Người Lai Xá làm du lịch

An Nhi/NSHN| 23/11/2017 12:35

Từ nhiều đời nay, ngoài nghề nhiếp ảnh “vang danh thiên hạ”, người dân Lai Xá (xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) đa phần vẫn làm nông nghiệp. Nhưng vài năm trở lại đây, cùng với quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp hiếm dần, người dân thiếu kế sinh nhai. Vì vậy, việc phát triển du lịch đang là một hướng mới cho Lai Xá vốn giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Khách tham quan Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá. Ảnh: Thụy Du

Người Lai Xá làm du lịch
Khách tham quan Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá. Ảnh: Thụy Du

Trải nghiệm thú vị ở hai bảo tàng


Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, Lai Xá nằm bên quốc lộ 32 với những khu công nghiệp, khu chung cư, trường đại học, nhà cao tầng mọc san sát xung quanh. Lai Xá hôm nay còn nguyên nét hiền hòa với mái đình làng cổ kính, những ngôi miếu, nhà thờ họ lâu đời… Nghề nhiếp ảnh là điểm riêng có, nổi danh đã lâu nên ở Lai Xá không thiếu những hiệu ảnh, gallery nhiếp ảnh và đặc biệt là Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá vừa mới khánh thành cách đây 6 tháng.

Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá nằm ở giữa làng, do nhân dân Lai Xá tự nguyện, đồng lòng xây dựng, để kể với du khách câu chuyện đầy tự hào về các thế hệ tiếp nối đã và đang gìn giữ, phát huy nghề ảnh của cha ông. Kể từ năm 1892, khi ông Nguyễn Đình Khánh (tức Khánh Ký) - người đầu tiên khai mở nghề ảnh, đến nay, các hiệu ảnh của người Lai Xá được mở ở khắp nơi trên cả nước. Hàng nghìn người trong làng đã trở thành những thợ ảnh lành nghề với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá có diện tích 300m², gồm 2 tầng, trưng bày 150 bức ảnh, 150 hiện vật, 25 panô bài viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, gói gọn 125 năm nghề nhiếp ảnh hình thành và phát triển ở làng. Mỗi tầng trưng bày đều đem đến trải nghiệm thú vị cho du khách, như được chụp ảnh theo phong cách xưa, khám phá phòng tối - nơi ra đời những bức ảnh để đời... Đó là chưa kể sân thượng, nơi mà từ đó có thể nhìn toàn bộ không gian làng và cũng là nơi ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá không giấu ý định muốn biến thành điểm dừng chân, uống cà phê, ngắm cảnh và chụp ảnh dành cho du khách.

Cách Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá không xa là một bảo tàng thứ hai của làng - Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Đây là bảo tàng tư nhân mà phần trưng bày như câu chuyện kể về cuộc đời, sự nghiệp nghiên cứu khoa học, giáo dục của nhà văn hóa Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa giai đoạn 1946-1975. Bảo tàng được PGS.TS Nguyễn Văn Huy (con trai Giáo sư Nguyễn Văn Huyên), nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và người thân xây dựng ngay trên phần đất của gia đình. Các hiện vật ở đây được sắp xếp theo chủ đề riêng, như những câu chuyện kể từ góc nhìn của những người con về cha mẹ của mình, nên khá sinh động và ấm cúng. Điểm thú vị là hiện nay Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên đã ứng dụng công nghệ thuyết minh tự động cho hệ thống hiện vật. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và tải phần mềm miễn phí, du khách có thể nghe lời thuyết minh về 74 hiện vật của bảo tàng với song ngữ Việt - Anh.

Cả hai bảo tàng ở Lai Xá đều được trưng bày theo phong cách khá hiện đại, được thiết kế bởi nhóm chuyên gia người Pháp. PGS.TS Nguyễn Văn Huy, người tham gia tổ chức, góp ý trưng bày ở cả hai bảo tàng, chia sẻ: “Cuộc đời cùng với những tư liệu và ký ức về một con người, một gia đình, một ngôi làng, một nghề sẽ góp phần giúp khách tham quan hiểu biết về lịch sử, xã hội và văn hóa của một thời kỳ, một đất nước”. Cả hai địa điểm này đang được mở cửa miễn phí cho khách tham quan.

Chuyên nghiệp hơn để thu hút khách

Du khách Daniel Bernard (quốc tịch Pháp) trong lần thứ 4 sang Việt Nam đã đến Lai Xá để tìm hiểu về nghề nhiếp ảnh ở đây. Bernard chia sẻ: “Tôi cảm thấy thú vị với cách trưng bày tại hai bảo tàng. Mỗi hiện vật, hình ảnh đều giúp tôi hiểu hơn về con người, văn hóa Việt Nam”. Tuy nhiên, Bernard cũng góp ý về việc hai địa điểm hấp dẫn này chỉ được mở cửa vào thứ bảy và chủ nhật, chưa thuận lợi cho du khách đến Hà Nội vào đầu tuần hay giữa tuần. 

Về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, thời gian này bảo tàng mới thử nghiệm mở cửa đón du khách nên chưa thể phục vụ thường xuyên. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên đã có website riêng, còn Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá đang kêu gọi cộng đồng hỗ trợ để xây dựng website. Cả hai bảo tàng đều có địa chỉ Facebook cung cấp thông tin thường xuyên, du khách có thể liên hệ trực tiếp tại đó để đặt lịch hẹn tham quan vào các ngày trong tuần. “Nếu khách muốn có trải nghiệm thực tế, chúng tôi có thể giới thiệu các nghệ nhân của làng đến chụp và làm ảnh theo phong cách truyền thống hoặc truyền đạt kinh nghiệm về nghề nhiếp ảnh như chọn máy ảnh, ống kính, trao đổi kiến thức về góc máy, bố cục, ánh sáng… đồng thời đi thực hành chụp ảnh với khách”, ông Nguyễn Văn Thắng chia sẻ thêm.

Theo Tiến sĩ Trần Nữ Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc, Lai Xá với nghề nhiếp ảnh nổi tiếng và hai bảo tàng cộng đồng đặc biệt có tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn, nhất là với du khách nước ngoài muốn tìm hiểu sâu về văn hóa Việt Nam. Chính quyền, người quản lý và nhân dân Lai Xá cần tổ chức hoạt động đón khách chuyên nghiệp hơn, có đầy đủ biển chỉ dẫn, điểm đỗ xe, hướng dẫn viên, đồng thời tổ chức các hình thức trải nghiệm, cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi…

Từ trên sân thượng của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên nhìn toàn cảnh làng Lai Xá, người ta không còn thấy những thửa ruộng được trồng cấy. PGS.TS Nguyễn Văn Huy cho biết, nhiều nhà cao tầng trong làng chỉ có một, hai người ở, rất lãng phí. Phát triển du lịch, huy động cộng đồng cùng tham gia vào phần việc này là hướng đi thuận lợi cho Lai Xá hiện nay.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Người Lai Xá làm du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO