Nhà thơ Phạm Ngọc San: Từ tình yêu đến nghị lực

Trần Ninh Hồ| 29/10/2020 12:25

Nhà thơ Phạm Ngọc San: Từ tình yêu đến nghị lực
Thu vàng ngoại ô Matxcova - Tranh sơn dầu của Phạm Ngọc San

Nhà thơ Phạm Ngọc San, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, sinh năm 1944 tại Song Lãng, Vũ Thư, Thái Bình, một vùng giàu truyền thống văn hóa. Khi lâm bệnh, dù đã được đưa đi nước ngoài điều trị, ông vẫn bị chân tay co rút đau đớn hàng chục năm, nhưng ông đã vượt qua mọi khó khăn, với lòng yêu đời, ông làm thơ, dịch thơ Nga và thơ chữ Hán. Ông mất ngày 8/9/2020.

Nhà thơ Phạm Ngọc San: Từ tình yêu đến nghị lực
Trúc - Tranh mực nho của 
Phạm Ngọc San

Là kỹ sư hóa học, được đào tạo từ trường Đại học Mendeleev Moscow Liên bang Xô Viết.  Vừa làm khoa học kỹ thuật, vừa làm thơ, vẽ tranh, kể cả khi đã về hưu trong tình trạng trọng bệnh kéo dài, ông vẫn có những đóng góp quý giá. Riêng về văn chương, nghệ thuật ông đã để lại một bộ tranh với hàng chục bức tranh nhiều loại hình. Ông là tác giả 6 tập thơ từ năm 2002 đến tuyển tập 239 bài thơ cả sáng tác và dịch thuật, xuất bản năm 2018, bao gồm hơn 400 trang.

Nhiều bạn đọc quý trọng nghị lực sống, sáng tạo của ông trong cả công nghệ và văn chương, nghệ thuật (qua thư từ, nhắn gửi). Và đặc biệt có những người viết tên tuổi đã dành những dòng trang trọng, tri kỷ cho nhà thơ Phạm Ngọc San như nhà thơ Trần Quang Quý (nguyên Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn, người đã chỉ đạo biên tập xuất bản nhiều tác phẩm của Phạm Ngọc San); nhà văn Hoàng Quốc Hải (nhà tiểu thuyết lịch sử); nhà thơ Trần Ninh Hồ (nguyên Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam)...

“Thơ Phạm Ngọc San nhiều nỗi niềm, như đâu đó anh vừa bước ra từ khúc tỳ bà của người nghệ sĩ độc hành trên con đường thơ: "Tỳ bà/ đôi nhịp lặng thinh/ vô thanh mà lại hữu hình hữu duyên/ Tình dang dở/ sóng nhạc lên/ nghe như vò xé rách miền đêm xanh.../ Bốn dây/ tay lướt/ hợp thanh/ để ta thành khúc độc hành trong mưa!". Khúc độc hành trong mưa của thi nhân, chỉ có thể là người quẩy gánh chữ trên con đường hành hương của các thi tứ mới cảm thấu được thế phận và trách nhiệm, tự cân bằng mình, cái thế "lệch" của tâm trạng. Và sau những bài thơ đau đáu viết về thời hậu chiến, viết về xã hội nông thôn và muôn vẻ đời sống khác, dù còn bao điều trăn trở, anh vẫn lạc quan "Buồn ơi, cười lên!", nhà thơ  Trần Quang Quý xúc động chia sẻ.

Khi nói về thơ Phạm Ngọc San, nhà văn Hoàng Quốc Hải tâm sự: "Phạm Ngọc San có tâm hồn nhạy cảm. Anh cảm nhận được cả những điều mỏng manh như một sợi tơ trời. Nghe bước đi của gió, anh biết thời tiết đang chuyển mùa. Nghe một chiếc lá nhẹ rơi, anh cảm được mùa thu đang tới. Tựa như người xưa thấy chiếc lá ngô đồng rụng, khiến cả thiên hạ biết thu sang "Ngô đồng nhất diệp lạc/ Thiên hạ cộng tri thu". Tâm hồn Phạm Ngọc San, không chỉ thổn thức với thiên nhiên, mà nhà thơ còn hòa lòng mình vào các biến cố xã hội, chia sẻ vui buồn, yêu thương, căm giận và bất bình với những gì ngang trái, phi luân. Đặc biệt, những mối quan hệ trong gia tộc, gia đình Phạm Ngọc San thể hiện với tình cảm đằm thắm da diết của một người con chí hiếu, người chồng, người cha, người ông; phương diện nào nhà thơ cũng làm hết sức mình. Bởi vậy thơ San không chỉ có mô tả quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, mà còn lồ lộ những tâm sự mang mầu thế sự, hết sức đa chiều và sâu lắng".

Những lời ngắn ngủi không nói hết về một tập thơ ôm chứa bao nhiêu tầng bậc cảm xúc và tâm sự của cả một đời người, một đời người nhiều trải nghiệm như nhà thơ Phạm Ngọc San. Thơ anh cũng luôn nhiều hình bóng người thân yêu, gia đình và sự ấm áp cội rễ ấy. Tôi rất cảm phục sự bền bỉ, kiên nghị mà vẫn lúng liếng và tin yêu của anh”.

Vợ ông là nhà giáo Trần Lê Minh, hai con ông vừa săn sóc bố, vừa đi làm thêm nhiều việc vất vả để kiếm sống, học hành. Và noi gương bố, họ đã đạt được những thành quả đáng trọng. Chị Phạm Thị Thái Hà, sinh 1976 đã giành được học vị Thạc sĩ ngôn ngữ về tiếng Nga, tiếng Anh, là cán bộ giảng dạy đại học. Anh Phạm Ngọc Hùng, sinh 1978 đã là Phó Giáo sư, Tiến sĩ y khoa. Cả hai chị em đều đã phục vụ lâu dài trong lực lượng vũ trang quân đội nhân dân Việt Nam, là những sĩ quan cấp tá...

Phạm Ngọc San đã dành những câu thơ thật đẹp cho Trần Lê Minh, người vợ tảo tần: "Dưới tán mơ màng thu dịu vợi/ Trong sương lãng đãng dáng tinh khôi/ Ta ngồi đón nắng, hồn mơ nắng/ Nắng đã về ư, em của tôi..." (Giọt nắng thu)
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá ngã ba Tuần - nơi an giấc nghìn thu của 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn
    Khu vực ngã ba Bằng Lãng (xã Hương Thọ, TP Huế) là hợp nguồn tạo thành sông Hương với vị thế đất đặc biệt nên được các vua chúa nhà Nguyễn chọn làm nơi an nghỉ cuối đời.
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII
    Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBND - UBMTTQ) quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình tiêu biểu được quận lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
  • Kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố Hà Nội quyết định 17 nội dung về 4 nhóm vấn đề
    “Thành phố quyết định triệu tập kỳ họp thứ 15 để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ kiện toàn chức danh Ủy viên UBND Thành phố, gồm 17 nội dung liên quan đến 04 nhóm vấn đề chính”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thơ Phạm Ngọc San: Từ tình yêu đến nghị lực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO