Môn thi đầu tiên kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2018: "Học tủ" khó có cơ hội đạt điểm cao

Đăng Chung| 25/06/2018 11:23

Trong ngày đầu tiên, các thí sinh thi hai môn Toán và Văn. Buổi sáng, thí sinh thi môn Văn, thời gian thi là 120 phút, giám thị phát đề cho thí sinh từ 7h30, thời gian thí sinh bắt đầu làm bài là từ 7h35.

Ngay từ sáng sớm, nhiều điểm thi trên địa bàn TP. Hà Nội đã có rất đông phụ huynh đưa con em tới tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Môn thi đầu tiên kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2018:
Các bạn sinh viên tình nguyện tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trãi (Ảnh: Đăng Chung).

Tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Trãi (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội), lực lượng chức năng như công an phường,  TTGT... được tăng cường điều động để hướng dẫn, phân làn giúp phụ huynh và học sinh tham gia giao thông được thuận lợi. 

Bên cạnh đó, lực lượng đoàn viên, thanh niên tình nguyện cũng có mặt từ rất sớm nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn phụ huynh và thí sinh tham gia dự thi. 

Theo anh Vũ Tùng Dương - Bí thư Đoàn phường Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, trong buổi sáng ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đã có khoảng 20 bạn thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ phụ huynh và các thí sinh. "Các bạn đoàn viên, thanh niên tình nguyện sẽ phát nước ngọt và quạt miễn phí cho các phụ huynh và các em học sinh trước và sau khi thi", anh Vũ Tùng Dương cho biết. 
Môn thi đầu tiên kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2018:
Các bạn sinh viên tình nguyện hỗ trợ, giúp đỡ động viên thí sinh sau môn thi đầu tiên (Ảnh: Đăng Chung).

Bên cạnh đó, các đoàn viên thanh niên tình nguyện còn hỗ trợ, hướng dẫn để xe, trông xe miễn phí giúp các phụ huynh yên tâm khi chờ con em dự thi. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2018, có hơn 925.000 thí sinh đăng ký dự thi. Cả nước có gần 40.000 phòng thi.

Đề chính thức (120 phút):

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích:

Hãy thức dậy đất đai!

Cho áo em tôi không còn vá vai

Cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…

xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm

rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn.

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu bắu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông, bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất rất giầu, mặt đất cứ nghèo sao?

*

Lúc này ta làm thơ cho nhau

đưa đẩy làm chi những lời ngọt lạt

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên…

Tp. Hồ Chí Minh – 1982

(Trích "Đánh thức tiềm lực", "Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em",

Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.289 – 290)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đấ nước?

Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.

Câu 4. Theo anh/chị, quan điểm của tác giả tỏng hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)1. Từ đó, anh/ chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)2 để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.

Ghi nhận của PV sau khi kết thúc buổi sáng thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Đề thi được đánh giá là không quá khó, nhiều thí sinh đã hoàn thành sớm bài thi. Tuy nhiên, theo một số thí sinh dự thi thì những ai "học tủ" thì sẽ khó có cơ hội đạt điểm cao. 

Chiều nay, các thí sinh thi môn thứ 2 là môn Toán với thời gian làm bài 90 phút.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Chiến thắng Điện Biên phủ được tái hiện qua tranh cổ động
    Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp đã làm lễ ra mắt và thông tin Báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia năm 2024.
  • Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024
    Lễ hội năm nay có hơn 200 gian hàng, gồm: gian hàng bánh dân gian, gian hàng ẩm thực, gian hàng OCOP và đặc sản vùng miền. Đồng thời, Lễ hội thu hút hơn 100 nghệ nhân đến từ các vùng miền cả nước tham gia tranh tài và trình diễn làm các loại bánh dân gian.
Đừng bỏ lỡ
Môn thi đầu tiên kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2018: "Học tủ" khó có cơ hội đạt điểm cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO