Vững vàng về chuyên môn, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, giản dị trong cuộc sống, gần gũi chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, đa tài, hết lòng với học sinh - đó là những lời nhận xét, đánh giá của nhiều đồng nghiệp và học sinh khi nói về thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng, trường THCS Thanh Mai (xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội).
Chi tiết
Sau hiệu lệnh, những chiếc xe cứu hỏa bắt đầu hú còi, lao ra cổng, gấp gáp và khẩn trương. Trong số những người lính tham gia tác chiến ấy, luôn có một nữ cảnh sát can trường và gan dạ. Đó là đại úy Nguyễn Thị Ngọc Lan, người được mệnh danh là “bông hồng thép” của lực lượng cứu nạn, cứu hộ Công an Thành phố Hà Nội.
Chi tiết
Kim Lân gia nhập làng văn bằng một truyện ngắn đầu tay có tính chất tự truyện: Đứa con người vợ lẽ (Báo Trung Bắc chủ nhật, số 120, ngày 29/7/1942). Nhà văn tự nhận rằng: “Tôi đến với văn học, ban đầu là từ sự say mê, ham thích. Những truyện ngắn đầu tay của tôi như Đứa con người vợ lẽ, Người kép già, Cô Via là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội. Đó là những câu chuyện về bản thân tôi, tâm tư và số phận của tôi cũng như những người gần gũi trong làng xóm của tôi”.
Chi tiết
Thôn Gò Sỏi, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội có một hợp tác xã rất đặc biệt. Ở đó, người đứng đầu cũng là người truyền nguồn cảm hứng và năng lượng tích cực đến các “xã viên” đặc biệt của mình, cùng họ làm nên những điều kỳ diệu không chỉ hợp tác xã (HTX) Trái tim hồng mà còn lan tỏa những hành động tích cực, ý nghĩa tới cộng đồng.
Chi tiết
Tai nạn y học đã khiến cho Hà Bích Hảo không có được tuổi thơ bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa. 6 tuổi Hảo được coi là người khuyết tật, nhưng đến 26 tuổi cô bé ngày ấy đã dang rộng vòng tay giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh…
Chi tiết
Làng Nhị Khê, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội trước đây là đồng chiêm trũng, cứ mỗi mùa mưa lũ về lại trắng trời trắng nước. Cấy cày hai vụ thì mùa thối chiêm khê, đời sống người dân quanh năm nhọc nhằn, nghèo khổ. Vậy mà mảnh đất này vẫn luôn giàu tiếng hát vì người Nhị Khê chưa khi nào ngừng bền bỉ giữ gìn, phát huy nghệ thuật truyền thống của cha ông.
Chi tiết
PGS - NGND Hoàng Thiếu Sơn (1920 - 2005) là một trong những tấm gương sáng của nền giáo dục nước nhà. Bên cạnh công tác nghiên cứu và giảng dạy bộ môn địa lý, ông còn là người truyền bá văn học nước ngoài vào Việt Nam với những tác phẩm dịch công phu, những cuộc nói chuyện hấp dẫn, kiến văn sâu rộng. Với không ít người, ông như một nhân vật huyền thoại về sở học, về trí nhớ và nghệ thuật truyền bá tri thức.
Chi tiết
Khi Lương Tất Tố cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc tiếng hò cửa đình ở thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội ngân vang nơi thờ tự thiêng liêng, hòa trong điệu múa bài bông do các nghệ nhân tay cầm quạt hồng, tưng bừng chào đón một sinh linh mới của làng.
Chi tiết
Phó Giáo sư, nhà văn, nhà hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa Vũ Đức Phúc (12/11/1920 - 29/7/2015), còn có các bút danh Hồng Kỳ, Lãng Bạc, Lê Hậu, Tấn Trung; quê ở làng Ái Mộ, xã Yên Viên, tổng Gia Thụy (nay thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội). Với 30 năm hoạt động lĩnh vực lý luận phê bình trên các cương vị Phó Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học, PGS. Vũ Đức Phúc thực sự là người chiến sĩ xung kích trên trận tuyến văn nghệ nước nhà.
Chi tiết
Thành lập từ năm 1987, trải qua chặng đường hơn 30 năm xây dựng và phát triển, trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) đã từng bước khẳng định được vị thế của mình bằng chất lượng đào tạo và sự vững vàng về chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Với sự nỗ lực không ngừng của thầy và trò, trường THCS Nghĩa Tân đã gặt hái được nhiều thành tích, trở thành một trong những điểm sáng của ngành giáo dục Thủ đô nói chung, của quận Cầu Giấy nói riêng.
Chi tiết
Tuy đã nghỉ hưu nhưng những năm qua cô giáo Nguyễn Thị Sang vẫn ngày ngày đến lớp trong sự chờ mong của học trò. Lớp học của cô giáo Sang không nằm trong khuôn viên ngôi trường nào mà ẩn mình lặng lẽ dưới bóng những tán cây xanh rợp mát phía sau ngôi đình làng ở xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Chi tiết
Trước khi xuất bản thi tập Điêu tàn (1937), Chế Lan Viên đã có thơ in trên các báo Tin văn, Ngày nay, Bắc Hà, Tiểu thuyết thứ bảy, Phụ nữ, Trong khuê phòng, Người mới… và khơi gợi được sự chú ý của dư luận. Đồng thời bản thân Chế Lan Viên cũng nêu ý kiến về thơ và lên tiếng trao đổi, tranh luận, bình luận về thơ ca nói chung.
Chi tiết
Thượng tướng Phùng Thế Tài là một trong những tướng lĩnh tài ba, trụ cột của quân đội nhân dân Việt Nam. Sớm theo Đảng, theo Bác Hồ từ những ngày cách mạng còn trứng nước, ông luôn có mặt trên tuyến đầu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đảm đương nhiều cương vị quan trọng ở các thời khắc lịch sử và có những đóng góp nhất định.
Chi tiết