Nhận biết sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Nguyễn Hường| 15/10/2018 10:44

Sốt xuất huyết là căn bệnh xuất hiện hằng năm tại Việt Nam nhưng thường tăng cao nhất từ tháng 10 đến tháng 11.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khoẻ mạnh.

Sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến và diễn ra quanh năm tại Việt Nam. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tăng từ tháng 6 đến tháng 11 và tăng cao nhất vào tháng 10, tháng 11 hàng năm. 
Tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền, tính từ đầu tháng 10/2018 đã ghi nhận rất nhiều ca nhập viện điều trị vì mắc bệnh sốt xuất huyết.
Nhận biết bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi sốt xuất huyết. (Ảnh: P.V/LĐO)

Theo các bác sĩ tại đây, trung bình mỗi ngày có khoảng trên 55 ca mắc bệnh sốt xuất huyết đến khám và điều trị. Với số ca mắc bệnh tăng nhanh như vậy, liệu sốt xuất huyết có đang trên đà tạo thành dịch đe doạ sức khoẻ mọi người? 

Trước đây, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên, hiện nay số lượng người lớn mắc bệnh tăng rất nhanh và tỷ lệ tử vong khá cao. 
Để bệnh sốt xuất huyết không chuyển biến đến giai đoạn muộn, mọi người cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về triệu chứng cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này. 

Thông thường, người nhiễm bệnh sẽ có những biểu hiện sau: sốt cao khoảng 40 độ, nhức đầu, ói mửa, phát ban. 
Đối với trẻ em, các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Trẻ em khi khởi điểm phát bệnh thường sốt cao đột ngột mặc dù trước đó trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh. Thời gian sốt từ 2-7 ngày kèm theo các biểu hiện: đỏ bừng mặt, da sung huyết, đau nhức cơ, đau đầu. Trong 1 số trường hợp trẻ có thể kèm theo đau họng, buồn nôn và nôn. Tiếp đó, trẻ sẽ có biểu hiện dấu hiệu sốt xuất huyết: chấm xuất huyết, còn gọi lại petechiae (những dấu chấm không mất đi khi ấn vào). Những chấm này thường xuất hiện ở cẳng tay, chẳng chân, nách, ngực. 

Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu răng. T
ừ ngày 3-7 của bệnh, trẻ giảm sốt hoặc hết số hẳn với những biểu hiện dần phục hồi: trẻ tỉnh táo và ăn uống ngon miệng. 

Theo Bác sĩ Trịnh Kim Lăng (khoa Nội tổng hợp- Bệnh viện y học cổ truyền): 
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch sốt xuất huyết là do mưa nhiều. Thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để muỗi sinh sôi và phát triển. Thời tiết xấu mang theo những virus gây nên các căn bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người.
Bác sĩ Lăng, khuyến cáo: Đặc biệt đối với trẻ em, sức đề kháng yếu, khi mắc bệnh phụ huynh tránh để trẻ sốt cao đến 39 độ vì rất dễ xảy ra tình trạng co giật đối với trẻ. Ngoài ra, với tình trạng bệnh chưa chuyển biến nặng, phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước và thuốc hạ sốt và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và chưa bệnh. Tránh tình trạng để bệnh chuyển biến nặng thêm. 

Để giảm thiểu bệnh sốt xuất huyết bùng phát trở thành dịch trở lại, mỗi người hãy tự biết cách phòng dịch bằng các biện pháp sau:

G
iữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhà cửa gọn gàng, thoáng mát.

Mặc quần áo dài tay, nằm ngủ màn cả ban ngày lẫn ban đêm. 

Phun thuốc diệt muỗi nơi công cộng.

Trang bị cho bản thân kem bôi chống muỗi.

Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để tự mình phòng, chống bệnh và góp phần đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết quay trở lại thành dịch. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nhận biết sốt xuất huyết và cách phòng tránh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO