Người "tiếp lửa" nghề làm nhà gỗ cổ

Minh Lý| 01/02/2021 23:47

Mỗi lần về với làng nghề mộc truyền thống thôn Phù Yên, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) là tôi thấy sự thay da đổi thịt mạnh mẽ của mảnh đất này. Nơi đây quy tụ những người thợ cả tài hoa, tâm huyết với nghề mộc truyền thống của địa phương. Tiêu biểu hiện nay phải kể đến cơ sở nhà cổ truyền thống “cha truyền, con nối” nổi tiếng của gia đình anh Nguyễn Chí Thông.

Người
Một phần tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, Tuyên Quang do Công ty Tâm Linh Việt thực hiện năm 2020

Xưởng sản xuất nhà cổ Nguyễn Chí Thông tại xóm Đồi, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Là thanh niên thế hệ 8x với nhiều hoài bão và ước mơ, đến giờ gắn bó với nghề hơn 20 năm, cảm xúc về những ngày đầu chập chững theo nghề nối nghiệp cha ông của anh Nguyễn Chí Thông vẫn còn nguyên vẹn. Trò chuyện với ông Nguyễn Chí Tài - Chủ tịch Hội Làng nghề mộc truyền thống thôn Phù Yên, xã Trường Yên, một người đã gắn bó máu thịt với nghề mộc cổ truyền hơn nửa cuộc đời và cũng là bố của anh Nguyễn Chí Thông, được biết gia đình ông đã trải nhiều thế hệ “ăn nên làm ra” bởi nghề mộc này. Đây là nghề gia truyền của dòng họ Nguyễn Chí tại Trường Yên. Vì thế, âm thanh thân thuộc của những tiếng cưa, tiếng đục, tiếng mài và hương thơm của từng thớ gỗ không biết từ khi nào đã ăn sâu vào trong tiềm thức của tất cả các thành viên trong gia đình ông, trong đó có anh Nguyễn Chí Thông.
Chia sẻ về sự lựa chọn con đường lập nghiệp, anh Nguyễn Chí Thông bộc bạch: “Học hết phổ thông trung học, ở cái tuổi “17 bẻ gãy sừng trâu”, độ tuổi của sự sung sức và tràn đầy nhiệt huyết, tôi cũng muốn chọn một nghề khác để lập nghiệp, một nghề kinh doanh. Nhưng vì gia đình nhiều đời làm nghề mộc, đặc biệt nêu gương người cha tâm huyết, tận tụy với nghề của tôi. Ông đã động viên, tin tưởng, khích lệ tôi vào nghề, làm nghề. Đầu tiên chưa hiểu về nghề, tôi chưa đam mê nghề lắm. Tuy nhiên, sau một thời gian gắn bó, tôi thực sự cảm thấy yêu nghề. Công việc hiện tại giúp tôi không chỉ giữ nghề truyền thống của gia đình, thể hiện sự biết ơn đối với các thế hệ cha ông đi trước, đồng thời góp phần vào việc duy trì nét văn hóa dân tộc trong từng sản phẩm, từng kiệt tác nhà gỗ do cơ sở sản xuất của tôi cất dựng và phục chế”.

Theo anh Thông, nghề mộc rất đa dạng và một người làm mộc cũng rất đa di năng, vừa biết về nghề, vừa cần hiểu biết sâu rộng về phong tục tập quán, nét văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, điều tâm đắc nhất của những người làm thợ mộc vẫn là việc cất dựng những ngôi nhà gỗ cổ. Bao thế hệ sinh sôi nảy nở cũng từ ngôi nhà thờ tổ của gia đình. Trung bình một ngôi nhà cổ phải làm mất từ 3 - 6 tháng tùy thuộc quy mô từng công trình. Dưới đôi bàn tay tài hoa và trí tưởng tượng bay bổng của những nghệ nhân, những người thợ, mỗi tác phẩm tạo dựng lên không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị rất cao về văn hóa, mặt thẩm mỹ, đem lại hiệu quả kinh tế cao và chứa đựng tâm sức và tình yêu nghề mãnh liệt của mỗi người thợ. Tất cả các điêu khắc, chạm trổ trong ngôi nhà cổ đều theo tích với ước vọng cầu mong cho sự phát triển, mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc, con cháu thành đạt… trong gia đình gia chủ. 

“Hữu xã tự nhiên hương”, tiếng lành đồn xa, từ khi hoạt động đến nay, cơ sở sản xuất nhà cổ của anh Nguyễn Chí Thông chẳng mấy khi được “nhàn rỗi”. Xưởng sản xuất ngày càng được mở rộng cùng với trang thiết bị máy móc của cơ sở ngày càng được đầu tư hiện đại. Khách hàng trên khắp mọi miền của Tổ quốc tìm đến hợp tác, giao cho cơ sở của anh cất dựng, phục chế những nếp nhà cổ, những ngôi đình, chùa, các di tích lịch sử văn hóa có giá trị. 

Với mong muốn nâng nghề nhà gỗ cổ lên một tầm cao mới, anh Nguyễn Chí Thông đã thành lập Công ty Tâm Linh Việt. Đặc biệt, trong năm 2020, Công ty đã ký hợp đồng thực hiện thi công phục dựng khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, Tuyên Quang. Đây là một vinh dự lớn lao cho những người làm nghề trong gia đình anh, đồng thời chính là sự ghi nhận xứng đáng dành cho những cống hiến, tài năng, tâm huyết với nghề của gia đình nói chung và của anh Nguyễn Chí Thông nói riêng.

Ước ao của thế hệ hậu bối như anh Nguyễn Chí Thông là được tiếp lửa và nâng tầm giá trị của làng nghề mộc Phù Yên, một nghề không ít vất vả song cũng đầy tự hào, hiển vinh, lưu giữ và tạo dựng những nét tinh hóa truyền thống tốt đẹp ngàn đời của cha ông cho hôm nay và mai sau.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Chiến thắng Điện Biên phủ được tái hiện qua tranh cổ động
    Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp đã làm lễ ra mắt và thông tin Báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia năm 2024.
  • Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024
    Lễ hội năm nay có hơn 200 gian hàng, gồm: gian hàng bánh dân gian, gian hàng ẩm thực, gian hàng OCOP và đặc sản vùng miền. Đồng thời, Lễ hội thu hút hơn 100 nghệ nhân đến từ các vùng miền cả nước tham gia tranh tài và trình diễn làm các loại bánh dân gian.
Đừng bỏ lỡ
Người "tiếp lửa" nghề làm nhà gỗ cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO