Một chiêm nghiệm thú vị về chậm - nhanh

Hồ Sĩ Tá| 04/09/2021 08:59

Tôi tình cờ đọc bài thơ Ngày của nhà thơ Bùi Việt Mỹ trên báo Người Hà Nội. Cảm nhận đầu tiên của tôi là: Một bài thơ cô đọng, tứ thơ gần gũi mà mang nhiều lập luận thú vị, tạo thành tứ lạ.

Một chiêm nghiệm thú vị về chậm - nhanh

Bùi Việt Mỹ
Ngày
Con 
Bận bịu với chùm bóng bay
Để ngày nằm ì trên lưng cỏ
Diều đứt dây ngả nghiêng tai thỏ
Trâu no tròn cười bâng quơ,
Trời giật mình sau mơ
Bóng râm quẹt vào lần ngủ gật
Mấy tiết học bức tranh gà nhem bẩn
Kim giờ vẫn trơ trơ.
Tôi 
Vừa sang chợ về
Mặt trời đánh vèo qua đê, bóng nước
Chưa kịp khô vết bước
Nắng xuyên lẹm gót chân,
Còn lại đây dấu vết mùa xuân
Rét dai, mạ già, cấy lại
Cũng chưa kịp gặt hái
Tóc đã hoa râm.
Vừa ngả lưng, cặp mắt cay nồng
Ngoài hiên đã nghe rì rầm
Ông, bà ngước sương, sao:
Đêm nay nhiều sao
Ngày mai còn nắng.

Bài thơ có ba đoạn, năm khổ, mỗi khổ chở lượng thông tin đầy ắp, thích hợp, tương tác với hoàn cảnh và tâm lý quãng đời:

Con
Bận bịu với chùm bóng bay
Để ngày nằm ì trên lưng cỏ
Diều đứt dây ngả nghiêng 
tai thỏ
Trâu no tròn cười bâng quơ,

Quê hương khởi nguồn bằng tuổi thơ. Hẳn đây là bức tranh quê sinh động: trên cánh đồng xanh, vài con trâu, một cánh diều giấy rớt xuống vệ cỏ, và chú bé thả trâu đang tha hồ chạy chơi. Sự đẫy đà về thời gian và không gian, ngay cả cách thể hiện sự thoải mái qua cái nghếch hàm một cách vô thức thường thấy của những chú trâu. Cỏ có lưng tức là cỏ đủ dài để cõng nắng và đủ che khuất tới nửa thân cái diều cỡ bằng đôi bàn tay. Ham chơi thì bao giờ cũng bận bịu, nhưng chơi mãi, trời vẫn cứ chưa tối. Ở đây, chúng ta chú ý đến tính ước lệ về thời gian mà tác giả đo, thấy nó rất dài đối với trẻ nhỏ: ngày nằm ì trên lưng cỏ. Câu mô phỏng thời gian này là bước đệm, tạo dụng ý cho khổ thơ sau, cứ vẫn là một chuỗi ngày dài nhưng phải có thêm bốn câu này mới tạo lập được đủ và rõ ý các tình tiết thường gắn liền với hoạt động của trẻ thơ: 

Trời giật mình sau mơ
Bóng râm quẹt vào lần ngủ gật
Mấy tiết học bức tranh gà 
nhem bẩn
Kim giờ vẫn trơ trơ.

Tác giả tiếp tục đưa chúng ta về hiện thực đầy ắp những kỷ niệm tuổi thơ: Ai cũng đã từng ngủ gật khi học bài. Ngày xưa, ngủ dưới bóng cây hoặc dưới mái nhà tranh có tia nắng xuyên qua, ngủ khi học bài thì giật mình vì sợ. Đây không phải là quẹt que diêm mà là cái bóng nắng trôi qua đầu, qua má em nhỏ: Bóng râm quẹt vào lần ngủ gật. Trẻ nhỏ thôn quê ngày ấy bụi bặm, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, mặc, cứ rớt vào trang sách có bức tranh Đông Hồ chẳng hạn. Nhưng đấy là trời giật mình chứ không phải là em. Em và mặt trời cùng vô tư như nhau, ai giật mình chẳng được. Tuy nhiên, tôi lại muốn nói kế vào ý của đoạn thơ nói trên: ngày nằm ì trên cỏ khi đi chăn trâu, còn kim đồng hồ - kim chỉ giờ thì mãi chưa hết một tiết học. Tuổi thơ, những tiết học sao mà dài lê thê, mong hoài cho hết tiết mà kim giờ vẫn trơ trơ. Có ai nhìn thấy cái kim chỉ giờ nó quay đâu mà!

Vâng, thời gian của một ngày, một tháng, một năm với con trẻ sao lâu đến thế. 

Đoạn thơ thứ hai với nhân xưng Tôi là trung tâm của bài thơ. Từ con (tức mình khi còn nhỏ) tới tôi là thế hệ kế tiếp, mặc nhiên có hai trạng thái tâm lý khác nhau. Và bởi thế, tạo bước ngoặt cơ bản nhưng không mất đi tính logic của thơ, bởi nó phù hợp tính tự nhiên của đời sống vạn vật.

Người dân đồng bằng Bắc bộ dù phải vất vả lo toan, có thể quanh năm thiếu ăn, thiếu mặc nhưng họ vẫn luôn bằng lòng với cuộc sống nghèo khó, tất bật này: “Tôi vừa sang chợ về/ mặt trời đánh vèo qua đê, bóng nước”.Thật vậy, dậy đi chợ từ sớm, tạm xong việc, vội rảo bước trở về thì mặt trời đã kịp vượt qua con đê mà soi bóng xuống kênh nước. Cứ thế, mặt trời lên rồi mặt trời lặn, nắng gió xuyên lẹm gót chân chai sần, chưa kịp rửa cho sạch ở mỗi bận người nông dân đi làm về.

Không chỉ thế, khổ hai của đoạn thơ Tôi là đoạn thơ bổ trợ như để kích hoạt ý nghĩa của đoạn thơ trước. Phải là thấu hiểu lắm đồng đất, nắng mưa, nóng rét quê mình mới diễn tả cô đọng trong mấy câu thơ ghép từ dân dã rằng: Rét dai, mạ già, cấy lại/ Cũng chưa kịp gặt hái/ Tóc đã hoa râm. Ở đây, tác giả đã lấy cái sự gieo mạ gặp rét, qua Tết vẫn rét, phải gieo lại, lấy mạ non cấy lại mới cho mùa vàng, lồng cái ý chính của đoạn thơ là thời gian với Tôi là trôi quá nhanh: cứ cần mẫn lam làm chưa kịp thu hoạch lúa, khoai… mà gót đã lẹm, tóc đã bạc mất rồi… Cũng cần phải nói thêm, về nghệ thuật thì cách mô tả, tạo tứ cho sự cần lao đó cũng chính là làm cho hình ảnh quê hương rất thật, đầy sống động và gần gũi với chúng ta.

Nhưng, điều tôi muốn nói ở đây, qua hai đoạn thơ rất ngắn, tác giả muốn khắc họa hai hình ảnh rất thuần chất về nơi vùng quê để nói về hai thế hệ cuộc sống con người với sự cảm nhận về thời gian rất khác nhau: một chậm và một nhanh, do chính quy luật của mưu sinh tạo ra: không làm, ngại làm thì thấy ngày dài, còn toan lo, theo đuổi công việc thì thấy ngày trôi thật nhanh.

Và, thêm mấy dòng bổ trợ cũng với Tôi là nhân xưng, nếu như lệ thường, tác giả có thể chuyển hẳn khổ thơ sang ý mới, nhưng ta vẫn thấy sự nối tiếp của tâm trạng nhân vật Tôi. Nhấn mạnh thêm sự trôi nhanh đến gấp gáp của thời gian so với cuộc sống: ban ngày thì chóng tối, tối vẫn phải làm, nào được ngủ đẫy giấc. Câu thơ có ý tạo không gian để quan sát về thế hệ trước đó nhằm dẫn tới khẳng định một quy luật thời gian của các thế hệ nhà nông. Đó chính là sự trung dung của thế hệ cha mẹ đã từng trải để về già. Không gì bằng mượn tục ngữ kết lại từ ngàn đời của cha ông ta: đêm nay trời sáng sao, ngày mai nhất định sẽ nắng. Và thế là phải quá. Đến đây, tác giả như muốn chầm chậm lại để chiêm nghiệm. Nhưng để làm gì? Để cân bằng lại quá trình khác biệt của chậm và nhanh chăng? Song, với trung tâm vẫn là Tôi thì con người - về mặt tâm sinh lý, biết nhìn trước, nhìn sau mới hợp với lẽ sống thường tình. 

Bùi Việt Mỹ đã mang nặng hình bóng quê nhà vào nhiều trang viết của mình: từ văn xuôi đến thơ, qua các tác phẩm như: Vụng làng - văn, Vườn nắng, Tản mạn ngoại thành, Những luống cày vắng mùa - thơ… Với Bùi Viêt Mỹ, cái xuất xứ quê mùa đó là niềm tự hào, và những kỷ niệm, trải nghiệm văn hóa ở miền quê là chất xúc tác khơi nguồn cảm hứng sáng tạo. Bài thơ Ngày thật giản dị, đầy ắp hình ảnh, tiết tấu hàm súc của nhà thơ Bùi Việt Mỹ, cùng với nhiều sáng tác khác nữa của anh, có thể hình dung diện mạo tài năng cũng như bản thể chân chính của tác giả.
(0) Bình luận
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
  • Duyên
    “Lên luôn đi. Tôi chọn cành này thế nào ông cũng sướng mê tơi bời”. Nghe Trúc nói tôi phóng luôn ra bãi sông Hồng. Dinh đào trong đê truyền thống giờ chỉ còn trong ký ức vì đã thành khu Ciputra, nên dân Nhật Tân chuyển ra ngoài ấy, ít năm trước còn than vãn đất tốt quá trồng đào bị lốp. Dinh mới giờ thành cánh rừng mênh mang, cái đẹp quá mạnh hiếp đáp con người. Trúc toe toét bên những cành đã chọn xong, hạ xuống: “Mệnh ông hợp với thế huyền bay lên, mang về làm ăn sẽ tốt”. Tôi ngần ngừ muốn xin cành bạt p
  • Khói chiều nhớ Tết làng xa
    Con người ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi xa làng, xa quê có rất nhiều thứ để nhớ. Đặc biệt là vào những ngày cuối năm lây phây mưa bụi, Tết đến xuân về. Có người nhớ gia đình, nhớ bữa cơm sum họp ngày tất niên đến quay quắt. Có người nhớ mùi của Tết đến cồn cào, nhớ mùi của lá dong, gạo nếp, mùi của hoa đào, quất cảnh, của nồi nước mùi già còn bốc khói nghi ngút. Với tôi, trong tất cả những điều để nhớ về Tết xưa còn có thêm một thứ mùi, đó là: Mùi của khói.
  • Phố núi đợi mùa
    Sớm mai thức giấc, cơn gió mang cái lạnh se sắt từ đâu ùa về. Tia nắng mỏng manh không đủ sức tan đi giọt sương khuya còn ướt đầm trên lá, ngược lại, biến chúng thành những viên ngọc lóng lánh cười trong nắng. Mới dăm hôm trước, nắng thu vẫn còn ấm áp cả không gian, mà nay, khí trời bàng bạc như thể mùa đông chạm ngõ. Ngó bên hiên nhà, hoa dã quỳ bừng nở, thay thời gian báo hiệu mùa về.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cho biết, hai bộ phim “Lời hứa Điện Biên” và “Chiếc xe thồ Điện Biên” đang trong quá trình sản xuất, hoàn thiện để chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Vụ nam sinh bị đánh tổn hại 99% sức khỏe: Công an Hà Nội sẽ xử lý nghiêm việc đưa thông tin xấu độc
    Liên quan đến việc một nam sinh tại quận Long Biên (Hà Nội) gần đây bị đánh tổn hại sức khỏe 99%, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, đang tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý đúng người đúng tội. Đồng thời cơ quan công an điều tra, xử xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức đưa thông tin xấu độc về vụ việc này trên mạng xã hội.
  • Thương hoài xe sứ hàng rong
    Bố tôi bảo rằng, người Hà Nội sành sỏi chơi hàng gốm sứ, có đắt một chút mà món hàng ưng ý họ cũng sẽ mua. Mà gốm sứ Bát Tràng mang theo hồn cốt người Hà thành, dẫu đồ sứ nhập ngoại hay đồ nhựa, inox ào ạt thì gốm sứ Bát Tràng luôn có một vị trí trang trọng trong ngôi nhà của họ.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Một chiêm nghiệm thú vị về chậm - nhanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO