Có lẽ không ít người thắc mắc tại sao xôi bắp phải gói bằng lá chuối? Tất nhiên là có thể gói bằng nhiều loại lá, (hiện nay là gói bằng báo lót trong bao nilon hoặc hộp xốp) nhưng trên hết lá chuối vẫn tiện dụng hơn. Chuối là loại cây quen thuộc ở làng quê, dễ tìm. Ở lá chuối có vị mủ chan chán, khiến cho xôi bắp ngon đến lạ. Mặt khác, lá chuối trơn, mềm dễ gói và dễ dùng.

Khi tôi bước vào cấp II thì cũng là lúc tôi chia tay với món ăn này. Ở ngôi trường mới, món xôi bắp được xem là hàng hiếm. Những sáng đến trường, tôi đều phải ghé ngay chợ mua một gói xôi bắp rồi mang đến trường học ăn. Khi kinh tế phát triển, món ăn dân dã này cũng bị lui về dĩ vãng, nhường chỗ cho nhiều món ăn sáng sang hơn, Tây hơn. Dù vậy xôi bắp không bị xóa tên trong thực đơn ẩm thực. Thỉnh thoảng ở trước cổng trường, người ta bắt gặp những bà cụ bê một thau xôi bắp đặt trên chiếc ghế và chờ khách qua lại. Món ăn này chẳng những thu hút sinh viên nghèo xa quê mà còn những người trung niên muốn quay ngược thời gian tìm về bản sắc, hoài cổ. Xôi bắp, dù mộc mạc, dân dã, quê mùa nhưng vẫn còn chỗ đứng trong lòng mọi người là thế! 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Món quà sáng dân dã
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO