Người tạc chân dung thời gian

Vũ Xuân Hoát| 07/08/2019 14:57

Độ mươi phút sau, trước mắt tôi, Nguyễn Chính dáng cao đậm, nhanh nhẹn kiểu nhà binh. Quán bia bình dân hẹn, chạm cốc, Chính chớm chớp cười, đưa tôi quyển "Tiếng vọng thời gian" với gam màu xanh, núi sẫm, mây như sóng nước vỗ lên khoảng không ảo mờ.

Người tạc chân dung thời gian
 - A lô! Có phải số... 

- Vâng! Thưa, tôi có thể giúp được gì?

Một giọng vang, xưng danh: Nguyễn Chính đây ạ! Muốn tặng bác tập thơ vừa mới xuất bản?
- Ồ, chúc mừng đã.

Độ mươi phút sau, trước mắt tôi, Nguyễn Chính dáng cao đậm, nhanh nhẹn kiểu nhà binh. Quán bia bình dân hẹn, chạm cốc, Chính chớm chớp cười, đưa tôi quyển "Tiếng vọng thời gian" với gam màu xanh, núi sẫm, mây như sóng nước vỗ lên khoảng không ảo mờ. Đẹp, ý niệm và ảnh thật trang nhã. Bắt tay tác giả, tôi lướt qua đôi trang tấm tắc cảm thấu sự nghề trong cách trình đạt mang vẻ tự nhiên. Lần giở những trang người qua tiếng vọng hồi đáp đó chăng? Bia, lại bia, thơm ngậy mùi lạc luộc, hơi ngà ngà trưa bất giác, hứng khởi lật tờ: 

Bước chân năm tháng về đâu
Tuổi già ngồi lặng mái đầu 
khói sương 
 Cứ theo đà, cuốn dòng mới chợt tỉnh, ngấm:
Chạm vào em thăm thẳm
Chạm vào tôi kiếp người
Tôi buột kêu: Chà thơ chi mà say đến vậy? Toàn trỗi thức lẽ đời. Thời gian vụt sáng lên trên con đường thiên lý. Nhưng, đâu đấy khác lạ chốn này, trong thảng thốt giấc chiêm giữa thế giới biến động của tâm cảm Nguyễn Chính. Giật mình, tôi đọc:

Thời gian trôi ngẫm nghĩ
Bầu trời xanh mỉm cười
Nguyễn Chính lặng nhìn khoảng ồn ào phố. Sau bữa men nhẹ. Tôi về. Quên bẵng mấy ngày rằng tập thơ đang đọc dang dở, chưa rảnh thời giờ nghiền tiếp. Phút này, tôi mới thực sự xem tìm thơ Nguyễn Chính viết những gì, cấu từ, ngôn ngữ, hình ảnh mường tượng ra sao, tư tưởng có thoát bậc để làm mới chính mình?

Tôi tự nhủ: Phải đọc bằng  hết, đọc kỹ và chậm rãi từng bài, ghi chép lại ấn tượng câu chữ, đã trúng thơ chưa? Thì đây:
Núi non nhuốm màu sương phủ
Hồn người trắng mãi bơ vơ
Từng trải lắm sự đời, có lẽ thế! Nhà thơ Nguyễn Chính đi và tới nhiều miền trời đất, biết mấy việc nhân quần, thời gian tựa gió thoảng, lòng trắc trở người xiết bao lường tỏ. Thơ Nguyễn Chính bắt nguồn từ cảm giác, tạo thành cảm giác, bởi thơ ông đậm sâu nặng nghĩa tình, tình người trận mạc hóa phận sợi qua tính cách:

Giã từ khẩu súng vai mang
Tóc hoa râm vẫn ngang tàng 
câu thơ
Thẳng lưng thêm chút dại khờ
 Yêu là yêu thật chẳng 
vờ vịt đâu!
(Khẩu súng và câu thơ)

Chỉ là người trong cuộc, thấu hiểu nỗi người chân thực và yêu người, vì con người, đi hết lè con người mới hay sự người. Thơ Chính, tạc tâm thế con người ở cái sự nghiệt ngã của đời sống mang vẻ đẹp, buồn, cao rộng... Dòng lục bát nhuyễn thể, cảm hóa và lay động.

Thơ Nguyễn Chính viết về trải nghiệm, trữ tình, ảo diệu, phác họa vài nét, tưởng chừng nhỏ nhặt, ấy vậy, bỗng lớn dậy:
Mẹ già bưng bát cơm chan 
Cố lùa cho hết thế gian 
vào mình
Chồng con đều đã hy sinh
Chiến tranh tàn khốc còn hình bóng thôi! 
(Bữa cơm sau chiến tranh)

Khơi gợi, giản dị, nhưng nhói thắt không gì có thể sánh nổi trận người. Con người, cảnh vật ngộ lẽ vô thường. Thơ Nguyễn Chính đầy âm điệu, khoát nhiên phía bên trong của tâm trạng. Ngữ cảm thơ chảy từ truyền thống dân dã, tự thân:

Ngồi ở trong phòng kín
Có một người lặng im
Nghe tim mình thứ đập
Lần mùa đông đi tìm
(Mùa đông đi tìm)

Thời gian trong thơ Nguyễn Chính là thời gian động tìm, thời gian của mỗi số phận xoay quanh trục dẫn là người lính. Y hệt màu quân phục không bao giờ yên, hàm chứa đủ các dáng vẻ. Dấu chân năm tháng mở ra ngưỡng cửa vũ trụ quan. Sự sống và cái chết luôn đặt chiều ngẫm. Thơ Nguyễn Chính là thơ tuệ cảm, bằng chân dung, mỗi bài vẽ một nét riêng không trùng lặp vay mượn. Cho nên thơ ông dễ địc, nhanh thuộc. "Tiếng vọng thời gian", dội hưởng như những nốt nhạc phổ quát trạng huống. Và, ngày tháng cứ trôi đi, vạn vật đổi mùa. Tôi cảm được đôi bàn tay nở hoa thiền định nơi khẩu độ ánh sáng đặc trưng vị "Chùa quê". Thơ xé ra từng mảnh ghép, nhịp tốc an nhiên, ngỡ tĩnh mà trào dâng. Nghe vọng lên tiếng chuông thoát tục, nhắc cõi ta bà với biết nhường nào biến thiên chia lìa, sum vầy. Bài thơ nổi trội hay ở cách nghĩ, cách diễn đạt mới lạ, khác biệt, đằm chín tình, sự, lẽ... vượt tầng cảm:

"Hoa đại thơm/ tay em thơm/ bay lên trời/ cùng ngân tiếng chuông/ Chiều đủ lạnh/ tôi se lại/ tấm áo nâu sồng/ không phất bay/ Và cứ thế/ như bước từng bước một/ lòng an nhiên/ trong tiếng chuông chùa/ Khói nhang trầm/ có tan vào sương/ mà mờ ảo/ lẫn trong chiều hư thực/ Tràng hạt lần/ ra khỏi vòng trần tục/ nhịp nam mô/ cốc cốc nhủ thầm/ Có ai về/ đường quên... mưa xuân/ mưa trắng trời/ chùa quên... ngói thâm"

Gia đình, tình yêu, bạn hữu, cảnh sắc những vùng miền cất hiện hóa niệm đắc trong thời gian suy tư "chảy mãi mơ hồ", vọng tưởng qua hoài niệm quãng đời, thơ tạo dựng phép thần thi:

Trên gương mặt
không xót xa
                   giận dữ
tiếng dạ ngọt ngào tôi thấy cả 
miền Nam
(Chảy mãi mơ hồ)

Có thể khẳng định thơ Nguyễn Chính say đượm, viết tự tiềm thức qua vô thức khiến câu thơ bất ngờ, cảm động :
Tàn canh nghe tiếng thở dài
Buồn trông trái đất 
không ngoài thương đau          
(Đêm đông)

Chỉ cần cặp thơ sáu tám này thôi cũng cho ta tường tính khái quát, minh triết từ Nguyễn Chính.
Ngót nghét gần bảy chục tiêu đề của từng tứ thơ đã được thi sĩ nhân hóa, cách điệu mang khí chất anh bộ đội giàu huyền dấu, phẩm chất nghệ thuật thi ca vang vọng, giao mùa, theo cách viết của người đương đại:
Ngọt ngào hay đắng thức
Gió bấc về đêm qua...
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5
    Tin từ Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai kế hoạch phục vụ hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao.
  • Những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
    Đồng chí Trần Phú là người cộng sản mẫu mực, kiên cường, bất khuất, đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của đảng và của nhân dân, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, thủy chung, trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của đảng, của giai cấp và của dân tộc, lạc quan tin tưởng vào tương lai và sự tất thắng của cách mạng… Hướng tới Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (01/5/1904 - 01/5/2024) đồng Chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu đến bạn đọc những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • Âm vang Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Âm vang Điện Biên của tác giả Vũ Nhang.
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Người tạc chân dung thời gian
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO