Nhà thơ vĩ đại người Azerbaijan: Imadaddin Nasimi

Bằng Việt| 30/12/2019 08:39

Azerbaijan, một nước Cộng hòa ở Trung Á, có một nền văn minh phong phú và cổ xưa. Văn học Azerbaijan có cội nguồn từ văn hóa dân gian (folklore), với nhiều truyền thuyết và cổ tích, phương ngôn, tục ngữ và các bài hát dân gian.

Nhà thơ vĩ đại người Azerbaijan: Imadaddin Nasimi

Azerbaijan, một nước Cộng hòa ở Trung Á, có một nền văn minh phong phú và cổ xưa. Văn học Azerbaijan có cội nguồn từ văn hóa dân gian (folklore), với nhiều truyền thuyết và cổ tích, phương ngôn, tục ngữ và các bài hát dân gian. Bayati - một trong các thể loại văn học dân gian trữ tình đã phản ánh sinh động lối sống và truyền thống dân tộc, phong tục, tập quán của nhân dân. Oghuzname - bộ sưu tập tục ngữ đặc biệt, truyền đạt trí tuệ của các bộ lạc Oghuz được coi là di tích văn hóa nổi bật của văn hóa Azerbaijan. Kitabi Dada Gorgud (Cuốn sách của ngài Gorgud) chứa đựng cả kho tàng văn hóa cổ xưa, viên ngọc độc đáo về tư tưởng nghệ thuật và triết lý sống của người Azerbaijan và cả phong hóa, tập tục của các bộ tộc Turk của người Oghuz - tiền thân của người Azerbaijan hiện đại.

Nhưng tập trung nhất và rạng rỡ nhất chính là các sáng tạo đỉnh cao của nhà thơ vĩ đại Imadaddin Nasimi (1369 - 1417). Tác phẩm của nhà thơ vĩ đại này thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp trí thức tiến bộ đương thời như một bước đột phá về chủ nghĩa nhân văn, ý thức dân chủ và sức mạnh quật khởi của tinh thần thế tục chống lại sự mê muội thần quyền cuồng tín, chống lại mọi giáo điều tăm tối và chuyên chế, áp đặt tuyệt đối lên tư tưởng và nhân cách con người.

Nasimi cũng là người sáng lập ra triết học bằng ngôn ngữ bản địa trong lịch sử triết học và văn học Azerbaijan. Thơ Nasimi được truyền bá rộng rãi không những ở Azerbaijan mà còn ở Iraq, Tiểu Á, Syria và khắp các nước Trung Cận Đông.

Năm 1973, UNESCO đã vinh danh danh nhân văn hóa Nasimi và tổ chức kỷ niệm long trọng trên toàn thế giới. Năm 2017, một lần nữa Nasimi lại được UNESCO chính thức tổ chức Kỷ niệm 600 năm ngày mất của ông. Năm nay, 2019, tổng thống I. Aliyev đã long trọng tuyên bố đặt tên là “Năm Nasimi quốc gia” của toàn dân Azerbaijan. Nhân dịp này, Tổ chức liên minh Thiên văn Quốc tế cũng đã đặt tên ông cho một hành tinh mới tìm ra trên vũ trụ là “hành tinh Nasimi”.

Tại Việt Nam, ngày 7/12/2019, Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học Nghệ thuật Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 650 ngày sinh và Hội thảo khoa học về Imadaddin Nasimi. 

Tuyển dịch thơ Imadaddin Nasimi, hai dịch giả Phùng Hổ và Bằng Việt căn cứ vào 2 tập thơ: Bản tiếng Nga (xuất bản ở Baku năm 1984) và bản tiếng Anh (xuất bản ở Baku năm 2014).
Một chùm thơ của Imadaddin Nasimi
Trong tôi chứa cả hai thế giới

Trong tôi chứa cả hai thế giới,
Nhưng thế giới này chẳng chứa tôi:
Chính là tôi, tôi chẳng có nơi
Và tôi không ở trong thực tại!  

Gì đã có, đang có, rồi có lại,
Tất cả đang hiển hiện nơi tôi,
Xin đừng hỏi. Im lặng dõi theo thôi,
Tôi không chứa những lời giải thích! 

Vũ trụ này - Em báo tin tôi trước,
Căn nguyên là từ cuộc sống của em -
Hãy nhận ra tôi theo những dấu riêng,
Tuy chính tôi có chứa đâu dấu hiệu!

Bằng phỏng đoán và nghi ngờ tiên liệu,
Không có ai biết được sự thật đâu!
Giá có ai biết chăng, chỉ kẻ đó biết thôi!
Tôi không thể có lời nào phỏng đoán.

Hình hài tôi: Hãy cố nhìn kỹ lưỡng,
Và gắng tìm ý nghĩa với căn nguyên.
Tôi đang có cả thể xác, tâm hồn,
Nhưng không phải tôi chứa trong hồn với xác!

Tôi: Hòn ngọc trong con trai ngậm mật,
Tôi: Chiếc cầu đến địa ngục, thiên đàng,
Nhưng hãy hiểu rằng: Dù ngần ấy giàu sang,
Thế giới này - là mặt hàng tôi không có!

Tôi là kho bí mật nhất trong các kho bí mật,
Lại là điều rõ ràng, cả thế giới nhận ra,
Tôi là nguồn châu báu của thế gian,
Nhưng tôi không nhập vào lòng đất và biển cả.

Dẫu tôi có lớn lao, mênh mông khôn tả,
Vẫn chỉ là con người, con cháu của Ađam!
Tôi là sự sáng tạo của Đất Trời,
Nhưng tôi không tham dự vào tiến trình sáng tạo!

Các thế kỷ, thời gian - cũng là tôi cả,
Linh hồn và thế giới - cũng tất cả là tôi!
Nhưng không ai cảm thấy lạ lùng sao:
Rằng tôi không có trong bất kỳ thứ gì ở chúng!

Tôi - bầu khí quyển tận chân trời, là các hành tinh vô tận,
Là thiên thần cởi mở tới vô biên,
Nhưng biết giữ lời, ngậm chặt lưỡi sau răng,
Tôi hiểu em, nhưng chẳng thể nói thay em được!

Tôi - nguyên tử của vạn vật, sáng như một vầng dương,
Trên mặt đất của hồn em, tôi thênh thang sáu hướng,
Nhưng hãy nhìn vào gương mặt tôi ngời sáng,
Tôi không thể nhập vào vẻ ngời sáng ấy trong tôi!

Tôi vừa bản lĩnh lại cũng vừa tiết chế,
Như đường ngọt tứa ra chia nửa với hoa hồng,
Tôi vừa quyết định vừa biết cách biện minh,
Nhưng không chịu tan hòa vào miệng lưỡi ai câm lặng!

Tôi là gỗ trong lửa, tôi là đá,
Đang gắng vươn lên tới tận bầu trời,
Em ngưỡng mộ đi, em ngắm nhìn ngọn lửa tôi đi,
Đẹp thật đấy, nhưng không hề có tôi trong lửa ấy!

Tôi - giấc mơ ngọt ngào, là mặt trăng với mặt trời,
Tâm hồn tôi, hơi thở tôi, tôi sẵn sàng cống hiến,
Nhưng tôi không thể tan hòa, không thể nhập vào trọn vẹn
Với ngay cả tâm hồn mình cùng hơi thở chính tôi!

Tôi là ông già đồng thời là trẻ nhỏ,
Tôi là cánh cung, dây đã kéo căng,
Tôi - một quyền lực và giàu có vĩnh hằng,
Nhưng tôi không thể hòa nhập cùng bao nhiêu thế kỷ.

Dù hôm nay tôi đang là Nasimi đó,
Ngang với danh hiệu các quốc vương Khasimi hay Koreisi,
Thì tôi cũng vẫn nhỏ hơn tất cả mọi vinh quang,
Thậm chí cũng chưa hề hòa nhập vào vinh quang đó nữa!

Phùng Hổ (dịch từ bản tiếng Nga)

Những đoạn thơ tình
1
Khi em là hồn anh, Kinh Thánh Koran cũng là lời của em,
Khi em là hồn anh, lý lẽ của em cũng là Kinh Koran hết thảy!
Khi em là hồn anh, điều gì em nói ra cũng là đức tin thiết yếu,
Khi em là hồn anh, thân thể và tâm hồn anh đều là của 
em thôi!
2
Cây trắc bá thân cao mảnh mai còn xấu hổ vì em,
Đóa hồng nhung xấu hổ khi so cùng môi em thắm đỏ,
Hổ phách và xạ hương xấu hổ khi so cùng mái tóc em 
thơm ngát,
Đường mía và mật ong xấu hổ trước vị ngọt say người 
từ đôi môi em!
3
Có phải em có khuôn mặt khiến các nàng tiên trên 
Thiên đường phải thua,
Có phải em có nét mày khiến vầng trăng phải dấu mặt 
không nhìn,
Có phải em có đôi môi mọng khiến giọt sương mai 
phải tan như nước mắt,
Có phải em có đôi mắt tươi tắn ngọt ngào làm thẹn 
cả hoa hồng.
4
Đã từ lâu, anh vì em mà tiều tụy héo hon, mê đắm dại cuồng,
Và trái tim anh bị riêng em xích lại, thành trái tim nô lệ,
Mỗi lúc vắng em, anh bỗng chốc ốm đau trầm trọng,
Anh chỉ khát khao được chữa lành trong vòng tay 
cảm hóa của em!
5
Anh lao xuống vịnh biển mà anh không bao giờ vượt được,
Anh kiếm tìm kho báu mà anh không thể mất bao giờ,
Anh đến một thành phố, không một mái vòm nào 
cong vênh, hủy hoại,
Anh đi tìm một vầng trăng không khuyết nổi bao giờ!
6
Đường ngọt và mật ong còn bị đôi môi em chê trách,
Ngọc xaphia và đá ruby còn nợ màu hồng rực rỡ ở môi em,
Sắc thắm của môi em là thứ sắc màu đáng giữ cho vĩnh cửu,
Hòa hợp trọn vẹn với làn da, có điểm thêm một nốt ruồi!
7
Mùi thơm của xạ hương ẩn trong nốt ruồi quý tướng của em,
Nước hoa tiết lộ vị trí chúng còn nán lại: Nốt ruồi em cao quý!
Một giá trị như kho báu từng bị cướp ở Hindustan: 
Nốt ruồi em đó,
Khi làn da là xứ Byzantine yêu kiều, thì nốt ruồi là 
vị quân vương!
8
Trái tim anh bị đâm thấu vào - chính vì làn mi dày của em,
Mũi tên tình yêu nào từ làn mi dày của em phóng ra 
mạnh thế?
Như mũi giáo quân Tartar đột kích bất ngờ - ôi làn mi dày 
của em!
Có thể đổi cả thế giới này lấy một bài ca tình yêu - 
ôi làn mi dày của em!
9
Lông mày cong của em có thể ví như trăng lưỡi liềm,
Lông mày cong của em dẫn dụ tới những chuyện đầy 
mê hoặc,
Lông mày cong của em tấn công tôi - làm tôi thót tim 
trong phút chốc,
Chúng dễ chừng khuynh đảo cả đất nước mênh mông - 
lông mày cong của em!
10
Ôi thần tượng của tôi, đôi mắt em là vẻ đẹp tôi không tả nổi,
Đôi lông mày với hàng mi phù thủy của em - 
ở ngoài nghệ thuật tả của tôi!
Bím tóc cao sang như lọn tóc nàng tiên, là vẻ đẹp 
tôi không tả nổi, 
Từng sợi xoăn hài hòa trên mái tóc như mun, - 
ở ngoài nghệ thuật tả của tôi!
11 
Trái tim tôi trao cho ai? - Người có đôi mắt đen lay láy,
Trái tim tôi trao cho ai? - Người có đôi môi mát rượi hồng đào,
Tôi đã tưởng mình trao trái tim cho một vầng trăng,
Nào ngờ mình tự dâng trái tim cho một vòng lốc xoáy!
12
Tình yêu có thể làm người chết hồi sinh - Em hồn nhiên 
thổ lộ,
Có thể nối hai điểm xa vời bỗng chốc nên gần - 
Em hồn nhiên thổ lộ,
Tình yêu khiến chim sơn ca phát ốm lên, hót giọng si tình - 
Em hồn nhiên thổ lộ,
Và khiến cho “Mình thành Chúa Trời” khi được yêu - 
Em hồn nhiên thổ lộ!
BẰNG VIỆT (dịch từ bản tiếng Anh)
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Nhà thơ vĩ đại người Azerbaijan: Imadaddin Nasimi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO