Mừng phim thành công, ảnh hậu Hong Kong đội tất chân ra đường

Theo Zing.vn| 24/05/2019 07:42

Bộ phim "Cảnh sát thép" do Huệ Anh Hồng đóng chính có mức rating trung bình cao nhất đài TVB năm 2019. Giữ lời hứa, nữ viễn viên đã làm một việc ngốc nghếch, hài hước.

Ngày 22/5, trang Sina đưa tin Ảnh hậu Huệ Anh Hồng bị bắt gặp đội trong tình trạng đội tất chân trùm kín mặt, bước nhanh vào một cửa hàng để mua bánh mì. Điều này được lý giải là nữ diễn viên thực hiện lời hứa sẽ làm một việc ngốc nghếch, hài hước nếu rating của phim đạt trên 30 điểm.

Bộ phim truyền hình Thiết thám (Cảnh sát thép) với sự tham gia của Anh Hồng có mức rating cao, được khán giả Hong Kong rất yêu thích. Tập cuối của phim đạt 33 điểm, nâng rating trung phim của cả tác phẩm lên 30 điểm. Nhờ đó Thiết thám trở thành phim có rating cao nhất 3 năm nay của đài TVB. Trước đó kỷ lục này thuộc về phim Anh hùng thành trại (2016). 

Thiết thám cũng là bộ phim có mức rating cao nhất trong năm 2019, vượt qua phim Đại soái ca do Trương Vệ Kiện đóng chính.

Mừng phim thành công, ảnh hậu Hong Kong đội tất chân ra đường

Huệ Anh Hồng trong phim Thiết thám. Nữ diễn viên cho biết đã gần 10 năm bà không đóng phim truyền hình nên rất hồi hộp.

Khi đội tất chân ra đường phố, lúc đầu Huệ Anh Hồng còn ngượng ngùng, chạy nhanh vào cửa hàng. Nhưng khi ra ngoài, bà không nhịn được nên đã cười lớn.

Khi có khán giả nhận ra, Huệ Anh Hồng cũng vui vẻ chào hỏi lại. Bà chia sẻ: "Tôi cảm thấy quan trọng là vui vẻ, phim có thành tích tốt, mà thỉnh thoảng có hành động hài hước cũng làm cho bản thân vui hơn".

Mừng phim thành công, ảnh hậu Hong Kong đội tất chân ra đường

Huệ Anh Hồng liên tiếp giành được giải Ảnh hậu của các liên hoan phim danh giá của Hong Kong, Đài Loan, Tây Ban Nha với các phim May mắn là tôi, Huyết Quan Âm...

Huệ Anh Hồng sinh năm 1960, bà là một trong những diễn viên tuổi trung niên được yêu thích nhất tại Hong Kong. Bà là nữ diễn viên đầu tiên đoạt giải Kim Tượng dành cho nữ chính xuất sắc nhất (1982). Đến nay, Huệ Anh Hồng đã có 3 giải Ảnh hậu Kim Tượng, một giải Ảnh hậu Kim Mã, cùng vô số giải thưởng Nữ phụ xuất sắc nhất khác.

(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Mừng phim thành công, ảnh hậu Hong Kong đội tất chân ra đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO