Người cán bộ già và câu chuyện 10 năm Hà Nội mở rộng

Lệ Quyên| 01/08/2018 09:08

Những ngày này, khi Hà Nội chuẩn kỷ niệm 10 năm mở rộng địa giới hành chính, trong lòng tôi lại xốn xang, bâng khuân kỳ lạ. Kể từ ngày Hà Tây sáp nhập Hà Nội (ngày 01/08/ 2008), những gì của Hà Tây tạm xếp vào kỷ niệm. Tôi đi nhiều nơi,đến nhiều vùng nông thôn của thủ đô, tiếp xúc với nhiều người dân, ở đó có nhiều người tếu táo xưng danh “chúng tôi là người Hà Nội 2” bởi lẽ nơi đó vẫn còn những hình ảnh của làng quê cũ, là đống rơm, là bờ đê, là lũy tre già… hẳn là vì vẫn lưu luyến với Hà Tây - xứ Đoài từn

Hà Tây bây giờ đã là một phần không thể tách rời của Thủ đô Hà Nội, dẫu đâu đó ở từng làng quê vẫn còn những nghệ nhân già cố níu kéo bao điều thiêng liêng đồng vọng trong ký ức. Tôi may mắn được gặp bác Đinh Tiến Chư - Nguyên bí thư huyện ủy huyện Mỹ Đức (bác về hưu được10 năm), một lão thành cách mạng, một người vô cùng tâm huyết với quê hương và là một người con của Mỹ Đức. Người mà khi hỏi về sự đổi thay của quê hương trong 10 năm qua, bác có thể nói như câu chuyện của chính cuộc đời mình.
Người Cán bộ già  và câu chuyện 10 năm Hà Nội mở rộng

                                             Ông Đinh Tiến Chư - Nguyên bí thư huyện ủy huyện Mỹ Đức

Bên ly trà, câu chuyện của chúng tôi bắt đầu  bằng sự đổi thay trên quê hương Mỹ Đức trong 10 năm qua. Bác Đinh Tiến Chư bày tỏ:  Ban đầu khi mới sáp nhập vào Hà Nội, người dân như chúng tôi rất vui mừng, tự hào vì được là người thủ đô. Nhưng  cũng có những hoài nghi vì không biết sau đó quê hương Mỹ Đức nói riêng và cả tỉnh Hà Tây nói chung sẽ phát triển thế nào. Quả thật, những năm đầu còn rất khó khăn vì chưa kịp chuyển đổi. Nhưng sau đó nhận được sự quan tâm, đầu tư của thành phố, quê hương chúng tôi đã có sự thây đổi từng ngày. Nhìn tổng thể bức tranh nông thôn ngày càng đẹp hơn, thể hiện sinh động tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; các chế độ chính sách được đảm bảo, kịp thời. Đối tượng người cao tuổi cũng được thành phố quan tâm, hỗ trợ một khoản tiền nhất định hàng tháng...

Điều đó khiến họ rất vui mừng, phấn khởi. Những kết quả đạt được từ sau khi sáp nhập theo bác Chư thì có thể “cảm nhận được, nhìn thấy được, thậm chí tay sờ được”. Đặc biệt  là những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Lãnh đạo huyện quan tâm, khuyến khích bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi ,cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sự thay đổi đó thể hiện ngay cả trong phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã, có trách nhiệm hơn, thân thiện và gần gũi với nhân dân hơn. Mà theo bác Chư sự thay đổi này là cực kỳ quan trọng vì đó là sự thay đổi trong tư duy, trong nhận thức. Tuy nhiên không phải là không có mặt hạn chế, ví như công tác tổ chức đảng ở mộ số đia phương còn chưa tốt, cơ sở hạ tầng, đường xá một sô nơi còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao thương của nhân dân. Điều này làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của địa phương.


Vẫn xoay quanh câu chuyện 10 sáp nhập về Hà Nội, ngoài những đổi thay mà bác Chư cảm nhận được một cách rõ ràng, bác còn nhắc đến những tâm tư sâu kín của một người con xứ Đoài. Khi tôi hỏi: Về với Hà Nội, trở thành công dân thủ đô bác có khi nào thấy tiếc nhớ hai chữ Hà Tây không? Giọng bác trầm xuống đầy xúc động: Có chứ! Quên sao được! Mỗi lần như thế tôi lại nghe bài hát “Hà Tây quê lụa”. Nhiều lúc tôi  hồi tưởng lại, cũng tự hào lắm chứ, vì Hà Tây xưa có rất nhiều người tài, lối sông lại chân tình cởi mở, dẫu nay về Hà Nôi, trở thành công dân thủ đô nhưng những người con ấy vẫn mang vóc dáng, hào khí của người Hà Tây. Vẫn sống ở Hà Tây đấy thôi, vẫn quẩn quanh với thôn xóm cũ mà sao nhiều ký ức cứ vọng về trong tiềm thức. Nhưng dù sao khi sáp nhập Hà Nội, nền kinh tế phát triển hơn, được hưởng nhiều cơ chế, ưu đãi đặc thù, rồi hệ thống xe buýt nay đã về tận từng làng quê, nhiều công ty, xí nghiệp mọc lên giải quyết vấn đề việc làm... Văn hóa xứ Đoài được giao lưu tiếp biến với văn hóa Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến. Vì thế, hai chữ  Hà Tây xin  gói cất trong tiềm thức, trong hoài niệm để hướng tới xây dưng một thủ đô văn minh - giàu đẹp.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Người cán bộ già và câu chuyện 10 năm Hà Nội mở rộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO