Nhà báo Lê Tiến Vượng: Nối dài ước mơ với Trái tim hồng

Ngô Khiêm| 28/06/2019 16:07

Gọi Lê Tiến Vượng là “nhà” gì cũng thiếu bởi anh không chỉ viết báo, làm thơ, thiết kế Logo mà gần đây anh còn hăng hái, đam mê với những chuyến thiện nguyện trong câu lạc bộ mang tên “Trái tim hồng”.

Nhà báo Lê Tiến Vượng: Nối dài ước mơ với Trái tim hồng
Nhà báo Lê Tiến Vượng cùng 
câu lạc bộ “Trái tim hồng” trong một chuyến thiện nguyện 

 Cách đây chừng 3 năm về trước, tôi đã có cơ duyên đến thăm “đại bản doanh” của báo Thiếu niên Tiền phong để tìm gặp nhà báo Lê Tiến Vượng qua lời giới thiệu của một ông bác - nhạc sĩ Thanh Khang. Hôm ấy, tôi đã thực sự ấn tượng về anh - một con người chân thành, cởi mở, dễ mến, tâm huyết, chu đáo với bạn bè, cho dù tôi và anh thuộc vào hai thế hệ khác nhau.

Chắc nhiều người cũng đã biết, Lê Tiến Vượng mặc dù làm nhiều việc cùng một lúc nhưng ít nhiều trong từng lĩnh vực anh tham gia đã có những dấu ấn nhất định. Nhưng dẫu vậy, có lẽ thành công nhất trong sự nghiệp của anh là thiết kế Logo. Nếu ai đó thường xuyên đọc một số tờ như Hànộimới Cuối tuần hay Văn nghệ Công an thì thấy đều đặn mỗi số báo anh lại có những bức vẽ minh họa cho một chuyên mục của báo. Riêng ở lĩnh vực này, anh đã gặt hái được không ít giải thưởng danh giá của Nhà nước, của các tỉnh, thành, địa phương, các ngành và nhiều doanh nghiệp. Lê Tiến Vượng thiết kế mỹ thuật, Logo với nghệ thuật độc đáo, để lại dấu ấn thuyết phục của giới chuyên môn và công chúng. Chính vì thế anh được bạn bè và giới văn nghệ sĩ thường gọi với cái tên thân mật: Vượng Logo. 

Thế nhưng, gần đây bên cạnh biệt danh ấy, người ta còn gọi anh với cái tên trìu mến khác là Vượng “Trái tim hồng” bởi, anh đã khởi xướng một câu lạc bộ thiện nguyện hoạt động sôi nổi từ cách đây 6 năm về trước. Vậy là cứ thế bên cạnh công việc bộn bề, anh lại lao vào công việc xã hội mà theo nhiều người là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Được trò chuyện với anh thì mới hiểu hết được những gì mà anh đang đau đáu, nung nấu, miệt mài gom góp chia sẻ cùng cộng đồng, đến với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, những mảnh đời đang vật lộn qua khó khăn, để tồn tại vượt lên số phận.
Chia sẻ về câu lạc bộ này, anh cho biết, vào năm 2013 thấy hoàn cảnh một cựu chiến binh do tái phát vết thương cũ mất đi để lại người vợ đang mắc bệnh hiểm nghèo và những đứa con còn nhỏ, anh đã cùng nhóm âm thầm giúp chị chữa bệnh, xây nhà, mua bê, lợn, gà để gia đình cân bằng và ổn định đời sống. Thế rồi, phong trào ngày càng lan tỏa rộng rãi hơn, nhiều người tham gia hơn 6 năm không phải là dài nhưng câu lạc bộ “Trái tim hồng” đã xây dựng được 14 điểm trường học cho các cháu ở vùng sâu, vùng xa góp phần cùng xã hội xóa cảnh lán nứa, phên tre tạm bợ cho nhiều trường tại các địa phương khó khăn như: Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên... Rồi nhóm đã xây dựng được 17 tủ sách trong bệnh viện, trường học để nâng cao văn hóa đọc cho mọi người. Với trái tim chia sẻ thương yêu, vào các dịp mùa đông giá rét hay dịp Tết Nguyên đán, nhóm của anh lại ngược xuôi với hàng ngàn suất quà bao gồm chăn màn, quần áo, đường sữa, bánh kẹo, gạo, xoong nồi, mắm muối... Riêng tiền mặt chia sẻ cho nhiều gia đình ở các bản nghèo vùng cao đón Tết lên tới 600 triệu đồng.

Đã thành thông lệ, nhiều năm nay đến tận ngày 30 Tết, người ta vẫn thấy vợ chồng anh và những người con gái yêu của anh miệt mài đến với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chia sẻ nỗi lo chung với người nghèo, người hoạn nạn… để họ vơi đi nỗi đau trong cuộc sống, có một cái Tết no đủ, ấm áp. 

Nhưng còn đẹp hơn nữa, khi tư tưởng làm từ thiện đã “ngấm” từ anh đến 2 người con gái của mình. Được biết, con gái Lê Hương Thảo của anh sau khi giành giải Á hậu 1 ở cuộc thi sắc đẹp sinh viên thế giới tại Nhật Bản đã dành toàn bộ số tiền thưởng là 30 triệu đồng để đóng góp vào chương trình thiện nguyện “Trái tim hồng”. Hơn thế nữa, Hương Thảo còn vận động Ban tổ chức cuộc thi và bạn bè quốc tế quyên góp cùng câu lạc bộ xây dựng thêm được 2 ngôi trường vững chãi tại Pú Piến, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Còn cô con gái Lê Quỳnh Anh của anh cũng đã làm riêng được một việc có ý nghĩa. Đó là từ ngày 1/6/2018, Quỳnh Anh đã cùng các bạn trẻ là các họa sĩ, nghệ sĩ, công chức... chính thức thực hiện dự án lâu dài “Giúp em tới trường” bằng việc tìm và đưa các bạn học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí trước nguy cơ bỏ học nhưng có học lực tốt, đưa về xuôi nuôi ăn học thành tài rồi trở về quê hương xây dựng bản làng. Trong chương trình này, Quỳnh Anh đã đóng góp 3 triệu đồng/tháng còn các bạn khác đã đóng góp 5 triệu đồng/tháng. Hiện nay, chương trình đã đưa được 4 bạn nhỏ về xuôi và các bạn đã học tập, hòa nhập tốt với các bạn miền xuôi. Tại đây, các bạn nhỏ đã được đôi vợ chồng trẻ có tấm lòng thiện tâm đồng hành chăm sóc, coi như con cái trong nhà, đưa đón đi học, lo ăn uống, tiền học, sách vở, quần áo và dạy dỗ hằng ngày. 

Riêng câu lạc bộ “Trái tim hồng” cũng thường xuyên qua thăm nom tặng quà và hỗ trợ hàng tháng 2 triệu đồng cùng các bạn trẻ có tấm lòng thiện tâm chăm lo các bé người dân tộc thiểu số vùng cao... Câu lạc bộ cũng đã mời cô giáo dạy nhạc, dạy múa, dạy vẽ cho các bé có điều kiện mang tiếng hát, điệu múa đi giao lưu. Được biết, hè này, Lê Tiến Vượng sẽ mời các bạn về Câu lạc bộ nghệ thuật Artstar - Báo Thiếu niên Tiền phong học tập và giao lưu. 

Nếu ai đó có dịp ghé vào trang Facebook “Trái tim hồng - Tấm lòng Việt” sẽ rất xúc động về một dòng “trạng thái” về công việc từ thiện của nhóm: “Nếu nói cứu một mạng người bằng xây bảy ngôi chùa, thì Oskar Schindler (1908 - 1974), kỹ nghệ gia người Đức sinh tại Moravia, đã xây khoảng 8.400 ngôi chùa, do ông đã cứu khoảng 1.200 người Do Thái khỏi nạn diệt chủng của phát xít Đức”. Còn câu lạc bộ Trái tim hồng đã xây bao nhiêu ngôi trường, hỗ trợ và cưu mang giúp đỡ bao nhiêu em bé, những người nghèo khó cô đơn không nơi nương tựa, đưa các em từ không có chữ giờ có trường được đến lớp đi học thành người để có tương lai vững chắc chỉ bởi mỗi thành viên “Trái tim hồng” luôn hiểu giá trị cốt lõi của yêu thương.

Vâng, “Giá trị cốt lõi của yêu thương”, cụm từ này khi đọc lên có lẽ đã ám ảnh nhiều người và tôi nghĩ rằng, những gì mà nhà báo Lê Tiến Vượng và những người xung quanh anh đã và đang làm giúp chúng ta hiểu được “giá trị cốt lõi của yêu thương”. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Nhà báo Lê Tiến Vượng: Nối dài ước mơ với Trái tim hồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO