Mùa du lịch: Cẩn trọng khi ăn hải sản!

Thương hiệu công luận| 05/08/2018 16:40

Trong số 39 loài sinh vật có chứa chất độc do Viện Hải dương học Nha Trang công bố, có 22 loài cá, một loài mực tuộc, hai loài ốc, ba loài cua, một loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.

Hiện nay là thời điểm người dân đi du lịch rất nhiều nên việc sử dụng hải sản trong các bữa ăn là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, cần phải hết sức thận trọng khi lựa chọn các loại hải sản để tránh bị ngộ độc. Trong 41 loài sinh vật độc trên có 5 loại cực độc là: cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chuột vằn mang, trong đó cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất. Chất độc chứa trong cá nóc và nhiều loại hải sản khác như mực đốm xạnh, so biển, cá bống vân mây… là tetrodotoxin, có tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Mùa du lịch: Cẩn trọng khi ăn hải sản!

Cá nóc bóng bay (cá bong bóng)

Mùa du lịch: Cẩn trọng khi ăn hải sản!

Trong cơ thể cá và hải sản độc, thường trứng và gan là hai nơi tập trung độc chất cao nhất. Nhưng cũng có những hải sản độc, độc tố lại tập trung chủ yếu ở thịt và da như loài cá bống vân mây. Còn đối với ba loài hải sản độc khác là cua hạt, mực đốm xanh và so biển thì tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể chúng đều chứa chất độc.

Mùa du lịch: Cẩn trọng khi ăn hải sản!

Mực đốm xanh

Đặc biệt, khi hải sản chết, vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh, xâm nhập nhanh. Độc tố trong hải sản tiết ra nhanh, đồng thời men phân giải chất đạm hoạt động mạnh khiến chúng bị hỏng trong thời gian ngắn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, sau khi ăn phải hải sản độc từ 10 phút đến vài giờ, người bệnh khi bị dị ứng hải sản sẽ có biểu hiện tê môi, lưỡi, miệng, mặt, tê các ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân; khó chịu trong người như nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, sưng mắt, sổ mũi, hắt xì liên tục... đó là những trường hợp nhẹ. Những trường hợp bị phản ứng nặng hơn sẽ làm cho người bệnh mệt lả, yếu cơ, liệt cơ tiến triển nên đi đứng loạng choạng không vững. Tình trạng liệt cơ nặng lên nhanh chóng dẫn đến liệt toàn thân, kể cả hô hấp, khiến người bệnh không thở được, suy hô hấp, ngừng thở, mạch chậm, huyết áp hạ và hôn mê, dẫn đến tử vong.

Khi thấy biểu hiện dị ứng, ngộ độc hải sản, trước hết, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, nhất là sau bữa ăn 1-2 giờ. Trong đó, nôn là biện pháp có hiệu quả nhất. Người bị ngộ độc có thể dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), đưa vào gần cuống họng sẽ có phản ứng nôn ngay hoặc cũng có thể dùng ngón tay ngoáy họng. Sau đó, cần cho người bệnh uống nước trà đường nóng để bù nước, cầm đi lỏng, phân giải hòa loãng chất độc.

Trường hợp bị nhiễm ít chất độc, bệnh nhẹ: Sau khi ăn phải hải sản độc từ 10 phút đến vài giờ, người bệnh thấy tê môi, lưỡi, miệng, mặt, tê các ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Đồng thời thấy đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt…

Trường hợp nặng: Người bệnh mệt lả, yếu cơ, liệt cơ tiến triển nên đi đứng loạng choạng không vững. Tình trạng liệt cơ nặng lên nhanh chóng dẫn đến liệt toàn thân, kể cả hô hấp, khiến người bệnh không thở được, suy hô hấp, ngừng thở, mạch chậm, huyết áp hạ và hôn mê, dẫn đến tử vong.

Trong cơ thể cá và hải sản độc, thường trứng và gan là hai nơi tập trung độc chất cao nhất. Nhưng cũng có những hải sản độc, thịt và da lại là những nơi tập trung độc tố cao hơn cả, như loài cá bống vân mây.

Chất độc của cá này tuy có ở tất cả các bộ phận cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở da, cứ 100g da có thể giết chết 9 – 10 người.

Theo TS.BS  Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Quân đội Trung ương 108, có thể dùng nước sắc lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho bệnh nhân uống. Trường hợp ngộ độc cá, tôm, sò, ốc dùng lá tía tô tươi 50 gam, sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống trong ngày hoặc dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50 gam sắc uống cũng cho kết quả tương tự. Trường hợp ngộ độc cá nóc dùng ngọn khoai lang 50 - 60 gam, muối ăn 6 gam, hai thứ đem giã lẫn, vắt lấy 1 bát nước uống trong ngày. Những trường hợp nặng hơn cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ cứu chữa kịp thời.

Dị ứng, ngộ độc khi ăn hải sản là một tình trạng thường gặp, tuy nhiên không phải người nào cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó, dẫn đến tâm lý chủ quan. Để phòng tránh ngộ độc hải sản, các bác sĩ khuyến cáo:

Không ăn hải sản khi chưa được nấu chín, đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây ngộ độc cao. Do đó, tuyệt đối không được ăn các loại hải sản khi còn sống đặc biệt là cua. Cua sống dễ ngộ độc là do trong thịt có chứa nang trùng. Loại ký sinh trùng này khi xâm nhập vào người sẽ phá hoại phổi dẫn tới ho, khạc ra máu, ngoài ra, một lượng nhỏ kí sinh xâm nhập lên não dẫn tới co giật thậm chí dẫn tới bại liệt.

Không ăn hải sản đã để lâu vì khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc gây ngộ độc.

Không nên ăn hải sản tái, gỏi hải sản và các loại thức ăn sống khác để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh tiêu chảy cấp. Nên ăn những loại cá tươi và chế biến sạch sẽ trước khi sử dụng. Ăn chín uống sôi.

Thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ nên chắc chắn rằng loại hải sản đó đã được cư dân địa phương ăn phổ biến nếu như bạn đang du lịch đến vùng đất mới. Với các món ăn mới thì nên ăn thăm dò để tránh bị dị ứng.

Tránh các loại hải sản có thể chứa chất độc như cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển… Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường. Lưu ý là độc tố trong hải sản ít khi được loại bỏ bằng cách nấu ăn hoặc làm đông lạnh. Không nên ăn các loại hải sản sống ở vùng nước bị nghi ô nhiễm.

Tình trạng dị ứng, ngộ độc hải sản còn có thể nguy hiểm hơn nếu xảy ra ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh. Chính vì vậy, tuyệt đối không cho bé thử những loại hải sản lạ. Với những loại hải sản thông thường, phụ huynh nên cẩn thận tập cho con ăn từng chút một để thử phản ứng của cơ thể con trước. Nếu thấy trẻ bình thường thì mới tiếp tục cho ăn tăng lượng dần để cơ thể con có thời gian thích nghi.

Trong thực tế hầu hết các trường hợp ngộ độc hải sản nặng đều do ăn phải những loài cá biển và hải sản chứa độc tố mạnh. Ngoài ra cũng có một số người bị trúng độc do sờ mó hoặc vô tình chạm vào những loài rắn biển, cá mặt quỉ, mực đốm xanh, ốc cối… nên bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc. Các độc tố của con vật sẽ theo răng hoặc tên độc của chúng phóng ra xâm nhập cơ thẻ người qua vết thương gây ngộ độc

Còn đối với ba loài hải sản độc khác là cua hạt, mực đốm xanh và so biển thì tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể chúng đều chứa chất độc. Cũng vì vậy, các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng tuyệt đối không dùng các loài hải sản độc chế biến thức ăn dưới bất cứ hình thức nào và với bất cứ bộ phận nào của cơ thể chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Mùa du lịch: Cẩn trọng khi ăn hải sản!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO