Nguyễn Du với Thăng Long

Trần Văn Mỹ| 17/02/2021 15:11

Nguyễn Du với Thăng Long
Tranh sơn dầu “Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc Việt Nam” 
của họa sĩ Lê Anh Tuấn

Tổ tiên Nguyễn Du người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Họ này có Nguyễn Thiến đỗ Trạng nguyên năm 1532 dưới thời Mạc Đăng Doanh, sau theo giúp nhà Lê làm đến Thượng thư bộ Lại. Nguyễn Thiến sinh hai con trai là Nguyễn Quyện và Nguyễn Miễn, cả hai đều được phong tước Công. Đây là tước cao nhất trong 5 tước hầu. Nhưng khi Nguyễn Thiến mất, cả hai đều không theo nhà Lê nữa mà trở về với nhà Mạc. Đến khi nhà Mạc mất, cả hai lại muốn trở về với nhà Lê. Việc bị lộ, cả họ bị tội tru di, chỉ có mình Nhiệm, con Nguyễn Miễn trốn được chạy vào làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trải hai thế kỷ, họ Nguyễn ở Tiên Điền, sinh nhiều người tài giỏi, làm quan to và đặc biệt đều giỏi thơ văn. Ca dao ở vùng này có câu: “Bao giờ Ngàn Hống hết cây/ Sông Lam hết nước họ này hết quan”.

Đầu thế kỷ XVIII, họ này sinh Nguyễn Nghiễm, đỗ Hoàng giáp khoa Tân Hợi 1731. Nguyễn Nghiễm làm quan triều Lê, được ban tước Xuân quận công, có dinh thự ở phường Bích Câu, cạnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Năm 1765, Nguyễn Nghiễm sinh Nguyễn Du tại đây. 

Năm 1775, thân phụ mất và ba năm sau, thân mẫu mất (1778), Nguyễn Du ở với anh là Nguyễn Khản, giữ chức Nhập thị bồi tụng (1773), rồi Thượng thư bộ Lại, kiêm trấn thủ xứ Sơn Tây. Năm 18 tuổi (1783), Nguyễn Du thi đỗ tam trường. Ít lâu sau, ở kinh đô xảy loạn kiêu binh, việc học hành của ông đành lỡ dở.

Năm Kỷ Dậu 1789, Quang Trung đại phá quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, ông đi theo không kịp, lánh về quê vợ ở xã Hải An, Thái Bình. Đầu năm 1796, ông về Tiên Điền, kết thúc mười năm gió bụi. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, tháng 5 vua ngự giá ra Bắc, tới Nghệ An, ông ra đón và được phép theo xa giá ra Thăng Long. Tháng tám năm ấy, ông được bổ tri huyện Phù Dung (Hưng Yên), rồi thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội). Năm Quý Hợi 1803, ông được cử lên Nam Quan nghênh tiếp sứ nhà Thanh. Năm Ất Sửu 1805, thăng Đông các học sĩ tước Du Đức hầu, vào Phú Xuân làm quan. Năm 1813, ông được thăng Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử đi sứ Trung Quốc lo việc tuế cống. Năm 50 tuổi, ông được đặc cách thăng Hữu tham tri bộ Lễ.

Năm 1820, vua Gia Long mất, vua Minh Mệnh lên nối ngôi, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc cầu phong. Bấy giờ bệnh dịch tả hoành hành lan khắp các tỉnh Hà Tiên, Định Tường ra đến Bắc thành. Ngày 10 tháng 8 năm đó, ông cảm bệnh nặng rồi mất, lúc đó mới 56 tuổi.

Cả đời Nguyễn Du ôm nặng trong lòng mối cô trung. Trong ông có nhiều mối mâu thuẫn giằng xé. Sử triều Nguyễn chép rằng: “Du người Nghệ An, rộng học giỏi thơ, càng giỏi về quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, đến khi ra mắt vua thì sợ sệt không dám nói gì”, “Đến khi ốm nặng không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ nói với ông là đã lạnh, ông nói “được” rồi mất, không trối lại một lời”.

Điểm qua mấy nét chính lai lịch cuộc đời Nguyễn Du để thấy cả đời ông chất chứa những buồn thương. Những tâm sự u uẩn đó được ông thể hiện rất rõ trong Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh (còn gọi là Văn chiêu hồn).

Đối với Thăng Long, đây là đất phát tích dòng họ của Nguyễn Du, đồng thời Thăng Long là nơi sinh ra, và cũng là nơi ông có nhiều gắn bó lúc thiếu thời. Mỗi lần đi sứ phương Bắc hoặc lên ải Nam Quan, ông đều nghỉ lại ở Thăng Long. Nhìn cảnh lầu gác, dinh thự vàng son lộng lẫy một thời, sau một cuộc bể dâu, nay đã trở thành đường cái quan, ông rớt nước mắt mà than rằng: “Ngẫm xưa nay, chẳng có triều đại nào tồn tại được ngàn năm”.

Tâm sự và nỗi buồn sâu lắng ấy được Nguyễn Du thể hiện qua bài thơ “Thăng Long”:

Lô Tản xưa rày vẫn núi sông
Bạc đầu còn được thấy Thăng Long
Ngàn năm dinh lớn san đường cái
Một mảng thành nay xóa cố cung
Người đẹp từng quen giờ ẵm cháu
Bạn chơi thời nhỏ thảy lên ông
Một đêm vương vấn khổ không ngủ
Tiếng sáo vi vu ánh nguyệt lồng
(Lô là tên gọi đoạn sông Nhị Hà chảy qua Hà Nội; Tản chỉ Tản Viên là núi Chúa, núi Cha trong tâm thức người Việt).

Một bài thơ khác, bài “Người gảy đàn cầm đất Long Thành”, Nguyễn Du làm trong khi đi sứ. Trong lời Tiểu dẫn, ông viết: “Hồi còn trẻ, tôi lên kinh đô thăm anh tôi, ở trọ gần Giám Hồ. Cạnh đó có các quan Tây Sơn mở cuộc hát lớn, con hát đẹp có đến gần chục người. Nàng nổi tiếng nhờ ngón đàn Nguyễn, nàng hát cũng hay và khéo nói khôi hài, mọi người say mê, đua nhau ban thưởng từng chén rượu lớn, tiền thưởng nhiều vô kể, tiền và lụa chồng đầy mặt đất. Lúc ấy tôi nấp trong bóng tối, không thấy rõ lắm. Sau được gặp ở nhà anh tôi. Nàng người thấp, má bầu, trán dô, mặt gãy, không đẹp lắm, nhưng nước da trắng trẻo, thân hình đẫy đà, khéo trang điểm, lông mày thanh. Má đánh phấn, áo màu hồng, quần lụa cánh trả, có vẻ phong nhã…”.

“Sau đó vài năm, tôi dời nhà về Nam, mấy năm liền không trở lại Long Thành. Mùa xuân năm nay, tôi phụng mệnh sang sứ Trung Quốc, đi qua Long Thành. Các bạn mở tiệc đón tôi ở dinh Tuyên phủ, có gọi tất cả vài chục nữ nhạc, tôi đều không biết mặt biết tên. Chị em thay nhau múa hát rồi nghe một khúc đàn Nguyễn trong trẻo nổi lên, khác hẳn những khúc thường nghe, tôi lấy làm lạ, nhìn người gảy đàn thì thấy một chị gầy gò, vẻ tiều tụy, sắc mặt đen sạm, xấu như quỷ, áo quần mặc toàn vải thô bạc thếch, vá nhiều mảnh trắng, ngồi im ở cuối chiếu, chẳng hề nói cười, hình dáng thật khó coi. Tôi không biết nàng là ai, nhưng nghe tiếng đàn thì dường như đã từng quen biết, nên động lòng thương. Tiệc xong, hỏi thì chính là người trước kia đã gặp.

Than ôi! Người ấy sao đến nỗi thế. Tôi bồi hồi không yên, ngửng lên cúi xuống, ngậm ngùi cho cảnh xưa và nay. Người ta trong cõi trăm năm, những sự vinh nhục buồn vui thật không thể lường được. Sau khi từ biệt, trên đường đi, cảm thương vô hạn nên làm bài ca sau để ghi lại mối cảm hứng”.

Mối cảm thương vô hạn đó đã được Nguyễn Du thể hiện thật tài tình trong các tác phẩm của mình. Đó chính là lòng thương đời, thương người rộng mênh mông, sẵn sàng bệnh vực những thân phận thấp kém trong xã hội. Điều đó đã làm rung động lòng người. Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc đã đánh giá tác phẩm của Nguyễn Du hay nhất thế giới và vượt qua mọi thời đại. Ngày 25/10/2013, tổ chức này đã ra Nghị quyết 37C/15 vinh danh Nguyễn Du là Danh nhân Văn hóa thế giới.
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Trở lại Hà Nội sau 15 năm, nhà văn quốc tế vẫn ấn tượng với ẩm thực Thủ đô
    Trong bài viết trên trang Travel And Leisure gần đây, nhà văn Chris Wallace (Mỹ) cho biết, sau 15 năm trở lại Việt Nam đã nhận thấy quốc gia hình chữ S có nhiều sự phát triển. Với Hà Nội, nhà văn Chris Wallace ấn tượng với món chả cá, cà phê sữa, khu phố cổ…
  • Thương hoài xe sứ hàng rong
    Bố tôi bảo rằng, người Hà Nội sành sỏi chơi hàng gốm sứ, có đắt một chút mà món hàng ưng ý họ cũng sẽ mua. Mà gốm sứ Bát Tràng mang theo hồn cốt người Hà thành, dẫu đồ sứ nhập ngoại hay đồ nhựa, inox ào ạt thì gốm sứ Bát Tràng luôn có một vị trí trang trọng trong ngôi nhà của họ.
  • Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
    Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo buổi Lễ.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Nguyễn Du với Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO