Nguyễn Mạnh Dưỡng dạt dào "Lời quê"...

Lê Đức Nghinh| 03/05/2018 09:05

Tôi được biết nhà thơ Nguyễn Mạnh Dưỡng đã lâu. Vì yêu những vần thơ truyền thống chân mộc, gần gũi, giản dị nhưng chứa chất nhiều cung bậc, tình cảm của một người lính nhiều trải nghiệm và cái tình trong thơ anh mà mến mộ.

Sau 10 năm ra tập thơ đầu tay Trăng hai làng (tập thơ cũng vừa được Nxb Hội Nhà văn tái bản), Lời quê là tập thơ thứ hai của anh. Trong quãng thời gian dài ấy đủ để ủ ấm cho hồn thơ bật chồi, mà đơm hoa kết trái.

Thơ anh dẫn dắt cuốn hút người đọc đến với nhiều chủ đề, được thể hiện qua các thể loại thơ: Ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn, và đặc biệt tôi thích thú với những dòng lục bát truyền thống. Chấm phá thơ anh nhiều bài đã có những sáng tạo trong ngôn ngữ, nghệ thuật thể hiện. 

Nguyễn Mạnh Dưỡng dạt dào
Chủ đạo trong Lời quê là đề tài viết về quê hương, đất nước, bạn bè và người thân. Phải là người đắm đuối với quê nhiều lắm nên những hình ảnh cứ tái hiện trở đi, trở lại trong thơ anh. Và, với Nguyễn Mạnh Dưỡng hồn thơ cũng thể hiện nên tính cách và con người thơ anh. Trong bài Đất mẹ, phải là người con hiếu thảo, hiểu được nỗi nhọc nhằn vất vả một nắng, hai sương của bậc sinh thành với cảm nhận tinh tế thì mới có thể viết: ..."Cha vắt từng nắm đất/ Lớp lớp con nên người/ Tim mẹ hồng nắng lửa/ Lúa đồng đầm mồ hôi". Trong bài thơ Lau ảnh (ngày giỗ mẹ) anh viết: ..."Lên màu biết mẹ không ưa/ Giữ nguyên những nắng, những mưa mẹ cười.../ Lặng yên mẹ để - con lau/ Sáng trong khung kính thấy đâu bóng người/ Trắng, đen đúng mẹ ta rồi...". Những người mẹ một thời lam lũ ấy mặc manh áo mới còn ngại. Cứ để thờ tấm hình đen trắng càng được thấy gần gũi với mẹ nhiều hơn. Trong bài thơ Lời mẹ, nhà thơ viết:... “Trở mùa ho chẳng dứt cơn/ Rơm khô sao chẳng ấm hơn chỗ nằm...". Hình ảnh chiếc ổ rơm ngày xưa thay cho chăn ấm đệm êm hôm nay, cơn ho của mẹ cũng được anh lưu giữ như những kỷ vật trong thơ.

Đọc bài thơ Mời cha, trước mắt ta như hiện hữu hình ảnh người cha lê đôi guốc mộc bên thềm, hút thuốc lào vã thâu đêm lo toan cho cuộc mưu sinh thật cảm động: "Vào, ra quên giấc, cha ơi/ Còn nghe guốc mộc lê rơi bên thềm/ Điếu cày cha rít tàn đêm...” hay: Chiều nay hương khói thành dòng/ Mắt tròn ngọn nến cháy vòng - gió hanh/ Bàn thờ, điếu đóm - lạnh tanh/ Đèn khêu gió đã ngưng mành... mời cha".

Từ những nỗi niềm trắc ẩn, yêu quê đắm đuối ấy đã thắp lửa cho thơ anh sáng lên và lời thơ thật quyến rũ: ... "Hội làng mời chị, đón anh/ Trắng đêm đất dãi trăng lành ru nhau..." đã rất thơ và lãng mạn lắm rồi. 

Và mảng thơ tình của anh cũng thật ấn tượng. Nhiều câu đã thấy thấp thoáng bóng ngôn ngữ của nghệ thuật, phép ẩn dụ nhân cách hóa cũng được anh sử dụng nhưng ko khiên cưỡng chân thành mà hiệu quả như: 

 "...Neo lòng giữa chốn giang hà/ Nẻo về đỏ lửa, tình ta bén rừng..." Trong bài Sa Pa hay ở Giếng Tiên anh viết: ..."Cảnh vui ẩn chứa bao tình/ Thiên cung hé lộ, phong phanh đá cười". Cảnh đẹp đấy nhưng câu thơ cũng thật đa nghĩa cứ mặc cho người đời liên tưởng. Bài Gọi bà thì có pha lẫn chút vui tếu lại thấy gợi về bao kỷ niệm của một thời xuân xanh: "Chiếu chờ, gối đợi, mơ nhau/ Tiếng bà động trái tim nhàu ngày xanh...". Tôi rất thích hai chữ "mơ nhau" của anh nếu chỉ là chữ “mong nhau” thì hình ảnh thi ca cũng lẫn lộn vào đâu đó sẽ không phải là Nguyễn Mạnh Dưỡng nữa. Hay bài Nghe ru anh viết mà thấy xót xa cho cuộc tình dang dở. "Nay em... ru cháu canh ngày/ Đường thôn qua lối không lầy mà trơn/ Bóng anh để cháu em hờn"...

Đến dự đám tang vợ một người anh, bạn thơ thấy nỗi đau của gia đình xót xa anh viết. "... Vườn rau héo, bỏng sân phơi/ Ngây thơ cháu nấc nghẹn lời rưng rưng/ Nhang tàn, đèn tắt, bóng ngưng/ Nghe con gọi mẹ sông ngừng dòng trôi...". Và tôi đã lặng người trước hình ảnh người mẹ liệt sĩ lưng còng thắp hương cho con trong Nhớ con: ..."Lên nhang mẹ đứng ngỡ quỳ/ Bằng liệt sĩ tiễn mẹ đi giữa chiều". Một tâm hồn đa cảm nhạy bén, đầy ắp vốn trải nghiệm tin rằng thơ anh có chỗ đứng trong lòng bạn bè và người đọc. 

Mặc dù chữ nghĩa anh dùng trong thơ đã được chắt lọc nghiêm cẩn, công phu, tuy nhiên cá biệt có bài vẫn còn dễ dãi, ngôn ngữ thể hiện còn cũ, cần được làm mới cho mỗi bài thơ đều có thể cất cánh bay lên... 

Chỉ một chút khám phá nho nhỏ trong cả tập thơ dày hơn trăm trang của Nguyễn Mạnh Dưỡng. Mong nhà thơ cứ thủ thỉ mãi như lời quê mà tiếp tục thăng hoa cho mỗi tác phẩm mới của mình... 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Nguyễn Mạnh Dưỡng dạt dào "Lời quê"...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO