Mùa hạnh phúc

HNMCT| 29/10/2020 07:49

Gió mùa về, se lạnh - cái lạnh dịu dàng trong nắng thu. Hơi lạnh mang đến chút bỡ ngỡ xen lẫn thân thương, báo hiệu mùa đẹp nhất: Mùa của những cặp uyên ương.

Mùa hạnh phúc
Minh họa: Nguyễn Đăng Phú.

Mùa cưới, bận bịu mà vui. Tiết thu dễ chịu như vun vén cho hạnh phúc đôi lứa. Bao năm qua, người ta vẫn yêu đương, cưới hỏi. Phong tục mỗi vùng mỗi khác, cầu kỳ hay giản dị tùy thời, nhưng có những lễ nghi chẳng thể nào thay đổi. Ở Hà Nội, dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới là ba ngày để trai gái nên lứa thành đôi. Khi nam thanh nữ tú về thưa chuyện với gia đình thì cũng là lúc hai bên gia đình tất bật chuẩn bị lễ hỏi để tác hợp cho đôi trẻ.

Tráp xưa chẳng trang trí cầu kỳ như bây giờ mà vẫn toát lên sự sang trọng của đám hỏi Hà Nội. Sính lễ đi theo là quả cau cơi trầu, bánh giày bánh chưng hoặc bánh cốm, bánh phu thê, là mứt sen vuông hộp, chè đựng đầy chai. Từ xa, nhà gái đã thấy màu đỏ thạch lựu của những quả hồng chín vấn vít với màu xanh ngọc nõn nà của cặp bánh phu thê; những cô cậu bưng tráp kính cẩn ngay ngắn xếp sính lễ nhà trai ra lối ra hàng, khởi đầu cho một mối nhân duyên thật đẹp. Đến ngày cưới, già trẻ gái trai nhà trai nhẹ nhàng bước qua cánh cổng đề ba chữ “Lễ vu quy” của nhà gái. Cô dâu chú rể dâng hương trước ban thờ gia tiên, rồi nàng dâu lên xe hoa về nhà chồng. Xưa, chú rể rước dâu bằng xe ngựa, còn giờ là dàn ô tô kết hoa... Nét đẹp đó từ xưa đến nay vẫn vậy, duy chỉ có những điều nho nhỏ là ngày càng đổi khác cho hợp thời.

Cô dâu chú rể nào lo đám cưới mà lòng không ngổn ngang trăm bề. Đã có đấng sinh thành thu xếp đại sự nên phần nào an tâm, nhưng bản thân lại phải lo biết bao việc khác, từ bộ ảnh cưới, cặp nhẫn kết duyên, phông rạp đón khách đường xa đến tấm thiệp hồng báo tin mừng khắp chốn. Những người con sinh ra, lớn lên ở Hà Nội khi chụp ảnh cưới cũng mong đưa vào bộ ảnh của đời mình những góc những hình đẹp nhất, thơ nhất của đất kinh kỳ. Từ hồ Hoàn Kiếm, Nhà thờ Lớn, cầu Long Biên đến hàng cây cổ thụ trên phố Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu..., những “địa danh” trở thành chứng nhân, không phải của một quá khứ đạn bom mà của hạnh phúc lứa đôi vẹn tròn.

Rồi sát ngày ăn hỏi, từng bộ áo dài truyền thống, cách tân được nhà gái đem ra sửa soạn. Cô dâu chú rể rong ruổi khắp “băm sáu phố phường” tìm đến những cửa hàng truyền thống, lựa cho mình tấm áo ưng ý. Những gia đình gốc Hà Nội còn giữ truyền thống xưa, người bà, người mẹ trao cho con gái bộ đồ truyền qua nhiều thế hệ. Nàng tháo vát thêm vài đường kim mũi chỉ, tấm áo thêm vừa vặn duyên dáng.

Lễ cưới thời nay, âu phục trở thành quan trọng. Hiện đại, hào nhoáng, cô dâu chú rể xuất hiện trong bộ váy cưới, bộ vest rạng ngời, sánh đôi bước trong khán phòng ngập tràn ánh sáng. Ai cũng muốn mình đẹp lung linh trước quan viên hai họ. Quan khách ngẩn ngơ, chẳng phải choáng ngợp do những áo những quần, mà do nụ cười hạnh phúc của cặp uyên ương xây tổ ấm.

Mùa cưới, cầm tấm thiệp hồng trên tay, chút đắn đo cơm áo gạo tiền chẳng thể át đi niềm vui của quan khách dành cho cô dâu chú rể. Bởi thêm một tổ ấm hình thành, những điều tốt đẹp sẽ lại được truyền lại cho lớp lớp thế hệ mai sau.

Gió mùa về se lạnh báo hiệu một mùa mới: Mùa của những cặp uyên ương.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Mùa hạnh phúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO