Múa và âm nhạc cùng hòa quyện

Miên Thảo| 10/08/2018 22:49

Trại hè múa và âm nhạc lần đầu tiên đươc Viện Goethe và Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam (VNOB) phối hợp cùng trường Cao đẳng Múa Việt Nam tổ chức tại Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng khó quên.

Dưới sự dẫn dắt của hai giám đốc nghệ thuật là nhà soạn nhạc, đạo diễn nhạc kịch GS. Heiner Goebels (Đức) và NSND Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, các biên đạo, diễn viên múa, nhạc công và nhạc sĩ Việt Nam ở trong nước và quốc tế đã đi hết từ trải nghiệm này đến trải nghiệm khác của sự kết nối giữa múa và âm nhạc.
Múa và âm nhạc cùng hòa quyện
Trại hè mùa và âm nhạc khép lại với nhiều dư âm
8 nghệ sĩ thuộc nhóm biên đạo và nghệ sĩ múa là Đặng Minh Hiền, Huỳnh Trần Khánh Chinh (TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Duy Thành, Lê Anh Tú, Hoàng Lan Phương, Đỗ Kiều Linh (Hà Nội), Vũ Ngọc Khải, Trần Tiến Huy (Đức) cùng 9 nghệ sĩ thuộc nhóm nhạc sĩ và nhạc công là Tâm Phạm, Nguyễn Đỗ Minh Quân, Nguyễn Thùy Dung, Hương Nguyễn, Nguyễn Thùy Chi, Nguyễn Thùy Linh, Hà Thị Quỳnh Anh, Trần Xuân Hòa (Hà Nội) và Phạm Dương Phú (TP. Hồ Chí Minh) đã có 2 tuần cùng sáng tạo và tập luyện. Theo NSND Trần Ly Ly cũng như giáo sư Heiner, trong thời gian này, có những lúc “rất chán” vì “không biết phải đi tiếp bằng cách nào”, vì thầy trò bất đồng ý kiến, thậm chí là thất vọng. “Nhưng đó lại là lý do vì sao chúng tôi phải làm việc cùng nhau. Và điều đó là hiển nhiên vì đây là một phương pháp tiếp cận còn rất mới với họ.” – GS. Heiner nói.

Tất nhiên, cũng bởi vậy mà cuối cùng các nhóm nghệ sĩ đã có một kết quả ngoài mong đợi với 6 tiểu tiết mục kéo dài suốt 2 tiếng của buổi báo cáo. Có một điều thú vị ở đây là cả 6 tiểu tiết mục này đều không có tên, như một dòng chảy nối tiếp của sự xuất hiện, biểu cảm cùng vũ điệu và thanh âm. Khán giả được dịp trải nghiệm với những tò mò thậm chí đôi lúc chau mày khó hiểu để rồi lại mỉm cười vì những ngẫu hứng đầy cảm xúc thúc giục họ cùng cảm nhận và sáng tạo. “Xin mọi người đừng nghĩ rằng đây là một buổi biểu diễn hoàn chỉnh hoặc chờ đợi một tác phẩm múa hoàn chỉnh” và “Tôi không cho rằng tác phẩm cần bất kỳ sự giới thiệu hay chuẩn bị nào cho khán giả. Chúng tôi cần những khán giả tò mò, không mong chờ thấy những gì mà họ đã biết trước đó.” - GS. Heiner lý giải. Ông Wilfried Eckstein – Viện trưởng Viện Goethe thì cảm nhận: “Buổi diễn dần trở nên tốt hơn, thú vị hơn và phức tạp hơn”.  

Sau quá trình tập luyện đầy vất vả kể cả trong việc hình thành ý tưởng, sáng tạo tác phẩm cũng như trình diễn trên sân khấu, nghệ sĩ múa Ngọc Khải bày tỏ rằng, dù mới sinh hoạt vỏn vẹn 2 tuần tại trại hè song anh suy nghĩ nhiều hơn và tự đặt câu hỏi nhiều hơn trong quá trình sáng tạo. Đấy là anh đã học được ở giáo sư Heiner cách bóc tách và phân tích vấn đề: “Tại sao mình làm như vậy, làm vậy có mục đích gì, điều khán giả nhìn thấy trên sân khấu có phải là chủ đích của mình, và mình có muốn điều đó xảy ra hay không?”.

Trại hè múa và âm nhạc là chương trình kế thừa sự thành công và tinh thần của 7 kì liên hoan “Múa đương đại: Sự gặp gỡ Á - Âu”. Đầu năm 2017, xuất phát từ ý tưởng của ông Wilfried Eckstein (Viện trưởng Viện Goethe tại Việt Nam) về một chương trình kết nối múa với âm nhạc, nhạc trưởng, NSƯT Trần Vương Thạch (Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh – HBSO), biên đạo múa Nguyễn Phúc Hải và Nguyễn Phúc Hùng (HBSO), biên đạo múa, NSƯT Trần Ly Ly (Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam) và GS. Dieter Heitkamp (Đại học chuyên ngành về nghệ thuật trình diễn và âm nhạc) hợp tác cùng Viện Goethe để thai nghén dự án này.

Sau một năm rưỡi, Viện Goethe và Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã hiện thực hóa thành công chương trình, tạo ra sân chơi khơi nguồn cảm hứng để các nghệ sĩ múa, biên đạo múa, nhạc sĩ và nhạc công Việt Nam cùng hợp tác, tự thử thách và khám phá những khía cạnh thẩm mỹ đa chiều, cách thức giao tiếp mới và khả năng tương tác giữa các yếu tố kết hợp trên sân khấu mà từ trước tới nay họ chưa khám phá và trải nghiệm hết. Sự kiện chính là bước chuẩn bị dài hơi và mạnh mẽ cho sự xuất hiện của Việt Nam trong Liên hoan Múa năm 2019. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Vì sao phân khu Tài Lộc được ví như “mỏ vàng” trên đảo Vũ Yên?
    Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, lại sở hữu nhiều lợi thế hiếm nơi nào có được, phân khu Tài Lộc được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, hội tụ đầy đủ các yếu tố đầu tư sinh lời, kinh doanh thuận lợi.
  • Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực
    Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Đừng bỏ lỡ
Múa và âm nhạc cùng hòa quyện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO