Mưa lũ khủng khiếp đã làm 98 người chết, mất tích và bị thương

Nhóm PV| 12/10/2017 22:13

Sáng ngày 12/10 Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức họp giao ban ứng phó với tình hình mưa, lũ và xả lũ hồ Hòa Bình. Trước diễn biến bất thường của trận lũ khủng khiếp, nhiều địa phương đã phải sơ tán dân đến những nơi an toàn.

Ít nhất 98 người chết, mất tích và bị thương do mưa lũ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ - Ảnh: Xuân Tuyến

Cụ thể,
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã tổ chức sơ tán 13.123 hộ dân tại các khu vực trũng, thấp, có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn (Thanh Hóa 12.969 hộ, Nghệ An 154 hộ).

Tỉnh Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch sơ tán 309 hộ dân /1.321 khẩu vùng xả lũ cống Mai Phương, 3.331 hộ dân/13.134 khẩu vùng xả tràn Lạc Khoái, huyện Gia Viễn và di dời dân vùng trũng thấp tại 7 xã thuộc huyện Nho Quan phòng trường hợp phải xử lý vận hành tràn Lạc Khoái và tràn Đức Long-Gia Tường.


Tỉnh Hòa Bình đã tổ chức di dời trên 300 hộ dân, gồm: 80 hộ hạ du hồ Cháu Mè, 58 hộ hạ du hồ Hòa Bình và một số hộ dân vùng trùng thấp, nguy cơ sạt lở đất.


Tỉnh Yên Bái đã tổ chức di dời và bố trí nhà ở tạm cho 153 hộ trong vùng nguy hiểm.


Theo báo cáo nhanh của các địa phương, thiệt hại bước đầu tính đến 13h00 ngày 11/10 như sau: Chính thức đã có 37 người chết (Sơn La: 05 người, Yên Bái: 04 người, Hòa Bình: 11người, Thanh Hóa: 08 người, Nghệ An: 08 người, Hà Nội 01 người).40 người mất tích (Sơn La: 03 người, Yên Bái: 11 người, Hòa Bình: 21 người, Thanh Hóa: 04 người, Quảng Trị: 01 người).21 người bị thương (Sơn La: 03 người, Yên Bái: 07 người, Thái Bình: 06 người, Hòa Bình: 02 người, Thanh Hóa: 03 người).

Ngoài ra, cũng đã có217 nhà bị sập (Sơn La: 141 nhà, Yên Bái: 46 nhà, Thanh Hóa: 28 nhà, Hà Tĩnh: 02 nhà). 1.059 nhà bị hư hỏng, thiệt hại (Yên Bái: 26 nhà, Hòa Bình: 1000 nhà, Thanh Hóa: 33 nhà).16.740 nhà bị ngập (Sơn La: 07 nhà, Yên Bái: 801 nhà, Phú Thọ: 223 nhà, Thanh Hóa: 14.024 nhà, Nghệ An: 999 nhà, Hà Tĩnh: 686 nhà).791 nhà phải di dời khẩn cấp (Sơn La: 11 nhà, Yên Bái: 235 nhà, Phú Thọ: 91 nhà, Hòa Bình: 300 nhà, Nghệ An: 154 nhà).

Sau khi mở liên tiếp 08 cửa, đến 7h30 ngày 12/10, hồ Hòa Bình đã lần lượt đóng 05 cửa xả đáy, hiện còn mở 03 cửa xả đáy.

Mưa lũ đã làm nhiều tuyến đê gặp sự cố như: Tại Thanh Hóa, tuyến đê tả Chu (đê cấp 2) từ K17+245 – K17+332, đoạn K27+350 – K27+360 bị sạt lở, đã tổ chức xử lý giờ đầu. Sáng 12/10 xảy ra sự cố đê hữu sông Cầu Chày (đê cấp 4) tại vị trí cống Quan Hoa K14+400, tràn một số vị trí tại tuyến đê tả, hữu Cầu Chày, hiện địa phương đang xử lý.

Hồ Ông Già (huyện tĩnh Gia) bị tràn qua đỉnh đập 10cm. Hiện nước đã rút về MNBT (ngưỡng tràn tự do); hồ an toàn.


Mưa lớn đã làm vỡ 12m đập Cồ Bương (Cẩm Thủy) và sạt mái hồ Đập Cầu (Hà Trung), chiều dài sạt 60m. Hiện nay địa phương đang khắc phục sự cố trên.


Tại Hòa Bình: Đập hồ Cháu Mè bị sạt mái hạ lưu (hồ có dung tích 400.000 m3); hiện địa phương đang xử lý.

Tại Nghệ An: Đập Trại Gà, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc (dung tích 100nghìn m3) do mưa lớn tràn qua thân đập, đã mở rộng tràn 5m để xả lũ, đảm bảo an toàn đập.

Tại Hà Tĩnh: Đập hồ chứa Cố Châu (dung tích 300 nghìn m3) tại xã Gia Hanh, huyện Can Lộc bị vỡ với với chiều dài 28m, sâu từ 3m¸3,5m, khối lượng ước tính khoảng 810 m3.


Đường quốc lộ: sạt lở và ngập nhiều đoạn trên Quốc lộ 6, 21 đoạn đi qua tỉnh Hòa Bình, sạt lở 02 điểm tại Quốc lộ 217, 15 đoạn đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa, 02 điểm quốc lộ 32 qua Yên Bái, một số điểm quốc lộ 37, 43 qua Sơn La, nhiều điểm tại các Quốc lộ 15A, 16, 48, 48B, 48D, 48E qua Nghệ An; ngập nhiều điểm tại các Quốc lộ 15A, 48B, 48E, có điểm ngập sâu 2-5m (Nghệ An).


Đường tỉnh lộ, huyện lộ: Sạt lở nhiều điểm, ngập sâu từ 0,4 – 1,5m tại các tuyến đường thuộc tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An gây ách tắc giao thông.Hiện các địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê đánh giá thiệt hại, tập trung lực lượng, phương tiện khắc phục giao thông.


Bên cạnh đó, nhiều khu vực tại các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La bị chia cắt; sạt lở núi xảy ra tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình vùi lấp 04 hộ dân với 18 người (đã tìm thấy 08 thi thể). Địa phương đang tiếp tục thống kê tình hình và tập trung lực lượng khắc phục, tìm kiếm cứu nạn.


Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, ngập úng đã xảy ra trên diện tích 134.669 ha, trong đó Nam Định (38.704 ha), Thái Bình (40.000 ha), Thanh Hóa 36.750 ha, Phú Thọ (859 ha), Hưng Yên (400 ha), Hà Nam (9.928 ha), Ninh Bình (927 ha), Nghệ An (6.800 ha), Hà Tĩnh (301 ha).


Trước diễn biến mưa lũ phức tạp, sáng ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn công tác chỉ đạo ứng phó tình hình mưa lũ, đảm bảo an toàn đê điều tại Ninh Bình. Tham gia đoàn công tác có ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng, Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai,  ông Trần Quang Hoài - Ủy viên Thường trực BCĐ TWPCTT, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai.
Đoàn công tác đã thị sát tại đập tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn và thị sát tình hình mưa lũ trên sông Hoàng Long.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi sát tình hình thời tiết, trực ban 24/24, thành lập ban chỉ huy ngay tại đập tràn, tổng kiểm tra, gia cố hệ thống đê điều. Thủ tướng nhấn mạnh việc cương quyết di dân khỏi vùng nguy hiểm, tiến hành cưỡng chế di dời khi cần thiết.

Cũng trong sáng nay ngày 12/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác tới Hòa Bình để thị sát và chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn do sạt lở đất tại khu vực xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Tham gia đoàn công tác có ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên taiDo hiện trường vụ sạt lở rất phức tạp, đất đá còn có khả năng sạt lở tiếp, Phó Thủ tướng yêu cầu đảm bảo các biện pháp an toàn cho lực lượng cứu nạn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Mưa lũ khủng khiếp đã làm 98 người chết, mất tích và bị thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO