Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố: Hết lòng bảo tồn, gìn giữ hò cửa đình và múa hát bài bông

Đinh Mạnh Cường| 09/12/2020 13:57

Khi Lương Tất Tố cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc tiếng hò cửa đình ở thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội ngân vang nơi thờ tự thiêng liêng, hòa trong điệu múa bài bông do các nghệ nhân tay cầm quạt hồng, tưng bừng chào đón một sinh linh mới của làng.

Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố: Hết lòng bảo tồn, gìn giữ hò cửa đình và múa hát bài bông
Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố

Lớn lên trong môi trường văn hóa dân gian ngập tràn cảm xúc tuổi trẻ, từ nhỏ cậu bé Lương Tất Tố đã bị hút hồn bởi những âm điệu tiếng hò rền vang thúc giục và đường nét mềm mại, uyển chuyển của những động tác múa làm quyến rũ tâm hồn. Những câu hò cửa đình và múa hát bài bông được lưu truyền mấy trăm năm, như cơm ăn, nước uống hàng ngày của dân làng và thêm tưng bừng trong những dịp làng mở hội ngày rằm tháng Tám mang đậm tính tâm linh. 

Lương Tất Tố say sưa học hỏi nghệ thuật hò cửa đình và múa bài bông từ các lão nghệ nhân cao tuổi trong làng. Trường học là mảnh sân gạch trước đình làng có dòng sông nước trong vắt chảy qua. Thầy dạy là các lão ông, lão bà thâm sâu nghề và tâm huyết truyền dạy cho các con cháu bằng phương pháp luyện từng lời hò và cầm tay chỉ điệu múa. 

Tuổi hai mươi, chàng trai Lương Tất Tố đã hoàn toàn làm chủ được cả hai loại hình nghệ thuật dân gian hò và múa, trở thành đội trưởng chỉ huy màn hát múa phục vụ dân làng. Trong hoàn cảnh cùng gia đình lao động vất vả mưu sinh, ngày lo việc đồng áng, đêm miệt mài tập luyện hát múa, Lương Tất Tố đã trở thành hạt nhân nghệ thuật nổi bật của làng.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước sang giai đoạn quyết liệt, năm 1967 Lương Tất Tố cùng nhiều trai làng tình nguyện nhập ngũ. Anh được biên chế vào đơn vị quân tình nguyện chiến đấu giúp bạn trên chiến trường Lào. 5 năm hành quân dãi nắng dầm mưa, lao mình trong bom đạn, đẩy lùi quân Mỹ và tay sai, mở rộng vùng giải phóng, Lương Tất Tố đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng Huy hiệu Quyết thắng tại chiến trường Lào và giấy khen ghi nhận công lao.

Năm 1972, Lương Tất Tố phục viên trở về địa phương, anh nối tiếp những tháng năm miệt mài xây dựng, phục hồi vốn văn hóa cổ truyền, trong đó quyết tâm vực dậy loại hình nghệ thuật hò cửa đình và múa hát bài bông đã bị vùi lấp trong những năm chiến tranh. Bằng tình yêu nghệ thuật truyền thống của quê hương, Lương Tất Tố đã dày công tổ chức luyện tập, thuyết phục các nghệ nhân cao tuổi chung sức cùng lớp trẻ dàn dựng lại các tiết mục. 

Năm 1984, Sở Văn hóa tỉnh Hà Sơn Bình mời đội nghệ thuật dân gian thôn Phú Nhiêu về tỉnh tham gia Liên hoan dân ca, dân vũ. Tiết mục hò cửa đình và múa hát bài bông là sự kết nối đầy chất nghệ thuật dân gian và màu sắc tâm linh, được công diễn lần đầu tiên trên sân khấu Liên hoan nghệ thuật của tỉnh, khiến ban giám khảo và người xem lặng đi trong dạt dào cảm xúc. Tiết mục đạt giải A và được BTC Liên hoan trao tặng giấy khen.

Những năm bao cấp kinh tế khó khăn, các đình, đền, chùa ở Phú Nhiêu xuống cấp. Theo đó, hoạt động văn hóa, văn nghệ cộng đồng bị chững lại. Các nghệ nhân thì lo bươn chải mưu sinh, phong trào văn nghệ quần chúng trầm lắng.

Năm 1996, Phú Nhiêu hoàn thành việc tu sửa lại đình làng. Sân đình rộng rãi, sẽ rất thuận lợi cho việc tập luyện và biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Nghĩ thế nên Lương Tất Tố bàn bạc cùng một số nghệ nhân cao tuổi tổ chức thành lập Câu lạc bộ Hò cửa đình - Múa hát bài bông và nhanh chóng được lãnh đạo thôn ủng hộ. Mười bảy năm kể từ khi được cụ Cả trùm truyền dạy kỹ thuật gõ phách và luyện giọng lĩnh xướng, Lương Tất Tố đã dần nâng cao chất lượng biểu diễn hò cửa đình. Ông còn tham gia dàn tập múa hát bài bông, giúp đỡ người vợ là Vũ Thị Xuyên trở thành một cô gái múa giỏi của làng. Năm 1997, Lương Tất Tố được bầu làm Phó Chủ nhiệm và năm 2002 là Chủ nhiệm câu lạc bộ. Câu lạc bộ vinh dự được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận là địa chỉ văn hóa của Hội. Năm 2005, Lương Tất Tố được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố: Hết lòng bảo tồn, gìn giữ hò cửa đình và múa hát bài bông
Điệu múa cổ bài bông do các nghệ nhân thôn Phú Nhiêu, huyện Phú Xuyên trình diễn. (Ảnh tư liệu)
Từ năm 2007, Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội đã cử nhiều đoàn cán bộ, hội viên về thôn Phú Nhiêu thực hiện sưu tầm, khôi phục các điệu múa cổ truyền theo đề án “Phục hồi múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội”. Chủ nhiệm Lương Tất Tố nhiệt tình tổ chức dàn tập, biểu diễn hò cửa đình và múa hát bài bông theo kế hoạch của Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội. Tiết mục hò cửa đình và múa hát bài bông nhiều lần về trung tâm thành phố trình diễn trước tượng đài Lý Thái Tổ vào dịp đầu xuân và kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô phục vụ hàng vạn khán giả trong nước và du khách quốc tế. Năm 2014, Lương Tất Tố được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú về nghệ thuật trình diễn dân gian.

Năm 2015, thực hiện công tác lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, được sự hướng dẫn, giúp đỡ một phần kinh phí của Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội, chủ nhiệm Lương Tất Tố đã tổ chức hoàn thành xây dựng phòng truyền thống lịch sử, văn hóa thôn Phú Nhiêu với hơn 100 hình ảnh, hiện vật phản ảnh hoạt động nghệ thuật hò cửa đình và múa hát bài bông. 

Năm 2019, Nghệ nhân ưu tú Lương Tất Tố đã được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân. Bà Vũ Thị Xuyên - người vợ luôn sát cánh, đồng hành cùng ông vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa múa cổ truyền, đảm nhiệm xuất sắc vai múa bài bông cũng được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. 

Gần 80 tuổi, hơn 50 năm hoạt động trình diễn nghệ thuật hò cửa đình và múa hát bài bông, trong đó có 22 năm xây dựng câu lạc bộ và 10 năm làm chủ nhiệm, Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố đã được tặng thưởng 3 giải A trong các cuộc Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian, 3 bằng khen của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2 bằng khen của UBND tỉnh Hà Tây (cũ), 3 giấy khen của UBND huyện Phú Xuyên. Ông là tác nhân giữ vững và phát triển loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian thôn Phú Nhiêu, góp phần nâng nghệ thuật hò cửa đình và múa hát bài bông lên cao, vang xa, khích lệ thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống, duy trì và phát huy các di sản văn hóa quý báu của cha ông truyền lại. 
(0) Bình luận
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Bồi đắp hệ giá trị gia đình Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa của dân tộc. Nổi bật trong đó là nét đẹp văn hóa gia đình, là ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nói theo cách khác, văn hóa gia đình là một trong những nền tảng, cốt lõi để hình thành nên giá trị văn hóa người Hà Nội; góp phần đưa những giá trị văn hóa Thủ đô thăng hoa lên tầm cao mới trong thời đại hội nhập quốc tế.
  • Vinh danh 70 cán bộ Đoàn Thủ đô Hà Nội tiêu biểu năm 2023
    Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), ngày 22/3/2024, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm và Lễ Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
  • Hà Nội: Hành trình cảm xúc của người phụ nữ đi tìm ánh sáng cho con trai, em trai
    Chị Trần Thị Xuân (33 tuổi, thị trấn Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) là nhân vật đặc biệt và đến với khán giả cả nước trong chương trình “Trạm yêu thương” - chủ đề “Điểm tựa bình yên”, phát sóng lúc 10 giờ ngày 23/3 trên kênh VTV1.
  • Lễ hội xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm: Tái hiện nét đẹp giá trị văn hóa truyền thống
    Sáng ngày 22/3, đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội do đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đã kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cho biết, hai bộ phim “Lời hứa Điện Biên” và “Chiếc xe thồ Điện Biên” đang trong quá trình sản xuất, hoàn thiện để chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Vụ nam sinh bị đánh tổn hại 99% sức khỏe: Công an Hà Nội sẽ xử lý nghiêm việc đưa thông tin xấu độc
    Liên quan đến việc một nam sinh tại quận Long Biên (Hà Nội) gần đây bị đánh tổn hại sức khỏe 99%, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, đang tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý đúng người đúng tội. Đồng thời cơ quan công an điều tra, xử xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức đưa thông tin xấu độc về vụ việc này trên mạng xã hội.
  • Thương hoài xe sứ hàng rong
    Bố tôi bảo rằng, người Hà Nội sành sỏi chơi hàng gốm sứ, có đắt một chút mà món hàng ưng ý họ cũng sẽ mua. Mà gốm sứ Bát Tràng mang theo hồn cốt người Hà thành, dẫu đồ sứ nhập ngoại hay đồ nhựa, inox ào ạt thì gốm sứ Bát Tràng luôn có một vị trí trang trọng trong ngôi nhà của họ.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố: Hết lòng bảo tồn, gìn giữ hò cửa đình và múa hát bài bông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO