Ngày Thơ Việt Nam năm 2019: Hướng đến sự tương tác của các nhà thơ với công chúng

Thùy Linh| 18/02/2019 10:46

Sáng ngày 17/2/2019 (tức ngày 13 tháng Giêng) Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII được khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) với chủ đề chính “Sông núi trên vai” hướng về biên cương, biển đảo của Tổ quốc và kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2019).

Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019
Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII – Nguyên tiêu Kỷ Hợi 2019 năm nay tổ chức với quy mô lớn, bao gồm ba sự kiện: Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII tại 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hạ Long (Quảng Ninh) và Bắc Giang.

Nét đặc biệt của Ngày thơ Việt Nam năm naykhông chỉ có sự tham dự của những người yêu thơ trong cả nước mà còn là sự tham gia của 190 các nhà thơ, nhà văn, dịch giả văn học nổi tiếng trên thế giới từ 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là cơ hội các nhà văn, nhà thơ Việt Nam giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhiều văn nghệ sĩ trên thế giới đồng thờiđể giới thiệu quảng bá, đưa văn học Việt Nam ra thế giới.


Phát biểu khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: “Đây là ngày hội đặc biệt của thơ ca. Đây là ngày hội để tôn vinh thơ ca, chính là tôn vinh đất nước, tôn vinh con người và tôn vinh văn hóa Việt Nam”. Đồng thời Ông cũng nhấn mạnh rằng: với chủ đề “Sông núi trên vai”, các nhà thơ đặt lợi của tổ quốc, đặt lợi ích của dân tộc, đặt lợi ích của nhân dân là trên hết. Tổ quốc và nhân dân là cảm hứng, là niềm say đắm, là làm thăng hoa và trách nhiệm của các nhà thơ Việt Nam… Sự có mặt của các bạn bè quốc tế tại đây chính là sự ủng hộ to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.


Trên sân thơ, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã trình diễn bài thơ “Tổ quốc nơi biên thùy”. Bài thơ được ông viết vào ngày 12.7.2016 trong chuyến công tác cùng Hội Nhà văn Việt Nam đến Vị Xuyên Hà Giang.  Đó cũng là ngày giỗ trận Vị Xuyên 12-7-1984.


Theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến “Đất nước của chúng ta liên tục trải qua những cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, cũng chính vì thế mà nhân dân nhiều thế hệ đã phải chịu đựng bao nhiêu nỗi đau thương, mất mát. Qua nhiều thế kỷ, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc chúng ta đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình, đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường để gìn giữ non sông này, để mang lại tự do và hạnh phúc cho thế hệ mai sau… Chính vì thế cần có thêm những sáng tác đánh thức tâm tư, tình cảm, trách nhiệm của giới trẻ với những vấn đề của đất nước”.


Cũng tại Ngày thơ Việt Nam năm 2019 đã diễn ra Sân thơ Trẻ 2019 với thông điệp “Mở đường bay phía trước” có sự tham gia của nhiều gương mặt thơ như: Đoàn Văn Mật, Nguyễn Anh Vũ, Miên Di, Hoàng Anh Tuấn, Phạm Tú Anh, Nguyễn Thị Kim Nhung, Khúc Hồng Thiện, Ngô Gia Thiên An, Lý Hữu Lương…Các câu lạc bộ của các hội thơ cũng đã được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các câu lạc bộ giao lưu với nhau.

Năm nay Ban tổ chức Sân thơ Trẻ chú trọng hơn đến các hoạt động tổng thể, sự tương tác, đồng hành của các nhà thơ với công chúng. Sân thơ Trẻ có Cổng thông tin thơ giới thiệu về các tác giả thơ trẻ cùng những sáng tác của họ, tại đây công chúng có cơ hội giao lưu trực tiếp với tác giả mà mình yêu mến.


Một số hình ảnh phóng viên báo Người Hà Nội ghi nhận tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII - Xuân Kỷ Hợi 2019:

Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019
Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu khai mạc

Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019


Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019


Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019

Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019
Ngày Thơ Việt Nam năm 2019 có 
sự tham gia của 190 các nhà thơ, nhà văn, dịch giả văn học nổi tiếng trên thế giới từ 49 quốc gia và vùng lãnh thổ

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Ngày Thơ Việt Nam năm 2019: Hướng đến sự tương tác của các nhà thơ với công chúng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO