Một người đa cảm, đa mang

Vũ Nho| 14/03/2020 11:22

Về tập thơ “Thấp thỏm quê” của Bùi Thị Hạnh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2019 Cô giáo môn Ngữ văn Bùi Thị Hạnh, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội sinh trưởng ở Hà Nội. Tập thơ “Thấp thỏm quê” là tập thơ thứ ba của nhà giáo đa cảm, đa mang. Đa cảm vì kể từ khi cầm bút viết bài thơ “Hoa tình đầu”, cũng là tên tập thơ đầu, cô giáo trẻ ấy đã yêu bằng một tình yêu thủy chung bền bỉ dù có vẻ đơn phương, vô vọng

Một người đa cảm, đa mang

Cô giáo môn Ngữ văn Bùi Thị Hạnh, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội sinh trưởng ở Hà Nội. Tập thơ “Thấp thỏm quê” là tập thơ thứ ba của nhà giáo đa cảm, đa mang. Đa cảm vì kể từ khi cầm bút viết bài thơ “Hoa tình đầu”, cũng là tên tập thơ đầu, cô giáo trẻ ấy đã yêu bằng một tình yêu thủy chung bền bỉ dù có vẻ đơn phương, vô vọng:

Mình em đi khắp muôn phương
Vớt câu hát cũ lời thương ngày nào […]
Yêu chi yêu suốt một đời
Chỉ mong người nói một lời trăng suông
Ngó sen rời vẫn tơ vương
Ngàn năm Ngâu lã chã thương tình đầu 

Đa mang vì “thấp thỏm quê” là trạng thái không yên lòng, luôn lo lắng, hồi hộp, bất an đối với quê. Mà quê, thì không phải “mỗi người chỉ một” như nhiều người. Quê với người làm thơ là Thành phố Hà Nội, nơi sinh trưởng, lại còn là quê cha ở Hà Nam, quê mẹ ở Kiến An, Hải Phòng. Một tấm lòng thấp thỏm ba quê! Hơn nữa, khi ở Việt Nam thì Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam là quê, còn khi ra nước ngoài nhìn về thì Việt Nam là đất nước, là quê hương, quê Việt. Khi ấy thì miền Trung, Cà Mau, Cần Thơ hay Hà Giang, Yên Bái cũng là quê Việt, cũng là niềm thấp thỏm của người viết!

Với quê mẹ An Lão, người viết “bao đêm thấp thỏm xa xôi” với người quê “Tảo tần chan gió gội mưa”:

Người quê chân đất áo sồng
Phù sa lắng đọng dòng sông nên mùa
Ngón chân tõe đỏ mặn chua
Mồ hôi bạc cả gió lùa sương đông
Xâu cua cõng nặng cánh đồng
Cái tôm, cái cáy phập phồng đói no
(Thấp thỏm quê)

Thật nồng nàn, da diết. Đó là những câu thơ mộc mạc nhưng thấm đẫm tình của người hiểu quê, yêu quê đến thắt lòng.

Quê mẹ còn trở đi trở lại trong các bài thơ “Mẹ tôi”,  “Giỗ mẹ ở Anh quốc”, “Về quê”:

Nước người gió trước gió sau
Ngọn nào gió quẩn hàng cau mẹ về
Dâng xôi lúa, miến dong quê
Thoảng hương ngô nếp triền đê làng mình
 (Giỗ mẹ ở Anh quốc)

Cái làng quê nghèo “Lúa non ướp hương đồng lên vời vợi/ Quả chay mớ tép thơm suốt tuổi thơ” theo  người viết  suốt  đời thành “mảnh hồn quê”:

Lạc lối áo cơm bên kia dốc đời
Giật mình vì kèo tắc kè nấc cạn
Ta nhặt những mảnh nấc gãy vụn của mình
Dì ơi! Mẹ ơi! Làng ơi!...
Gom vào tim thành mảnh hồn quê
 (Về quê)

Quê cha được hoài niệm, thấp thỏm trong  các bài thơ “Bến Châu Giang”, “Tiếng gọi bến quê”,  “Chùa Đọi Sơn ngày bão”. Cái bến quê, không chỉ là bến sông quê như người ta thường hình dung, mà là bến đỗ của đời người sau một thời trôi dạt. Một hình ảnh thơ  mới lạ rưng rưng không biết có chút  bóng dáng nào từ bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của Hạ Tri Chương?:

Tha hương suốt một đời
Cuối đường trần trở lại
Nấm đất tươi ngai ngái
Thổn thức hoài  bến quê…
(Bến đậu cuối cùng là nấm đất mộ)

Người viết cũng dành cho Hà Nội, quê sinh trưởng những hoài niệm, thương mến trong các bài thơ “Chợ trong … Mơ”,  “Hà Nội mùa xa…”, “Sang mùa”, “Con dâu Hà Giang”, “Viết ở Bệnh viện Hữu Nghị”. Chị đã phải gọi to lên:

Sương thoảng mờ Hà Nội
Giờ chỉ mình em thôi
Quê hương Thăng Long ơi!
Mùa sấu đi qua rồi
 (Hà Nội mùa xa)

Người đọc ấn tượng sâu sắc với những bài thơ về  những miền quê Việt bị thiên tai, bão lũ.  “Phập phồng đất mẹ thức cùng thương đau”. Đấy cũng chính là lí do vì sao nhà thơ luôn thấp thỏm, trăn trở, lo âu:

Một người đa cảm, đa mang
Bão qua nhà rách mái trơ
Vì kèo gió rít xác xơ xóm nghèo
Mặt người héo hắt gieo neo
Lênh đênh kiếp lúa bọt bèo kiếp ngô
(Thảm khốc bão)

Rồi cái lụt khủng khiếp do con người “xả lũ đúng quy trình”:

Nước réo bốn bề cửa nhà ngoi ngóp
Cây trồi lên trụt xuống
Lúa chết đuối
Lơ thơ tóc lá chòm ngô
Nghe trong óc sóng vỗ
Bùn tràn vào tim
  (Xả lũ)

 Nước ta là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhưng vẫn còn những “mùa đói” do thiên tai, nắng hạn năm 2016. Những câu thơ thật ám ảnh và đầy trách nhiệm công dân:

Vọng cổ khản đặc thều thào hát
Thương em hoài lắt lẻo cầu tre…
Trâu gầy hóp nhai mùi lá cháy
Nuốt vêu vao lũ cừu khoác bộ áo vàng quăn
Đàn bò gõ móng mặt sông vỡ toác
Rờn rợn héo úa cả đồng thẳng cánh cò bay
 (Mùa đói)

Sẽ không ngạc nhiên khi cô giáo - nhà thơ chắt chiu những tình cảm mến thương những miền quê khác như  Ninh Kiều, Tú Lệ, Đường Lâm,... Chị “Thương lắm đất Mũi”, nặng lòng với “Tình cao nguyên đá Hà Giang”. Được đến những miền đất khác nhau trên thế giới, nhưng người đa cảm đa mang “thấp thỏm quê” ấy không phút giây nào quên quê Việt thân thương:

Tháp Bigben như thơ
Ngửa mặt ngưỡng mộ nước Anh
Còn nhớ Tháp Rùa cổ kính
(Vai gầy mẹ đây con hãy tựa đầu)

Mưa Kob Lenz  giọt ngã giọt bay
Rặng aisbau gió thổi tung vòm lá
Xòe tay hứng… mát mưa Hà Nội
Thảng thốt nước mắt sâm cầm ướt đẫm lòng nhau
   (Từ Koblenz nhớ nhà)

Nghìn đảo Torento nhớ Hạ Long diết da
Phố cổ trầm mặc dòng đời chảy qua
(Thơ mộng Canada)

Đó là cảm nhận về nỗi thấp thỏm, lo lắng, yêu  mến, thương quê của tác giả. Trong tập này, nhà giáo - nhà thơ Bùi Thị Hạnh còn viết về tình mẹ con, thầy trò, chồng vợ, bạn bè, về các thi nhân Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính. Đặc biệt còn có ba bài viết : “Học để làm thơ” nói về những sửa chữa, biên tập thơ của các nhà thơ Tạ Hữu Yên, Vũ Quần Phương, Vương Trọng, Duy Khoát, Nguyễn Thế Kiên, Bàng Ái Thơ, Nguyễn Mạnh Chu, Đoàn Thông, Đỗ Quyết. Hai bài bình thơ của tác giả do hai nhà thơ Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội là Đỗ Chiến Thắng, Lê Hà viết về bài Hoa tình đầuBát canh đay.

Tác giả mong muốn gặp gỡ: “Ai người tri kỉ chút vấn vương” (Gửi tri âm). Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều bạn bè, đồng nghiệp, học sinh và người đọc tri âm thơ chị.
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Một người đa cảm, đa mang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO