Nét nhấn họa sĩ Trần Chắt trên sân khấu truyền hình

Nguyễn Trần Thái| 09/06/2018 16:41

Trong nghệ thuật truyền hình ngoài sân khấu thiên bẩm còn kể đến sự đam mê, nhiệt huyết đến si cuồng mới đến sự thành công, tạo ra ngôn ngữ riêng cho mình bằng sắc màu, đường nét, bố cục… Những hình thể ấy mắt thường có thể cảm nhận. Song có những điều phải thông qua cảm quan tâm hồn mới nhận ra. Cố họa sĩ Trần Chắt đã làm được điều đó. Ông dắt tay ta vào thế giới rất thật, rất ảo đặng để cho tầm thẩm mỹ nâng cao và yêu quí giá trị tinh thần, vật chất mà nhân loại không ngừng sáng tạo, tô điểm tốt đẹp thêm

Nét nhấn họa sĩ Trần Chắt trên sân khấu truyền hình
Họa sĩ Trần Chắt 
Họa sĩ Trần Chắt (Đông A Trần), sinh năm 1943 tại Minh Cường, Thường Tín, Hà Tây (nay là TP. Hà Nội). Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp khóa I (năm 1971), là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam ngành hội họa. Ông là một trong số những họa sĩ đặt nền móng cho loại hình thiết kế mỹ thuật: Sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, truyền hình… ngay từ ngày đầu thành lập đài truyền hình. Họa sĩ Trần Chắt đã kết hợp rất linh hoạt giữa các yếu tố thẩm mỹ của các loại hình nghệ thuật: Đồ họa, hội họa đưa vào thiết kế sân khấu; đề cao thẩm mỹ đương đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc…

Những khán giả sân khấu kịch cũng như khán giả phim do ông thiết kế mỹ thuật hẳn đã thấy một họa sĩ Trần Chắt tài năng điều khiển “lớp lang” hậu phông hoành tráng. Họa sĩ Trần Chắt là người sôi nổi, đam mê, yêu nghề. Ông để lại sự quí trọng và những ảnh hưởng lớn trong việc bồi đắp, truyền thụ kinh nghiệm cho lớp họa sĩ trẻ trong nghề thiết kế sân khấu. Hai mươi chín năm làm việc ở Đài truyền hình Việt Nam, ông đã có hàng trăm thiết kế mỹ thuật, chương trình phát sóng được đông đảo khán giả, đồng nghiệp thán phục. Có lẽ ông là người họa sĩ duy nhất của Đài truyền hình Việt Nam làm thiết kế mỹ thuật phim truyện nhựa. Năm 1978, là hai tập phim truyện nhựa “Mưa rơi trên thành cổ” – Điện ảnh Công an Nhân dân. Năm 1980 là phim “Vệt sáng ngược” – Điện ảnh Công an Nhân dân. Ông cũng là người đầu tiên thiết kế mỹ thuật cho phim video của Việt Nam (phim video “Dưới chân núi trắng” – Đài truyền hình Việt Nam và truyền hình An ninh kết hợp sản xuất năm 1979, và cũng là người đầu tiên thiết kế mỹ thuật cầu truyền hình… Phải kể đến cầu truyền hình Việt Nhật, cầu truyền hình Liên Xô, cầu truyền hình Hà Nội – Huế…; Thiết kế mỹ thuật cho chương trình ca nhạc, chương trình VTV3: Tác phẩm mới – Từ ánh mắt đến nụ cười, Người trong cuộc, 24 hình/s, Dành cho người hâm mộ, CLB bạn yêu thơ… Và còn thiết kế mỹ thuật cho nhiều vở diễn ngoài đài. Đấy là những đóng góp lớn lao, tình yêu và dâng hiến của ông cho sân khấu, điện ảnh nước nhà…

Nét nhấn họa sĩ Trần Chắt trên sân khấu truyền hình
Tác phẩm “Sen và chuồn chuồn” - Sơn dầu của Trần Chắt.
Họa sĩ Trần Chắt song hành cùng đồ họa và hội họa. Trong hai lĩnh vực này ông đều tỏa sáng. Ông là họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu song là người đam mê cuồng nhiệt hội họa. Là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam ngành hội họa năm 1973. Ông thể nghiệm các tác phẩm hội họa trên nhiều chất liệu: khắc gỗ, lụa, sơn dầu, giấy dó…

Đương thời cố nhà văn, nhà viết kịch Tào Mạt có một câu bằng chữ Hán tặng nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, lúc đó đang làm cho tạp chí Nghệ thuật thứ bảy:

Văn chương vi chính nghiệp
Thông tấn tác mưu sinh

Dịch nghĩa:

Lấy văn chương làm nghiệp chính
Lấy báo chí để mưu sinh.

Ở đây với họa sĩ Trần Chắt có phần tương tự. Ông làm việc ở Đài truyền hình Việt Nam, với công việc thiết kế mỹ thuật sân khấu. Đương nhiên là họa sĩ hưởng lương tháng để sinh sống và dành dụm nuôi những tác phẩm hội họa cũng như thiết kế mỹ thuật. Và ông đã gặt hái thành công không nhỏ với nhiều giải thưởng quốc gia, có tranh triển lãm tại một số nước trên thế giới. Những tác phẩm chính về hội họa của Trần Chắt: Hoa hồng bạch - khắc gỗ năm 1970, Ngõ quê -  khắc gỗ năm 1973 (hai tác phẩm này hiện lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam); Khuê Văn Các – lụa năm 1978 (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Phương Đông - Nga), Cái chết trắng – Sơn dầu, Cái chết màu da cam – Sơn dầu, Sự huyễn hoặc của biển – Sơn dầu…

Nét nhấn họa sĩ Trần Chắt trên sân khấu truyền hình
Tác phẩm “Thiếu nữ và ngựa” - Sơn dầu của Trần Chắt

Có một điều ít biết về họa sĩ Trần Chắt: Ông chính là người sáng tác lô gô Đài truyền hình Việt Nam (bây giờ vẫn hiện hữu). Và một điều cũng rất đặc biệt là cả gia đình ông cùng cầm cọ vẽ. Vợ ông - họa sĩ Minh Thuyết đã từng học cùng khóa với ông; hai cô con gái Vi Linh và Cẩm Linh và các con rể của ông đều là họa sĩ. Năm 2001 gia đình cố họa sĩ Trần Chắt đã triển lãm “Gia đình vẽ” tại nhà triển lãm 16 phố Ngô Quyền, Hà Nội. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Nét nhấn họa sĩ Trần Chắt trên sân khấu truyền hình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO