Ngày Sách Việt Nam 2019: Lan tỏa mạnh mẽ văn hóa đọc

Lại Tấn/KTĐT| 17/04/2019 08:39

Ngày 19/4, Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ tổ chức Ngày hội sách năm 2019 với chủ đề “Sách - Kết nối tri thức và phát triển”.

Sau 5 năm triển khai Ngày Sách Việt Nam, TP Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu với nhiều mô hình, sáng kiến mới.

Nhiều mô hình hay tại Hà Nội
Sau 5 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam, 100% thư viện cấp tỉnh, TP của Hà Nội đã tổ chức Ngày hội sách và văn hóa đọc, với nhiều hoạt động phong phú nhằm tuyên truyền, phổ biến, quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa tinh thần của sách, thu hút người dân, từ đó tạo ra thói quen đọc sách trong mọi tầng lớp Nhân dân. Đồng thời, TP Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động, có nhiều sáng kiến, nhằm nâng cao văn hóa đọc.
Từ năm 2016, TP Hà Nội đã tổ chức Phố sách Xuân trong dịp Tết Nguyên đán. Phố sách quy tụ 16 đơn vị xuất bản uy tín, không chỉ là địa chỉ giao lưu văn hóa, tọa đàm, giới thiệu sách, phát triển văn hóa đọc ở Thủ đô mà còn là không gian phục vụ cộng đồng, nơi có thể tổ chức các hoạt động triển lãm, văn hóa, nghệ thuật, một điểm đến văn hóa của du khách và Nhân dân trên cả nước. Bên cạnh đó là cuộc thi tìm kiếm Đại sứ Văn hóa đọc do Sở GD&ĐT, Sở VH&TT và Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC) phối hợp tổ chức trong năm 2016 và năm 2018.
Đặc biệt, trong 5 năm triển khai Ngày Sách Việt Nam, 95% thư viện trường học tại Hà Nội đã tổ chức triển lãm, trưng bày sách với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, 100% thư viện các trường tiểu học mở rộng không gian đọc ngoài thư viện. Ngoài ra, các thư viện cũng chủ động tổ chức các chương trình để sách có thể đến với từng tầng lớp Nhân dân. Đơn cử, Thư viện Hà Nội đã tổ chức hoạt động trưng bày sách và viết cảm nhận về sách cho gần 5.000 phạm nhân tại Trại giam Suối Hai (Ba Vì) và Trại giam Thanh Xuân (Thanh Oai).
Thay đổi nhận thức về giá trị của sách
Đánh giá của Bộ TT&TT cho thấy, sau 5 năm thực hiện Quyết định 284/QĐ-TTg ngày 24/2/2014 của Thủ tướng về Ngày Sách Việt Nam, chương trình đã tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức của xã hội về ý nghĩa, giá trị của sách và việc đọc sách trong đời sống cộng đồng; đã xuất bản được gần 160.000 xuất bản phẩm với gần 1,9 tỷ bản; mô hình “đường sách”, “phố sách” đã được phát huy hiệu quả. Đáng chú ý, 100% thư viện cấp tỉnh, TP đã tổ chức Ngày hội sách và văn hóa đọc với nhiều hoạt động phong phú nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến, quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa tinh thần của sách, thu hút người dân...
Theo nguyên Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT) Chu Văn Hòa: Ngày Sách Việt Nam được triển khai với quy mô ngày càng lớn, nội dung và hình thức các hoạt động ngày càng phong phú. Đặc biệt, một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn lồng ghép việc tổ chức các chương trình hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam với các hoạt động tuyên truyền khẳng định chủ quyền biển đảo, giáo dục về lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc…
Bên cạnh đó, công tác tổ chức theo từng năm đã được cải tiến, chú trọng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Đó là tiền đề quan trọng để các hoạt động của Ngày Sách Việt Nam có sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ trong đời sống văn hóa cộng đồng, hướng tới mục tiêu 100% các quận, huyện, thị xã có hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam.
Ngày hội sách năm 2019 tại Hà Nội sẽ được mở cửa miễn phí với nhiều chương trình hấp dẫn như: Thi vẽ tranh theo sách với chủ đề “Hà Nội - TP Vì hòa bình”; thi kể chuyện theo sách bằng tiếng Việt và tiếng Anh; thi nhận diện tác giả, tác phẩm; tiếp nhận sách tài trợ của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa và các thư viện còn gặp nhiều khó khăn; hội chợ sách...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Chiến thắng Điện Biên phủ được tái hiện qua tranh cổ động
    Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp đã làm lễ ra mắt và thông tin Báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia năm 2024.
  • Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024
    Lễ hội năm nay có hơn 200 gian hàng, gồm: gian hàng bánh dân gian, gian hàng ẩm thực, gian hàng OCOP và đặc sản vùng miền. Đồng thời, Lễ hội thu hút hơn 100 nghệ nhân đến từ các vùng miền cả nước tham gia tranh tài và trình diễn làm các loại bánh dân gian.
Đừng bỏ lỡ
Ngày Sách Việt Nam 2019: Lan tỏa mạnh mẽ văn hóa đọc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO