Nguyễn Khuyến thái độ trí thức trước thời cuộc và tình cảm quê hương làng cảnh

Vũ Quần Phương| 08/07/2019 07:35

Nguyễn Khuyến, tên hồi nhỏ là Thắng, sinh ngày 15/2/1835, mất ngày 5/2/1909. Nhiều năm long đong về thi cử: trượt liền bốn khoa thi Hương 1852, 1855, 1858, 1861 và ba khoa thi Hội 1865, 1868, 1869 (ân khoa). Nhưng đã đỗ là đỗ đầu: 1864 giải nguyên, 1871 hội nguyên và đình nguyên

Nguyễn Khuyến thái độ trí thức trước thời cuộc và tình cảm quê hương làng cảnh

Nguyễn Khuyến, tên hồi nhỏ là Thắng, sinh ngày 15/2/1835, mất ngày 5/2/1909. Nhiều năm long đong về thi cử: trượt liền bốn khoa thi Hương 1852, 1855, 1858, 1861 và ba khoa thi Hội 1865, 1868, 1869 (ân khoa). Nhưng đã đỗ là đỗ đầu: 1864 giải nguyên, 1871 hội nguyên và đình nguyên. Tự Đức ban cho hai chữ Tam nguyên. Người đời ghép tên làng vào thành danh xưng Tam nguyên Yên Đổ (Yên Đổ thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Nguyễn Khuyến lập thân trong thời loạn. Khi ông đang lận đận học hành thi cử thì Pháp xâm lược nước ta: 1858 đánh Đà Nẵng, 1862 chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, 1867 chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Năm 1873, khi Nguyễn Khuyến ra làm đốc học rồi án sát Thanh Hóa thì Pháp chiếm Hà Nội lần thứ nhất. Năm 1882, Pháp đánh chiếm Hà Nội và Bắc kì lần thứ hai. Tháng 8 năm 1884, triều đình Huế kí hiệp ước Hác măng đầu hàng Pháp trên toàn đất nước. Năm 1885, ông cáo quan về sống tại quê nhà. Như vậy từ khi nhậm chức (1871) đến lúc cáo quan là 14 năm, trừ 3 năm tang mẹ, ông làm quan có hơn 10 năm mà già nửa thời gian đó ông làm học quan và sử quan. Điều đó tạo nên diện mạo tác phẩm của ông. 

Tác phẩm  Nguyễn  Khuyến hiện nay sưu tầm được khoảng 800 bài, gồm thơ, câu đối, hát nói. Chủ yếu là thơ. Cả Nôm cả Hán. Hán nhiều hơn Nôm. Có những bài  thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến tự dịch ra Nôm, coi như một tác phẩm sinh đôi rất lý thú.

Thái độ trí thức trước thời cuộc

Là bậc khoa bảng cao, nhưng Nguyễn Khuyến thật sự sống gần dân. Gần dân trong thời học hành. Năm 50 tuổi đã cáo quan, lại thành dân, Nguyễn Khuyến có điều kiện thông hiểu và chia sẻ mọi gian lao của đời dân trong thời đất nước có ngoại xâm, triều đình hèn nhát, đầu hàng giặc và đàn áp các cuộc kháng chiến của dân. Nguyễn Khuyến, khi nhậm chức ở Thanh Hóa, cũng đã phải làm việc ấy ở hai huyện Tĩnh Gia và Nông Cống. Bình sinh dùi mài kinh sử mong học giỏi đỗ cao, làm quan giúp dân giúp nước nhưng lúc được làm quan thì nước mất dân đau mà ông bất lực:

Sách vở ích chi cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già

Thời thế nào thì vai trò người trí thức cũng rất quan trọng trước sự tồn vong của đất nước. Nguyễn Khuyến là một trí thức lớn lúc đó nhưng hơn ai hết ông nhận ra sự bế tắc của thứ trí tuệ cửa Khổng sân Trình Cờ đang dở cuộc không còn nước/ Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Nguyễn Khuyến đã không có được cái trí tuệ hành động như của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám... đứng dạy dựng cờ đánh Pháp.  Lòng yêu nước của ông vướng mắc trong tư tưởng trung quân. Nhưng vua đâu còn ra vua thì trông cậy gì được ở quan: Vua chèo còn chẳng ra chi/ Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề. Ông thất vọng hoàn toàn với bộ máy lo việc nước. Họ bất tài và hèn nhát. Ông cũng thấy, thấy rõ lắm trong tầng lớp gọi là trí thức của chính mình: Cũng cờ cũng biển cũng cân đai/ Cũng gọi ông nghè có kém ai nhưng thực chất: tưởng rằng đồ thực hóa đồ chơi, đồ chơi con trẻ rằm trung thu. Vận nước suy, những thứ  đỗ lạy quan xin này mọc ra nhiều lắm, Tú Xương cùng thời cũng đã kêu lên như Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến chỉ còn một cách là li khai khỏi cái guồng máy chính sự ấy. Chín khoa lều chõng để thành tài, nay đã có tài, có sắc phong Tổng đốc Sơn Tây nhưng lại quyết lui về ở ẩn là một quyết định đau đớn lắm của bậc đại khoa này. Không dễ đâu khi tự nguyện rời bỏ quyền lực, danh lợi. Trong nhiều bài thơ thấy ông tự đấu tranh quyết liệt lắm và cũng thương tâm lắm. Cuối cùng phẩm chất trí thức chân chính đã thắng. Ông tự hào với thắng lợi đó. Trong bài thơ Di chúc, ông dặn con:

Đề vào mấy chữ trong bia 
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu. 

Đó là điều ông muốn rõ ràng trước tiên cùng hậu thế.

Thơ Nôm trong chủ đề này ông thường hài hước nhưng trong thơ chữ Hán, phần này, ông lại đụng nhiều vào nước mắt:

Xuân phong, xuân vũ, nhất sơn cô
Trù trướng kim ngô phi cố ngô
(Gió xuân, mưa xuân, ngọn núi 
đứng chơ vơ 
Ngao ngán ta ngày nay không còn 
như ta ngày trước)

Tình quê hương làng xóm

Ngoài mươi năm làm quan, ông già Nguyễn Khuyến thọ 75 tuổi, đã gần trọn đời sống với dân làng Vị Hạ. Ông không chỉ thuộc lời ăn tiếng nói của dân mà thuộc cả cách lo nghĩ tính liệu việc đời:

Quanh năm làm ruộng vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
Phần thuế quan thu phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò

Người đọc nhận thấy: 25 năm cuối đời, tính từ khi về ở ẩn, cụ Tam Nguyên làm nhiều thơ và thơ cũng hay hơn, thâm trầm hơn giai đoạn trước. Dõi theo những bài tự trào thấy cụ tự diễu thân thế mình, làm vui và cũng là làm thân với bà con cày cuốc. Cụ sống như tự mài mòn bớt đi những giác quan vốn tinh tế của một nhà thơ nhạy cảm. Mắt thì lòa đi, xem hoa trà chỉ xem bằng mũi (đếch thấy hương thơm một tiếng khà). Tai thành ngễnh ngãng (Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây). Tâm trí cũng hóa lơ mơ (Câu thơ được chửa, thưa rằng được/ Rượu uống say rồi nói chửa say) ba phải (Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ). Cụ Tam Nguyên muốn xóa hình hài như mẹ Mốc, để trốn vào dân quê lam lũ, để sống thực cái đời dân: lo lụt, lo bão, nhớ phiên chợ Đồng ngày Tết, nghe tiếng trống giao thừa ẩm hơi mưa trong xóm và cùng dân đứng xa mà chỉ trỏ cái ngày hội Tây (Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo). Và hạ một câu kết như kiểu nói giữa giời của bà con áo ngắn: Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu. Có dịp là ông đả bọn xâm lược, đả bằng tâm lí người dân quê, mai mỉa, xỉ vả, hả hê kín đáo: Ba vuông phấp phới cờ bay dọc/ Một bức tung hoành váy sắn ngang. Thuộc tính của thơ Nguyễn Khuyến là một tâm hồn quê bàng bạc trong tâm tình, trong ngôn ngữ, trong giọng điệu. Xuân Diệu phong Nguyễn Khuyến là nhà thơ làng cảnh. Một cảnh chùa trong vùng quê ông, tả thật mà vẽ nên cảnh ảo, chùa lẫn với thiên nhiên, sư lẫn vào sương khói: Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá/ Sư cụ nằm chung với khói mây. Tiếng cuốc kêu ngoài cánh đồng nơi quán trọ mà như đụng tới miền xa thẳm của tâm tư nặng lòng dân nước:

Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có những câu thơ Vịnh lụt, thật như phóng sự, mà rất thơ, rất ám ảnh:

Bóng thuyền thấp thoáng giờn 
trên vách
Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà.
Nhiều người đã khen ba bài thơ thu Mùa thu câu cá, Mùa thu uống rượuVịnh cảnh thu: phong cảnh rất điển hình nét thu Bắc Bộ, phong vị rất tiêu tao gợi cảm vang xa:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Nguyễn Khuyến sử dụng tiếng Việt rất tài tình. Ông đưa ngôn từ dân dã thường ngày vào thơ bác học rất nhuyễn. Làm sang trọng cho tiếng và làm giản dị cho thơ. Năng lực ấy ngày nay ở các nhà thơ hiện đại cũng không nhiều. Câu đối của Nguyễn Khuyến là một thú chơi ngôn ngữ rất đặc sắc. 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • [Infographic] Chuỗi sự kiện "Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai"
    Chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai” là chương trình ý nghĩa được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhận hoạt động trong cùng lĩnh vực tổ chức thường niên, nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024).
  • Hà Nội tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024
    Tại Hà Nội, mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024 là sự kiện Hội Sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”, kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024) được tổ chức vào 09h30 ngày 17/4/2024 tại Phố Sách Hà Nội.
  • [Infographic] 7 nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề Thành phố Hà Nội
    Vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố năm 2024. Kế hoạch đó đặt ra 7 nhiệm vụ và giải pháp để phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn thành phố.
  • Khách hàng mua xe máy điện “sướng” với chương trình “3 tốt”
    Dịch vụ tốt với chính sách thu mua xe tận nhà, giá tốt khi bán xe xăng cũ, ưu đãi tốt tới 3 triệu đồng khi lên đời xe máy điện là những trải nghiệm của khách hàng về chương trình "Thu cũ xe xăng – Đổi mới xe điện" của VinFast và Chợ Tốt.
Đừng bỏ lỡ
Nguyễn Khuyến thái độ trí thức trước thời cuộc và tình cảm quê hương làng cảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO