Nặng lòng với nếp xưa

Giang Nam/Nhân dân| 03/08/2017 19:06

Chợ thuốc nam bên cổng làng Đại Yên từ lâu không còn tấp nập như xưa nhưng nhiều người vẫn đến đây để mua các loại thảo dược về làm thuốc chữa bệnh thông thường. Giữa nội thành vẫn còn một không gian làng cổ kính, khiến người ta có thể hình dung một Hà Nội xưa cũ đã biến đổi thế nào. Cái khu chợ ấy vẫn còn tồn tại, chính bởi những người cũ còn nặng lòng với nếp xưa...

Cứ buổi chiều, chợ thuốc nam bên cổng làng Đại Yên cũ (nay thuộc phường Ngọc Hà - quận Ba Đình) lại họp. Gọi là chợ nhưng giờ chỉ còn độ dăm hàng bán các loại lá. Cái tên "chợ thuốc nam" đã gắn bó bên cổng làng này nhiều thế kỷ, thành quen đến mức khó bỏ. Các bà, các cô, các chị vẫn xúm xít mua hàng. Nào hương nhu, lá bưởi, lá cúc tần, nào lá khổ sâm... nhất là các loại lá để giải cảm, hay các loại lá là các bài thuốc dân gian chữa xương khớp, chữa ho, viêm họng... Nhưng hỏi ra mới biết, giờ phần nhiều người Đại Yên mua các loại lá này từ ngoại thành về bán. Cả làng giờ chỉ còn vài gia đình trồng cây thuốc. Trong đó, ông Hoàng Văn Thược là một trong số những người hiếm hoi giữ được khu vườn trồng "thập cẩm" các loại lá như người ta vẫn hay gọi đùa.

Nặng lòng với nếp xưa

Ông Hoàng Văn Thược chăm sóc cây đơn tướng quân hơn 70 tuổi trong vườn nhà.

Mấy năm nay, ông Thược bỗng nổi tiếng vì cái danh nhà "rộng nhất làng". Quả thật, chỉ cách ngõ Đội Cấn một quãng ngắn mà có thửa đất đến 2.000 m2 như ông Thược là của hiếm. Khu vườn không hổ danh là vườn cây "thập cẩm". Nhưng nếu biết về thuốc nam, thì cây nào cũng là vị thuốc. Cây khổ sâm chữa bệnh về đường ruột, cây lá lốt phối hợp chữa bệnh xương khớp, cây rau má hạ sốt, giải độc, làm lành vết thương, cây lá nếp (còn được gọi là trà sâm dứa) vừa tạo hương thơm cho các món xôi, chè, vừa thanh nhiệt, giải độc... Nhưng ông Thược quý nhất là cây đơn tướng quân. Năm nay ông 86 tuổi thì cây đơn tướng quân cũng hơn 70 tuổi, vì nó được chính tay ông trồng từ năm mới 13, 14 tuổi. Cây đơn tướng quân sau đó được nhân giống, cả vườn có đến mấy cây to. Ông Thược chia sẻ: "Cây đơn tướng quân có họ hàng gần với cây doi mà ta vẫn ăn quả, nhưng chữa ho, viêm họng rất tốt. Tuy nhiên, là cây thuốc nam, cho nên không phải ai cũng biết. Nhiều người bị ho đến đây mua về, phơi khô sao lên dùng dần rất hiệu nghiệm".

Tương truyền, nghề thuốc nam ở Đại Yên có từ thời Lý. Tổ nghề là công chúa Ngọc Hoa và theo thần tích, bà từng chữa bệnh cho quân sĩ của danh tướng Lý Thường Kiệt về sau, bà tới vùng đất này dạy dân nghề trồng thuốc nam. Thần tích này không phải không có cơ sở, bởi làng Đại Yên hình thành từ thời Lý, là vùng đất thập tam trại, do một nông dân người làng Lệ Mật (thuộc quận Long Biên) có công gây dựng. Cách đây hơn 40 năm, cũng giống như làng hoa Ngọc Hà ngay bên cạnh, hầu như nhà nào ở Đại Yên cũng có một vườn cây thuốc nam. Thuở ấy, người ta rất thích đến Đại Yên mua các loại lá thuốc, vì được chính người dân làng hướng dẫn cho cách chữa những loại bệnh đơn giản. Thuốc nam Đại Yên còn cung cấp cho nhiều cửa hàng thuốc, cho Viện Y học Cổ truyền, Trường đại học Dược...

Ông Thược thường nhớ lại ngày xưa, mẹ ông rất thành thạo các loại cây thuốc. Cụ học kinh nghiệm từ thế hệ trước và gia đình ông nhiều đời truyền nhau như thế. Gia đình ông không đem lá ra chợ bán, nhưng người quen thì vẫn đến tận nhà tìm. Riêng cây đơn tướng quân, có những người chuyên làm thuốc nam ở vùng xa cũng tìm đến mua để làm vị thuốc chữa ho, viêm họng. Giữa mảnh đất rộng mênh mông xanh um là mấy nếp nhà lụp xụp. Không ít người chê ông Thược gàn, bán đi, hoặc đơn giản hơn là xây mấy căn nhà cho thuê, còn hơn là thu hái mấy đồng bạc lẻ từ vườn thuốc. Nhưng ông Thược cứ thế. Chỉ mới nghĩ đến việc xẻ khu vườn ra để làm nhà, ông đã thấy tiếc...

Có lẽ, chỉ những người từng sinh ra, lớn lên, cả đời gắn bó với những mảnh vườn mới hiểu được nỗi lòng của một người như ông Thược. Đại Yên thay đổi đến chóng mặt nhưng vẫn còn có những người gắn bó với nghề truyền thống. Mặc dù không còn nhiều đất để trồng thuốc, bác Đỗ Thị Thủy lại là một trong những "kho bài thuốc". Người ta chuyển nghề này, nghề kia, bác vẫn gắn bó với những kiến thức học được từ mẹ, rồi tìm hiểu thêm. Thế nên, bên chân cột điện, gần cổng làng, gian hàng thuốc nam của bác luôn đông khách nhất. Hầu hết các loại bệnh đều được bác tư vấn cẩn thận, nhất là dịp này, trong tiết giao mùa, người già, trẻ em rất hay ho hắng, cảm lạnh. Vừa bán hàng, bác Thủy vừa căn dặn cách sử dụng các cây lá. Phần lớn chúng ít tác dụng phụ, cho nên khi mua và dùng thuốc nam, ai cũng thấy an tâm.

Với nhiều người ở làng Đại Yên, kiếm sống từ cái nghề các cụ để lại vận thành cái nghiệp khi đã gắn bó cả đời. Ông Nguyễn Văn Tín cũng là người như thế. Đô thị hóa khiến làng Đại Yên không còn đất, ông đi thuê đất ở ngoại thành trồng cây thuốc rồi đem về làng bán. Tiếng là người đô thị từ lâu, nhưng ông vẫn luôn mộc mạc, chân lấm tay bùn. Cái mùi thơm thơm, ngai ngái của hương nhu, cúc tần, ngải cứu... đã thân quen từ lúc mới sinh. Xa nó chỉ vài ngày là thấy nhớ không chịu được. Ở Đại Yên, không hiếm người dù người không còn đất trồng, nhưng lại bỏ cả chục triệu đồng ra cải tạo ban công, nóc nhà để trồng cây thuốc nam, không phải để bán, mà để cho gia đình mình dùng và giúp đỡ những người thân quen. Làng thuốc tuổi đời cả nghìn năm, bao nhiêu kiến thức tích cóp, dẫu không thành văn bản, thành những tổng kết khoa học, nhưng cũng rất đáng để bảo tồn.

Đô thị hóa là một chu trình tất yếu. Nhưng ở Đại Yên cũng như nhiều làng cổ khác, đôi khi, lại có những sự đảo ngược rất đáng suy nghĩ. Cái nếp cũ mà người ta muốn níu kéo, không phải cái lạc hậu, bảo thủ, mà là một nét văn hóa, một nếp sinh hoạt đã đi vào tiềm thức. Hẳn rằng cho đến khi không còn mảnh vườn nào nữa, khu chợ thuốc nam độc đáo ấy vẫn còn hoạt động. Bởi nhiều người đến mua, không chỉ vì lý do chữa bệnh, mà còn bởi cái tình yêu mến một nếp xưa...

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Nặng lòng với nếp xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO