Nghệ nhân vang danh làng làm đàn dân tộc đất Đông Lỗ

Theo Đăng Trình/ Thương hiệu công luận| 17/07/2018 14:11

Về làng Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) chúng tôi ‘lạc’ vào tiếng đàn ngọt ngào, luyến láy rộn rã. Nơi miền quê yên bình này, có một nghệ nhân vang danh, tuổi 79 vẫn ngày ngày, miệt mài chế tác những cây đàn dân tộc…

Nghệ nhân vang danh làng làm đàn dân tộc đất Đông Lỗ

“Báu vật” của làng

Nghệ nhân kể, nghề làm đàn ở Đào Xá đã có cách nay hơn 200 trăm năm, do cụ Đào Xuân Lan khởi xướng. Ngày ấy, cụ Lan học nghệ ở phương Bắc rồi mang nghề về làng truyền dạy. Sơ khai, cụ chỉ dạy cho người trong họ, để họ có thêm việc sinh nhai lúc nông nhàn. Thế rồi, nghề làm đàn phát triển, buôn bán thịnh vượng dần dà trở thành nghề truyền thống của đất Đào Xá. 

Trầm ngâm nhớ về dĩ vãng ông lão hồi tưởng, nghề làm nhạc cụ trước đây rất phát triển, đa phần các hộ trong làng đều theo nghề. xưa cả làng Đào Xá đều làm nhạc cụ dân tộc, cung cấp cho khắp bàn dân thiên hạ. Làng đã từng đưa hàng chục người thợ giỏi vào tận Huế chế tác những cây đàn cho ban nhạc cung đình. Người làng mở cửa hiệu ở nhiều thành phố lớn từ Hà Nội đến Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình... Trước năm 1945, dân làng sống chủ yếu bằng nghề làm các loại đàn dân tộc. Vậy nhưng, từ sau năm 1975, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn nên nghề làm nhạc cụ ở Đào Xá cũng theo đó suy tàn, sản phẩm làm ra tiêu thụ khó khăn. Trong cơn bĩ cực, những nghệ nhân làm nhạc cụ của làng dần tản mát mưu sinh mỗi người một phương…

Nghệ nhân vang danh làng làm đàn dân tộc đất Đông Lỗ

Nghệ nhân vang danh làng làm đàn dân tộc đất Đông Lỗ

Những nhạc cụ đang được hoàn thành tại xưởng sản xuất của Nghệ nhân Đào Soạn

Xuất thân trong gia đình có truyền thống hơn 200 năm làm nghề chế tác nhạc cụ dân tộc, Đào Soạn luôn đau đáu tâm huyết giữ gìn nghề truyền thống của cha ông. Năm 1973, sau biến cố công việc, chàng thanh niên được cha truyền nghề làm đàn. 3 năm sau, cha ông mất, ông miệt mài mày mò tự học, rèn giũa thêm tay nghề.

“Để tạo ra được một cây đàn như ý, không đơn giản, mỗi loại đàn khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau, phải trải qua rất nhiều công đoạn cùng với sự tỉ mẩn, tài hoa của bàn tay người thợ. Từ khâu chọn gỗ nào, đục bào đến căng dây, căng mặt đàn, trang trí đều đòi hỏi người làm cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, có óc sáng tạo và đặc biệt là có tài thẩm âm tốt.

Nghệ nhân vang danh làng làm đàn dân tộc đất Đông Lỗ

Nghệ nhân vang danh làng làm đàn dân tộc đất Đông Lỗ

Một số sản phẩm đã được Nghệ nhân hoàn thành

Nguyên liệu chủ yếu để làm đàn là gỗ trắc và gỗ vông. Sau khi chọn gỗ, ra gỗ, phơi gỗ cho đến công đoạn chắp, ghép, đánh bóng, khảm trai và hoàn thiện... tất cả đều được làm theo phương pháp thủ công đúng với kỹ thuật của ngày xưa để lại. Mỗi ngày, tại xưởng gỗ của gia đình ông đều có 3 – 4 người làm, mỗi người làm một loại đàn khác nhau và để làm được một chiếc đàn hoàn chỉnh phải mất một tuần. Giá bán các loại đàn cũng tùy theo chất lượng và nhu cầu của người mua”, lão Nghệ nhân thổ lộ…

Kỳ lạ, mặc dù không học về nhạc lý, nhưng Đào Soạn được trời phú một đôi tai thẩm âm tuyệt vời. Có lẽ vì thế, âm sắc từ những cây đàn do ông chế tác đạt đến chuẩn mực, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của những nghệ sĩ khó tính. Từ những mảnh gỗ xấu xí, qua bàn tay người thợ bậc thầy trở thành những cây đàn vang lên những âm thanh tuyệt mỹ. Có cả thảy 15 loại đàn dân tộc: Đàn bầu, đàn tranh, đàn đáy, đàn tỳ bà… không loại đàn nào làm khó được bàn tay tài hoa của người Nghệ nhân đất Đông Lỗ.

Hơn 4 thập kỷ, gắn bó với nghề làm đàn dân tộc, ở tuổi 79- ‘xưa nay hiếm’ Nghệ nhân Đào Soạn vẫn tinh anh, nhanh nhẹn. Ngày ngày, ông cần mẫn chế tác lên những nhạc cụ chất lượng cao và tâm huyết truyền thụ nghề cho hậu thế. Ông phấn khởi chia sẻ, ông rất tự hào khi truyền nghề cho con trai là anh Đào Anh Tuấn. Ngoài ra, những năm qua, ông đã mở lớp dạy nghề miễn phí, đào tạo thành nghề cho hàng chục thanh niên trong làng…

Tiếng đàn bên bóng duối uyên ương
Ở làng Đào Xá, quê hương Nghệ nhân Đào Soạn không chỉ nổi tiếng với nghề chế tác đàn dân tộc. Làng ông còn có cặp “kỳ mộc” – “duối chồng, duối vợ” hàng trăm năm tuổi được mệnh danh là “thần mộc” của làng. Dân làng gọi đây là cặp duối uyên ương, tỏa bóng mát như niềm hạnh phúc, an lành suốt hàng trăm năm…

Nghệ nhân vang danh làng làm đàn dân tộc đất Đông Lỗ

Trong ký ức của người Đào Xá, thủa nghề làm nhạc cụ còn thịnh vượng, khắp thôn như khu vườn âm nhạc đồng quê đa âm sắc. Những buổi trưa hè, bên gốc cây ven làng, dưới bóng ruối nghe tiếng đàn ngọt thanh du dương chẳng khác những làn gió mát mơn man thổi vào hồn người…

Nghệ nhân vang danh làng làm đàn dân tộc đất Đông Lỗ

Cặp duối uyên ương- duối vợ, duối chồng hàng trăm năm tuổi ở Đào Xá

Nhâm nhi ngụm trà, Nghệ nhân Đào Soạn rưng rưng nhớ về ký ức tuổi thơ. Thủa chống Pháp, đội thiếu nhi Đào Xá thuộc lòng bài hát “Làng tôi”. Và, những câu hát đầu tiên của bài “Tiến về Hà Nội” được Nhạc sĩ Văn Cao (tác giả bài Làng tôi” viết ngay trên mảnh đất “âm nhạc Đào Xá”. Ký ức về những ngày quê hương tan hoang vì bom đạn giặc, nhưng không thể nào khuất phục ý chí kiên cường những người dân quê yêu hòa bình. Mặc đạn bom, những nhạc cụ vẫn ra đời dưới bàn tay tài hoa của người Đào Xá. Những du kích quân cùng dân làng Đào Xá vẫn kiên cường chiến đấu quyết tâm diệt giặc. Mảnh đất này, trong kháng chiến vang lên những khúc ca hào hùng về tình yêu quê hương, đất nước, về một ngày chiến thắng…

Trăn trở với nghề truyền thống của cha ông, Nghệ nhân Đào Soạn bảo, còn một hơi thở, ông còn làm nghề. Với ông, đó là duyên nợ, là trách nhiệm với quê hương. Nơi ông ‘chôn rau cắt rốn”…

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân vang danh làng làm đàn dân tộc đất Đông Lỗ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO