Mùa nhót

Trần Thị Thanh Nhàn| 28/04/2020 15:46

Ai đã từng đi ngang qua tháng Ba để rồi mơ về những trái nhót đỏ mọng? Ai đã từng đi qua kí ức để thổn thức về tuổi thơ đã xa? Chao ơi tháng Ba và mùa nhót trở về cứ gợi nhớ gợi thương đến thế!

Mùa nhót
Ai đã từng đi ngang qua tháng Ba để rồi mơ về những trái nhót đỏ mọng? Ai đã từng đi qua kí ức để thổn thức về tuổi thơ đã xa? Chao ơi tháng Ba và mùa nhót trở về cứ gợi nhớ gợi thương đến thế!
Tháng Ba về, mưa phùn lép nhép, bầu trời xám xịt. Nắng trốn sau lớp mây đặc quánh chỉ thỉnh thoảng thò mặt ra như thể cùng tôi nhìn trộm vào xảo nhót chín cuối chợ. Đứng tần ngần một lúc cũng là lúc mẹ mua một mớ nhót về. Tôi sung sướng nhặt ngay một quả thật to, mài quả nhót đỏ mọng vào chiếc áo mút của mẹ đến khi không còn phấn bên ngoài thì nhanh tay bỏ tọt vào miệng, xuýt xoa tận hưởng cái vị chua chua, thanh thanh, ngọt ngọt. Quả thật, với bọn trẻ con chúng tôi thời đó đâu có thức quà nào hấp dẫn hơn trái nhót mùa xuân.
Khi mùa về, bọn trẻ con chúng tôi rủ nhau ra cổng trường mua nhót của bà Sáu Viu. Nghe nói nhà bà có một giàn nhót rất to. Mùa về bà lại trẩy từng xảo quả chín đem bán cho lũ học trò. Bà bán thì ít cho thì nhiều nên chúng tôi quý bà lắm. Ai thích ăn chua chọn quả chín vàng nhưng ngon nhất vẫn là quả chín đỏ mọng, căng tròn. Ăn nhót phải mài mềm sẽ bớt vị chát, vị chua và thêm tí muối ớt cay cay, mặn mặn mới đủ độ ngon. Giờ ra chơi chúng tôi tụm năm tụm ba thi nhau mài nhót. Đứa nào có quần hay áo nhám nhất thì đừng hòng có chạy. Cả hội xúm vào mài đến khi trắng xóa một lớp bụi phấn mới chịu thôi. Ăn xong cả bọn đứng lên đồng loạt rũ bụi bay trắng như bụi phấn. Sắc bụi trắng đó vương vít tâm hồn tôi mãi khôn nguôi.
Một ngày đi học về, cả nhà quây quần bên mâm cơm có món canh chua thịt băm với trái nhót xanh. Đó là món ăn giải nhiệt, dễ làm trong những ngày chớm hè. Người ta thường nấu canh chua với sấu, với me nhưng món canh chua chế biến từ quả nhót vừa lạ miệng lại hấp dẫn. Mẹ bảo quả nhót có vị chua, chát, tính bình ăn vào có tác dụng trừ ho hen, giải cảm, bình xuyễn, chữa lỵ... Đầu năm nóng ẩm vì nồm dễ ốm nên được ăn bát canh chua mẹ nấu lại yên tâm đến ấm lòng.
Thú thực nhà tôi chưa bao giờ có cây nhót. Nhưng hình ảnh cây nhót thân bụi, bán leo ôm dọc bờ rào nhà ông Hai Đức trong xóm cứ theo mãi trong tâm trí tôi. Ra Tết cây nhót ra trái và to rất nhanh. Quả nhót ban đầu như hột lạc rồi bằng ngón chân cái thì bắt đầu căng chín. Quả ra sớm chín đỏ, quả vàng ươm, quả xanh rì lúc lỉu, trĩu trịt trên cây ẩn dưới lớp lá màu xanh lục bóng, li ti bụi trắng như bụi bám. Mỗi buổi đi học về bọn trẻ con chúng tôi lại dừng lại ngắm nghía thèm thuồng nuốt nước miếng. Cuối tháng Ba nhót chín rộ nhờ nắng mới, nhờ đi qua cái rét nàng Bân. Cây nhót cứ rực rỡ trong tiết trời cuối xuân như thế. Mùa nhót chín gọi tuổi thơ tôi trở về, gọi một mùa hè nữa lại tới. Tôi bồi hồi nhớ đến bài thơ Lửa đèn của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn 
thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè... 
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024
    Sáng 19/4, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
Đừng bỏ lỡ
Mùa nhót
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO