Một lần tới Thủ đô

Trần Đăng| 10/10/2019 09:17

Trời vừa tối sầm lại thì bốn chiến sĩ xuống cầu vào tới trong thành phố. Trong gió rét căm căm, dưới trời mù tối và xám lạnh, sương tỏa vào phố từ phía bờ sông, nên không nhìn rõ mặt mũi của bốn bóng người, hàng một, thấp thoáng bước theo nhau. Nhưng chỉ nhìn những bộ quần áo đen xám mỏng tanh, chẽn vào lưng, thắt vào bắp chân mỗi người, khẩu súng lớn đeo bên hông của người đi đầu, hình con dao quắm bên sườn một người đi sau cũng đủ biết đấy là bốn chiến sĩ mới từ chiến khu về.

Một lần tới Thủ đô
Minh họa của Lê Huy Quang
Trời vừa tối sầm lại thì bốn chiến sĩ xuống cầu vào tới trong thành phố. Trong gió rét căm căm, dưới trời mù tối và xám lạnh, sương tỏa vào phố từ phía bờ sông, nên không nhìn rõ mặt mũi của bốn bóng người, hàng một, thấp thoáng bước theo nhau. Nhưng chỉ nhìn những bộ quần áo đen xám mỏng tanh, chẽn vào lưng, thắt vào bắp chân mỗi người, khẩu súng lớn đeo bên hông của người đi đầu, hình con dao quắm bên sườn một người đi sau cũng đủ biết đấy là bốn chiến sĩ mới từ chiến khu về.

Dân chúng Hà thành từ hai, ba tháng nay đã quen thuộc với những hình dạng ấy. Và những ngày chưa xa, chính những hình dạng ấy đã làm tất cả Hà Nội sôi nổi, hân hoan.

Nhưng hôm nay mới về thì hình như chiến sĩ đến chậm quá! Mà có bốn người thì ít quá! Hình ảnh khêu gợi và quyến rũ của chiến sĩ đều trở nên tầm thường rồi.

Vả lại những trẻ bán báo, những bác hàng rong, những phu phen, thợ thuyền… nghĩa là tất cả những người còn thích xem chiến sĩ nhất, sau một ngày vất vả làm ăn trong thành phố đã tản mát cả ra những ngoại ô, ngoài bãi, trở về nhà; hoặc đã chúi vào mấy xó cửa ngay trong phố tránh cái rét, càng về chiều càng buốt căm căm.

Nhưng mặc dầu, chỉ biết rằng chiều hôm nay, không có ai đi đón chiến sĩ mà cũng chẳng ai đi theo xem. Nhớ lại có ngày chân cầu, thành cầu đầy người bám, và phố ở dưới chân cầu, người xếp hàng hai bên dài tăm tắp.

Nhưng mà thực ra, chiến sĩ thản nhiên, im lặng bước, đi hàng một - lối đi rừng - người đi sau dẫm lên dấu chân của người đi trước, không hề chú ý gì đến chung quanh.

Cho tới đầu phố Hàng Ngang thì đèn thành phố bật sáng. Và cùng với đèn thành phố, một cảnh tượng tưng bừng cũng sáng bật lên. Lối đèn phòng thủ lù mù vừa bị bỏ đi. Nhiều cửa hiệu im lìm suốt mấy năm chiến tranh đã sáng rực hẳn lên. Những tủ kính hắt ra hè phố từng mảng ánh sáng vuông vắn - Ánh sáng rực rỡ, ấm cúng lạ thường, trong không khí lạnh dưới trời không trăng sao, và lòng người như phấn khởi hẳn lên. Không ai bảo ai, tất cả mọi người đua nhau ra đường. Mỗi lúc một đông thêm, từ các ngả đường, người và xe dần dần như nêm như cối náo nhiệt đổ mãi vào những phố Hàng Ngang, Hàng Đào, mạch máu của Hà Nội.

Thực là đằng đẵng mấy năm trời sau bao nhiêu biến cố, hãi hùng và mong đợi, cảnh phồn thịnh, lộng lẫy, sáng sủa như vậy mới trở lại. Nhưng trở lại hơi vội quá chăng?

Nhiều thứ hàng thuộc về loại xa xỉ phẩm tưởng không bao giờ còn được trông thấy nữa, hay còn dùng làm gì được nữa, đã lại từ lúc nào hiện về, nằm im trong lần kính, quý giá và êm đềm như giấc ngủ của nàng công chúa trong truyện thần tiên.

Hà Nội vội vàng sống lại đêm nay những đêm nào của một thời đã qua để xứng với tên kinh thành hoa lệ và người của Hà Nội chiều nay cũng thực là những người của đất văn vật nghìn năm…

Rất nhiều kiều dân và võ quan ngoại quốc trong bộ đồ len ấm áp, sang trọng tỏa ra những hương thơm ngào ngạt của nước hoa và của yên hương. Những chiếc áo khoác trắng như tuyết trên vai những thiếu nữ Việt Nam hay những thiếu phụ mới từ miền Bắc xuống đây, thấp thoáng trong những chiếc xe hơi kiểu lạ, bóng loáng, xịch máy, từ từ đi trong phố. Mặc dầu tất cả những sự đã xảy ra, một võ quan Nhật Bản vẫn lẫm lượt ngồi trong một chiếc xe hơi buông mui với gươm và găng tay trắng, rẽ qua một cổng chào có hình thanh thiên bạch nhật và hàng chữ Hoan hô Đồng minh.

Thủ đô Việt Nam được tô điểm bằng bao nhiêu màu sắc quốc tế. Đời sống Việt Nam cũng phản chiếu được ngay cái ánh sáng phù hoa ấy. Phòng trà ở góc phố Hàng Bạc, một ánh sáng đều nhạt, dịu dàng. Những thanh niên tuấn tú ngồi bên những màu thêu hoa. Những tiếng đàn rền rĩ ở những cung trầm. Xa chút nữa, cánh cửa của một tiệm nhảy hé mở để một võ quan ngoại quốc cao lớn lách cặp thướt tha cũng như chợt thoát bay ra ngoài tiếng đàn lả lướt.

Tiếng đàn lả lướt vẳng đưa trên trời và trong đêm Hà Nội. Những ham muốn mạnh mẽ và hồi hộp nặng sa vào trong lòng mấy trang thanh niên bước vội trên vỉa hè. Nước hồ gươm rung làn ánh sáng như giục giã. Chút sương mờ trước mắt như đợi chờ.

“Ái tình trong giờ phút này đã phấn khởi hẳn lên trong mắt những ai ai”.

Nhưng trong ánh sáng ấy, giữa những luồng sinh khí ấy, bốn chiến sĩ vẫn thản nhiên bước theo hàng một lối đi rừng người đi sau dẫm lên dấu chân người đi trước. Nét mặt họ lúc này đã trông rõ được: bốn khuôn mặt to, đen sạm, hiền hậu vô cùng, nhưng yên lặng và thản nhiên vô cùng. Những đôi mắt ấy không sáng lên một chút nào trước những ánh sáng rực rỡ kia. Những đôi mắt chỉ nhìn thẳng để bước đều lên. Tiếng hát của một hộp vô tuyến điện có làm cho người đi đầu nhìn ngang một chút, nhưng mà vẫn như không nghe thấy. Vì tiếng hát đã hát rằng:

Buồn nhớ khóm trúc ngày xưa
Buồn trông tình xưa còn đó.

Người xưa còn nhớ ta chăng ?
Hay đã quên rồi?

Thực vậy, mắt mở mà không trông, tai lắng mà không nghe, bốn chiến sĩ đều bước theo người đi đầu dẫn đường. Không có một chút tình ý gì, không có một dây liên lạc nào giữa những người ấy, với những cảnh tượng ấy. Kỷ niệm âm u và xa vắng của rừng núi không tan biến trước ánh sáng của kinh thành.

Bốn chiến sĩ cứ tiến dần mãi ra ngoại ô. Họ tìm tới một trường quân chính. Đây là mục đích của họ lần này về Thủ đô. Họ đến chậm rồi, nên có vẻ vội vã lắm.

Sáng mau, ở bãi cỏ nhà trường, họ sẽ chào lá cờ đỏ sao vàng. Những ngày ở lại đây, học còn được xem nữa cái ánh sáng của kinh thành. Nhưng xem mà vẫn không hề lưu luyến. Không bao giờ hai bên sẽ hiểu nhau. Một ngày mai, trở về rừng núi, hay xông pha nơi khói lửa, có lẽ kỷ niệm của họ ở Thủ đô chỉ là một lá cờ mỗi sáng kéo lên trên bãi cỏ ướt của nhà trường. Còn những cảnh khác vô tình họ đã nhìn thấy, thì lại sẽ vô tình lần lần phai mờ mà mất hẳn đi.

Và đấy là một kỷ niệm ấm áp độc nhất của một thành phố đầy ánh sáng và len dạ.
Tháng 1/1946
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trở lại Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trở lại Điện Biên của tác giả Nguyễn Lê Hằng.
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Hà Nội mở tuyến du lịch nội đô đầu tiên kết nối trung tâm với ngoại thành
    Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội”, là tuyến du lịch nội đô chính thức đầu tiên được công bố trong kế hoạch phát triển hệ thống các tuyến du lịch kết nối trung tâm Thủ đô với các địa phương ngoại thành Hà Nội.
  • Trường Tiểu học Phương Mai: Ngày hội trải nghiệm “Đón em vào lớp 1”
    Sáng 14/4, các em học sinh thuộc trường Mầm non Phương Mai; Mầm non Hoa Sữa; Mầm non Kim Liên... có buổi tham quan trải nghiệm đầy hào hứng và thú vị tại Trường Tiểu học Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội).
  • Lưu học sinh Lào đón Tết cổ truyền Bunpimay ở Cố đô Huế
    Hàng trăm lưu học sinh Lào đang sinh sống, học tập tại tỉnh Thừa Thiên Huế rạng rỡ cười tươi và tham gia đón Tết cổ truyền Bunpimay ở Cố đô Huế
Đừng bỏ lỡ
  • Tuần lễ xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 thu hút đông đảo người dân và du khách
    Từ ngày 12-16/4, tại khu di tích chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội), trong khuôn khổ Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai hội chùa Thầy, Tuần lễ xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 được khai mạc với hơn 100 gian hàng giới thiệu, quảng bá các sản OCOP, sản phẩm làng nghề, không gian văn hóa và ẩm thực đã thu hút rất đông người dân và du khách đến tham quan, mua sắm.
  • Hà Nội có thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các Quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong 8 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận lần này, Hà Nội có 2 di sản.
  • Phim Việt "Song lang" được xướng tên Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM
    Lễ trao giải tối 14/3, phim 'Song lang' được xướng tên cho giải thưởng 'Phim về TP HCM xuất sắc', đạo diễn Leon Lê bất ngờ vì không biết phim mình được đề cử, diễn viên Kiều Trinh bật khóc.
  • Xúc động chuyện tình tướng Hoàng Đan và vợ qua những bức thư
    “Tôi mong độc giả, nhất là các bạn trẻ khi đọc cuốn sách sẽ tin rằng tình yêu có thật” - Đó là chia sẻ của tác giả Hoàng Nam Tiến tại buổi ra mắt sách “Thư cho em” do Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chiều 13/4.
  • Trưng bày ảnh về du lịch Quy Nhơn (Bình Định) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
    Trong 2 ngày 12-13.4 tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (TP. Hà Nội) đơn vị tổ chức “Trưng bày ảnh du lịch Quy Nhơn – Bình Định”. Sự kiện trên do Sở Du lịch Bình Định phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, Sở VHTT Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Hà Nội (HANTA) và Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp tổ chức.
  • Thành lập BTC các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1944/QĐ-UBND thành lập Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Du lịch Việt Nam được quảng bá qua điện ảnh tại Hollywood
    Chương trình mục tiêu quốc gia xây Việt Nam sẽ tổ chức Expo in Hollywood quảng bá du lịch tại Mỹ, mời 200 nhà làm phim ở Hollywood đến tham dự và hợp tác dựng nông thôn mới.
  • Lần đầu tiên trình diễn ánh sáng bằng drone trong Lễ hội chùa Thầy
    Tối 12/4, trong buổi Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy năm 2024, người dân huyện Quốc Oai và du khách đã lần đầu tiên được chứng kiến màn biểu diễn ánh sáng bằng drone trên bầu trời xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội)– Khu di tích chùa Thầy.
  • Tọa đàm “Bảo quản phục chế tài liệu lưu trữ- Để ký ức luôn hồi sinh”
    Sáng ngày 12/4, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức tọa đàm “Bảo quản phục chế tài liệu lưu trữ - Để kí ức luôn hồi sinh” nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho công tác bảo quản, phục chế những tài liệu, tư liệu quý trong giai đoạn chuyển đổi số.
  • Xuất bản cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức". Cuốn sách là tư liệu bổ ích giúp bạn đọc thêm hiểu biết về những chiến thắng vẻ vang và trọng đại của dân tộc ta diễn ra trong thế kỷ XX.
Một lần tới Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO