Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương

Đăng Chung| 07/10/2018 14:08

Sau lễ truy điệu, linh cữu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười di chuyển qua nhiều tuyến phố ở nội thành Hà Nội, hướng về quê nhà ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì.

Đúng 9 giờ sáng 7-10, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội) và Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cử hành trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước  tại Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. (Ảnh: TTXVN).

Dự Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn...

Cùng dự Lễ có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các bậc lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức, đại diện các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, tôn giáo, đông đảo các tầng lớp nhân dân, cùng gia quyến đồng chí Đỗ Mười.
Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Thongloun Sisoulith, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dẫn đầu đã dự Lễ truy điệu đồng chí Đỗ Mười.
Tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh; đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương khu vực phía Nam; các tầng lớp nhân dân TP Hồ Chí Minh đã dự Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Trong không khí trang nghiêm và xúc động, Quốc thiều Việt Nam được cử hành để tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười - nhà lãnh đạo đức độ, mẫu mực, tài năng, kiên trung của Đảng, cả cuộc đời hết lòng vì nước, vì dân.

Tuyên bố Lễ truy điệu đồng chí Đỗ Mười, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức lễ tang xúc động cho biết: "Trong những ngày qua, đã có 1.658 đoàn với số lượng khoảng 60.000 người đại diện các cơ quan đoàn thể địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế đã đến viếng đồng chí Đỗ Mười tại Hà Nội, TPHCM và quê nhà. Trong đó có 100 đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế. Một số đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước do điều kiện không đến được đã gửi vòng hoa viếng, chia buồn cùng gia đình.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương

Tiếp đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về nơi an nghỉ cuối cùng.

"Thưa đồng bào, đồng chí và các bạn.
Thưa gia quyến đồng chí nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Hôm nay, trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CNXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cùng đồng bào, đồng chí, bạn bè và gia đình tổ chức lễ truy điệu – nhà lãnh đạo xuất sắc có uy tín của nhân dân ta, người đảng viên cộng sản kiên trung về nơi an nghỉ cuối cùng.

Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn với Đảng, Nhà nước và nhân dân, với gia quyến, để lại niềm tiếc thương với bạn bè quốc tế.

Đồng chí Đỗ Mười tên khai sinh là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2/2/1917, tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Đồng chí sớm tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 6/1939 được kết nạp và Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1940 bị Pháp bắt và kết án 10 năm tù giam. Dù bị kẻ thù tra tấn dã man nhưng đồng chí vẫn kiên trung với cách mạng, không chịu khuất phục, cùng các chiến sĩ trong tù lên kế hoạch vượt ngục.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp, đồng chí được giao nhiều trọng trách. Đồng chí trực tiếp chỉ đạo xây dựng đường ống dẫn dầu huyết mạch, góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau hòa bình, đồng chí được Đảng và nhà nước giao phó nhiều trọng trách. Trong những năm 90, đồng chí đã đề xuất các bước chuyển, đề xướng chủ trương trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trong bối cảnh đất nước bị bao vây về kinh tế, đồng chí đã có công bình thường hóa quan hệ của Việt Nam và các nước. Đồng chí chí triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng. 

Trên 80 năm hoạt động và phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc và lý tưởng cộng sản cao đẹp, đồng chí Đỗ Mười đã có những đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí suốt đời tận tụy với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.Từ tháng 6/1991-12/1997, trên cương vị Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, đồng chí đã cùng tập thể BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nêu cao tinh thần kiên định, lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân, toàn dân vượt qua nhiều thách thức, xây dựng và bảo vệ đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng mà nhân dân giao phó. 

Là cán bộ lão thành cách mạng, được tôi luyện, trưởng thành qua các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng chí Đỗ Mười luôn giữ vững ý chí của người chiến sĩ cách mạng, trau dồi đạo đức cách mạng, tìm tòi sáng tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, hành động quyết liệt trong mọi công việc.

Dù ở cương vị nào, đồng chí cũng mang hết nhiệt huyết đóng góp vào các vấn đề lớn của đất nước. Đồng chí kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng, tham nhũng. Đồng chí thể hiện rõ cần kiệm liêm chính chí công vô tư, sống giản dị khiêm tốn, đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lên trên hết.

Cuộc đời hoạt động của đồng chí là tấm gương sáng để noi theo. Trong gia đình, đồng chí là người chồng, người cha, người ông, người cụ đức độ, giàu đức hy sinh và lòng nhân ái.

102 tuổi đời, 82 tuổi Đảng, đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Chúng ta có mặt tại đây để bày tỏ lòng tiếc thương, tiễn đưa đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng tôi sẽ ra sức phấn đấu, đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đi theo. Vĩnh biệt đồng chí, chúng tôi quyết tâm đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đi theo con đường cách mạng vẻ vang mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta đã lựa chọn, kiên định Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.

Trong giờ phút tiếc thương và xúc động này, chúng ta trân trọng gửi đến gia quyến đồng chí Đỗ Mười lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát không gì bù đắp được.

Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Đỗ Mười kính mến của chúng ta".

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi lễ di quan, di chuyển linh cữu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười lên linh xa. (Ảnh: QĐND).

10h00:
Đoàn xe tang bắt đầu đưa thi hài nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười rời nhà tang lễ quốc gia, hướng về nơi an táng tại quê ông ở thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì. Hàng trăm người dân đứng hai bên đường Trần Thánh Tông tiễn đưa ông, trong đó có nhiều sinh viên, thanh niên mang trên tay di ảnh vị cựu lãnh đạo.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương
Linh xa đưa linh cữu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười rời Nhà tang lễ Quốc gia. (Ảnh: QĐND).

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương

Ảnh: VnExpress
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và đông đảo các tầng lớp nhân dân tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương

Đoàn xe chở linh cữu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về nơi an táng tại quê nhà xã Đông Mỹ huyện Thanh Trì, Hà Nội  (Ảnh: KTĐT).
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương

Linh cữu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười được chuyển vào vị trí, từng tiếng chuông chùa chậm rãi vang lên. Đội tiêu binh thực hiện nghi thức hạ huyệt. 

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và 
gia đìnhthả nắm đất đầu tiên xuống mộ nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương
Trong niềm tiếc thương vô hạn, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, gia quyến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cùng đồng bào, đồng chí dành 1 phút mặc niệm nguyên Tổng Bí thư. (Ảnh: KTĐT).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về với đất mẹ quê hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO