Mùa lễ hội Hà Nội 2019: Đã thấy những tín hiệu vui

HNM| 19/03/2019 16:58

Thời điểm này, những lễ hội lớn có sức thu hút nhiều du khách tại Hà Nội đã diễn ra. So với những năm trước, mùa lễ hội Hà Nội 2019 được tổ chức quy củ, bài bản hơn, chưa để xảy ra những hiện tượng phản cảm, đáng tiếc.

Bình yên ngày khai hội

Ngay sau Tết Nguyên đán, vào ngày mùng 6 tháng Giêng, các lễ hội lớn của Hà Nội đồng loạt diễn ra tại nhiều địa phương như: Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (Đông Anh), lễ hội đền Hai Bà Trưng (Mê Linh)... Các lễ hội đã mang đến không khí đón xuân tươi vui, lành mạnh cho người dân và du khách.
Mùa lễ hội Hà Nội 2019: Đã thấy những tín hiệu vui
Lễ hội chùa Hương cơ bản được tổ chức tốt dù lượng khách dự hội luôn quá tải.

Theo ghi nhận của HNMO, những tồn tại trong khâu tổ chức, quản lý tại các lễ hội đã được khắc phục so với trước. Lễ hội Gióng đền Sóc diễn ra bình yên với việc tán lộc trật tự, không xảy ra xô cướp như nhiều năm trước; lễ hội chùa Hương tuy vẫn “quá tải” nhưng với việc Ban tổ chức đưa vào sử dụng 4.000 đò có gắn biển đã giúp hạn chế tình trạng nhồi khách, an ninh, trật tự được giữ vững... 

Gần đây nhất, lễ hội giằng bông Sơn Đồng - một trong những lễ hội được cho là “điểm nóng” của Hà Nội vì hay để xảy ra tình trạng xô đẩy, bạo lực - cũng diễn ra trong không khí vui tươi, lành mạnh. Thanh niên, trai tráng trong làng khi tham gia giằng bông dù có quyết liệt tranh giành nhưng không xô xát. Du khách vì thế cũng thêm phấn khởi, an tâm khi dự hội làng.
Mùa lễ hội Hà Nội 2019: Đã thấy những tín hiệu vui
Lễ hội giằng bông Sơn Đồng tuy có tranh giành nhưng không có xô xát, bạo lực.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (VH-TT), Hà Nội hiện là địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước với khoảng 1.206 lễ hội diễn ra tập trung vào mùa xuân. Nhiều lễ hội có quy mô vùng, thu hút hàng vạn du khách thập phương như: Hội gò Đống Đa, hội Gióng, hội đền Cổ Loa, hội đền Hai Bà Trưng, hội chùa Hương, hội chùa Thầy, hội chùa Tây Phương, hội đền Và thờ Đức Thánh Tản… Nhiều lễ hội đã khôi phục được những phong tục, tín ngưỡng cổ có giá trị văn hóa sâu sắc.

Đánh giá về công tác tổ chức lễ hội 2019 của Hà Nội, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT cho biết, hầu hết các lễ hội trong dịp đầu xuân Kỷ Hợi diễn ra vui tươi, lành mạnh, đảm bảo đúng quy định, kế hoạch đề ra. Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi, trò diễn giàu tính nghệ thuật, đậm chất dân gian được quan tâm đưa vào lễ hội như: Hát quan họ, hát chèo, đấu vật, đánh đu, thổi cơm thi, múa sư tử, kéo co... Các lễ hội diễn ra cơ bản đảm bảo tiết kiệm và an toàn, được đông đảo dư luận nhân dân đánh giá cao.

Cần tăng cường quản lý và cảnh giác

Thời điểm này, Hà Nội đã làm tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Phần lớn những lễ hội được xem là thu hút đông du khách đều có phương án, kế hoạch tổ chức chặt chẽ, bài bản. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra làm thế nào để công tác tổ chức ấy được duy trì xuyên suốt mùa hội, bởi thực tế còn rất nhiều lễ hội chưa diễn ra. Những rủi ro tiềm ẩn trong các lễ hội làng vẫn chưa bao giờ hết “nóng”.
Mùa lễ hội Hà Nội 2019: Đã thấy những tín hiệu vui
Lễ hội Gióng đền Sóc đã không còn cảnh chen cướp lộc phản cảm.

Còn nhớ năm 2018, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã tổ chức tốt lễ khai hội nhưng đến cuối mùa hội lại để xảy ra hình ảnh phản cảm không đẹp. Ngày 7-5-2018, nhà chùa tổ chức lễ Mông Sơn đại thí thực (lễ tạ, lễ khao) tại sân chùa Thiên Trù và đã để xảy ra tình trạng tranh giành lộc phản cảm. Dù là một nghi lễ được nhà chùa tổ chức thường niên nhưng việc thực hiện phát lộc không đúng cách đã dẫn đến việc người dân ứng xử thiếu văn minh. Đây được xem là bài học rất lớn để Ban tổ chức các lễ hội cảnh giác, đề phòng và có những phương án xử lý kịp thời.

Theo ông Tô Văn Động, đối với các lễ hội có quy mô lớn, tổ chức dài ngày, Sở VH-TT đều hướng dẫn các địa phương thành lập Ban chỉ đạo cấp quận, huyện, thị xã chỉ đạo trực tiếp việc tổ chức lễ hội và cử cán bộ chuyên môn tham gia. Bên cạnh đó, Sở VH-TT cũng có cán bộ túc trực đường dây nóng để kịp thời xử lý những phản ánh của du khách khi có vấn đề.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội năm 2019, UBND thành phố Hà Nội đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, thường xuyên kiểm tra nhiều “điểm nóng” lễ hội.
Mùa lễ hội Hà Nội 2019: Đã thấy những tín hiệu vui
Lễ hội Cổ Loa phát huy được giá trị truyền thống.

Tính đến thời điểm hiện tại, đoàn đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại các lễ hội như: Phủ Tây Hồ (Tây Hồ), đền Sóc (Sóc Sơn), đền Cổ Loa (Đông Anh), đền Hai Bà Trưng (Mê Linh), đền Và, chùa Mía (Sơn Tây); chùa Hương (Mỹ Đức), chùa Trầm, chùa Trăm Gian (Chương Mỹ), Bia Bà (Hà Đông), đền Đức Thánh Cả (Ứng Hòa), đền Thượng (Ba Vì)... Việc tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên của đoàn thanh tra liên ngành phần nào giúp cho khâu tổ chức, quản lý thêm chặt chẽ và quy củ.

Mùa lễ hội Hà Nội 2019 khởi đầu khá bình yên với nhiều tín hiệu vui trong cả khâu quản lý, tổ chức lẫn ứng xử ngày càng văn minh, có hiểu biết của du khách. Dù vậy, một số hiện tượng chưa đẹp mang tính cố hữu vẫn diễn ra tại các lễ hội như: Chèo kéo khách, mất vệ sinh môi trường, hàng quán la liệt, thiếu chỗ gửi xe... Đó cũng là những câu hỏi mà cơ quan quản lý cần có kế hoạch xử lý để những mùa hội sau, các địa phương của Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, văn minh, hấp dẫn du khách.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Mùa lễ hội Hà Nội 2019: Đã thấy những tín hiệu vui
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO