Nhà hát và những cái nhà không hát

Lan Ngọc/KTĐT| 19/10/2018 09:21

Mấy ngày gần đây, việc UBND TP Hồ Chí Minh đã nhất trí thông qua đề xuất xây dựng Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch với kinh phí 1.500 tỷ đồng khiến hai luồng dư luận nổi sóng.

 Một phía ủng hộ xây, phía còn lại đa phần là cộng đồng mạng xã hội đem so sánh sự cần thiết của việc xây nhà hát với việc chống ùn tắc giao thông, chống ngập lụt triều cường…

Tôi vẫn nhớ tâm tư mới về nhận chức của một vị lãnh đạo Nhà hát Kịch Việt Nam khi thấy gần 100 nghệ sĩ nổi tiếng vẫn miệt mài dựng vở nhưng không có cái nhà để hát. Trước đó, người tiền nhiệm của anh đã xây dựng ra dự án sáp nhập Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Kịch Việt Nam thành Nhà hát Quốc gia với kinh phí hàng trăm tỷ đồng, và có việc xây một nhà hát thật hoành tráng. Nhưng vì suy nghĩ không thấu đáo thế mạnh của từng đơn vị nghệ thuật nên dự án phá sản. ở Hà Nội hiện nay không thiếu những cơ sở có nhà mà không hát và những đơn vị nghệ thuật không có nhà để hát. Thế nhưng, không phải vì thế mà Hà Nội không tính đến việc đầu tư xây dựng các nhà hát mang dấu ấn thời kỳ đổi mới, phát huy được hiệu quả để là tài sản quý báu cho thế hệ mai sau.

TP Hồ Chí Minh cũng vậy, việc thông qua đề án đầu tư 1.500 tỷ đồng xây dựng Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch cũng là cái nhìn cho tương lai. Bởi TP có 13 triệu dân nhưng hiện nay chỉ có Nhà hát TP Hồ Chí Minh (406 chỗ ngồi, xây dựng năm 1900); Nhà hát Trần Hữu Trang (nhỏ bé và rất nhiều bất tiện) cùng 2 nhà hát cấp quận: Nhà hát Hòa Bình (quận 10), Nhà hát Bến Thành (quận 1) đều không đáp ứng tiêu chuẩn của một nhà hát. Sau 40 năm Sài Gòn được giải phóng, cao ốc văn phòng, nhà hàng, bar, khách sạn cao tầng mọc như nấm, nhưng không có nhà hát cấp TP nào được xây dựng. Đạo đức và văn hóa của một số thanh niên đang xuống cấp, đó cũng là hậu quả mà việc chăm lo xây dựng văn hóa chưa đúng mức, trong đó có việc xây dựng những nhà hát.

Trong khi đó nhìn ra thế giới, Tokyo của Nhật Bản có 300 nhà hát, Berlin của Đức có 3,7 triệu dân cũng có gần 100 nhà hát. Vậy Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có nên học? Hơn nữa, nhìn lại quá khứ, trong những năm chiến tranh đầy khó khăn nhưng Việt Nam vẫn đầu tư xây dựng Nhạc viện Hà Nội, Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia… để xây dựng vấn đề văn hóa và vấn đề con người trong tương lai. Ngày nay, không thể đánh đồng việc vì có những cái nhà không hát mà không xây dựng các nhà hát mới, hay so sánh nhiều vấn đề dân sinh bức xúc với việc xây nhà hát. Đó là những câu chuyện hoàn toàn khác nhau, ở mỗi lĩnh vực là trách nhiệm của mỗi ngành phải gánh vác.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Nhà hát và những cái nhà không hát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO