Nhiều uẩn khúc trong một bản án "lạ" ở Quảng Ninh: Bài 5- Tòa phúc thẩm bỏ qua nhiều tình tiết mới

Trần Chung/ ảnh. Tùng Nguyễn| 22/10/2019 16:30

Liên quan đến tuyến bài “Nhiều uẩn khúc trong một bản án "lạ" ở Quảng Ninh" mà Báo đã đăng tải, ngày 21/10, TAND tỉnh Quảng Ninh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo kêu oan của các bị cáo Nguyễn Tiến Tùng, Phạm Xuân Long và Phạm Hùng Cường đối với Bản án sơ thẩm số 45/2019/HS-ST do TAND TP Uông Bí ban hành ngày 25/4/2019. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ông Nguyễn Xuân Tiến.

Việc chuẩn bị thành phần HĐXX của TAND tỉnh Quảng Ninh trong vụ án này gồm: 03 Thẩm phán chính thức và 11 Thẩm phán dự khuyết (Tổng số 14 Thẩm phán). Đây là phiên tòa có số lượng thẩm phán “khổng lồ” hiếm có ở nước ta. Điều đó cho thấy tòa án tỉnh Quảng Ninh rất thận trọng đối với một vụ án được coi là có nhiều khúc mắc này...

Phiên tòa vẫn diễn ra bất chấp trong tình trạng thiếu những người liên quan rất quan trọng, có ảnh hưởng đến diễn biến vụ án như: đại diện cơ quan điều tra TP Uông Bí, Cơ quan giám định pháp y và đặc biệt là vắng mặt bị hại Hồ Sỹ Hùng...

Phiên tòa phúc thẩm diễn ra kịch tính với nhiều tình tiết mới. Tuy nhiên, những tình tiết đó đã không được Hội đồng xét xử (HĐXX) tiếp nhận. Phiên tòa diễn ra... “xuyên tối”, đến tận hơn 19 giờ cùng ngày mới kết thúc và HĐXX tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm. HĐXX vẫn giữ quan điểm kết án các bị cáo tội cố ý gây thương tích.

Kết quả của phiên tòa phúc thẩm đã nhận được sự phản ứng dữ dội từ những người chứng kiến tại tòa cũng như nhiều câu hỏi nghi ngại mà dư luận đang đặt ra cho hệ thống các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh từ điều tra, truy tố và xét xử.


Nhiều uẩn khúc trong một bản án
Bản kết luận giám định pháp y về thương tích ra đời khi Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra văn bản đề nghị không giám định vì thiếu tài liệu hồ sơ. Thậm chí, bị hại cũng đã từng viết đơn nói là không giám định thương tích

Trong phần luận tội của đại diện Viện kiểm sát (VKS), theo bản giám định thương tích ông Hồ Sỹ Hùng bị mất 36% sức khỏe và coi đây là căn cứ quy kết các bị cáo tội cố ý gây thương tích.

Tuy nhiên, ngay tại phiên tòa, phía luật sư bào chữa cho các bị cáo đã đưa ra những đơn đề nghị không giám định thương tích của các bị hại. Thậm chí trong đơn đó còn khẳng định rằng bị hại đã đến trung tâm giám định nhưng không giám định và đã bỏ về. Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm đồng ý để luật sư trực tiếp đưa những tờ đơn đề nghị trên cho đại diện các bị hại là bà Hương xác nhận. Sau khi tiếp cận những lá đơn trên bà Hương (người đại diện cho các bị hại) và là vợ của bị hại Hồ Sỹ Hùng thừa nhận đây là nét chữ và chữ ký của mình. Phía luật sư hỏi, tại sao bà lại viết đơn này, bà Hương trả lời là có người xúi giục viết như thế?. Hỏi, người xúi giục là ai? Bà Hương vòng vo một hồi thì nói là người dẫn bị hại đi giám định - tức làm cán bộ nào đó đang trực tiếp tham gia vào quá trình xác lập hồ sơ điều tra vụ án.

Như thế, nếu đúng có chuyện cán bộ tham gia điều tra tố tụng xui bị hại viết đơn không giám định thương tích thì hồ sơ vụ án thiếu tính khách quan. Ngược lại, nếu không phải có người xúi giục bà Hương viết những lá đơn trên mà bà Hương tự viết hoặc viết xong rồi đổ lỗi cho người khác thì bà Hương đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi cố ý xác lập tài liệu sai lệch hồ sơ vụ án. Với tình tiết này, luật sư đề nghị có thể khởi tố vụ án để điều tra hành vi làm sai lệch tài liệu vụ án.

Ngay tại phiên tòa phúc thẩm, bà Hương thừa nhận đã viết đơn không giám định thương tích cho chồng là ông Hồ Sỹ Hùng. Vậy, tại sao lại vẫn có bản giám định thương tích trong hồ sơ vụ án trên và nguy hiểm hơn là các cơ quan tố tụng tỉnh Quảng Ninh lại dựa vào bản giám định còn nhiều tranh cãi trên để kết án các bị cáo là chưa thuyết phục.

Nhiều uẩn khúc trong một bản án
Ng
ười làm chứng Mạnh khai một đằng...
Nhiều uẩn khúc trong một bản án
...Nhân chứng Hơn khai một nẻo
Nhiều uẩn khúc trong một bản án
...Nhưng, đại diện Viện kiểm sát... không cho đối chất

VKS: Dùng dao chém vào đầu một người đã nằm gục dưới đất là... tự vệ chính đáng(!)

Hơn nữa, tại phiên tòa, Luật sư Phạm Quang Hưng và Luật sư Phạm Trung Kiên thuộc Văn phòng luật sư Hưng Long – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Tiến Tùng) đã công bố chứng cứ, đó là: Công văn số 56/CV-CQCSĐT ngày 13/01/2015 của Cơ quan CSĐT Công an thành phố Uông Bí gửi Phòng giám định pháp y tỉnh Quảng Ninh với nội dung: “Qua nghiên cứu tài liệu điều tra, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Uông Bí thấy tài liệu tiến hành giám định đối với bà Hương, ông Hùng và ông Vương chưa đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định của khoản 1, Điều 33 của Luật giám định tư pháp, phần 1, Quy trình giám định pháp y được ban hành kèm theo thông tư số 47/2013/TT-BYT.

Do vậy, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Uông Bí đề nghị Phòng giám định pháp y tỉnh Quảng Ninh tạm dừng tiến hành giám định đối với các ông bà nêu trên, để Cơ quan CSĐT Công an thành phố Uông Bí thu thập đầy đủ tài liệu để trưng cầu giám định theo đúng quy định pháp luật”. Như vậy, khi Cơ quan CSĐT đã có văn bản đề nghị dừng giám định pháp y rồi thì tại sao lại vẫn có bản giám định pháp y.

Về việc này, đại diện VKS cho rằng, chi tiết cơ quan CSĐT ra văn bản dừng giám định pháp y là vì hồ sơ chưa đảm bảo đầy đủ tài liệu. Nhưng, chưa đầy đủ tài liệu ở đây là thiếu giấy tiếp nhận hồ sơ... Trong khi nhận thấy giấy tiếp nhận hồ sơ ở đây là không quan trọng cho nên, cơ quan giám định vẫn tiến hành giám định... Tranh luận với VKS, luật sư cho rằng nói không quan trọng là không đúng tinh thần của những người thực thi pháp luật. Bởi vì trong quy trình thu thập, xử lý thông tin xác lập tài liệu hồ sơ, truy tố, xét xử vụ án, bất cứ việc bỏ qua hay xem nhẹ một chi tiết nào đều có thể ảnh hưởng đến sinh mệnh đời sống của từng con người; thậm chí thay đổi nội dung cả vụ án. Vì vậy, đại diện VKS mà nói thiếu tờ giấy này là không quan trọng thì hoàn toàn khó chấp nhận...

Nhiều uẩn khúc trong một bản án
Các bị cáo kêu oan trước tòa

Tóm lại, bản kết luận pháp y xác định anh Hùng bị tổn hại 36% sức khoẻ là trái pháp luật vì CQCSĐT CATP Uông Bí đã xác định tài liệu tiến hành giám định chưa đảm bảo. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng TP Uông Bí sử dụng chứng cứ này để truy tố, xét xử các bị cáo phạm tội “Cố ý gây thương tích” là chưa khách quan, gây oan sai?

Đồng thời, các luật sư cho rằng vụ án có “Dấu hiệu bỏ lọt tội phạm” đối với Vũ Thị Hương (người dùng dao chọc tiết lợn và cây mài dao gây thương tích 3% cho Nguyễn Tiến Tùng nhưng tại sao đến nay vẫn chưa bị khởi tố). Cả vụ án có hai vật chứng được ghi nhận là con dao và cây mài dao thì lại là của bị hại dùng tấn công bị cáo. Về yếu tố này, đại diện VKS cho rằng, việc bà Hương dùng dao chém Tùng là phòng vệ chính đáng. Chính vì thế cho nên Tùng mới bị mất 03,% sức khỏe chứ nếu không... Tùng đã không có cơ hội ngồi ở đây (ý là có thể Tùng đã bị mất mạng rồi).

Luật sư cho rằng, cách tranh luận của VKS là không hợp lý bởi vì lúc bà Hương cầm dao chém vào đầu Tùng thì Tùng đã nằm bất tỉnh gục trên vũng máu do bị chồng bà Hương lao xe máy vào người. Trong khi Tùng không còn khả năng tự vệ mà bà Hương đã dùng dao chém vào đầu thì không thể coi là tự vệ được, mà phải coi đó là ý chí... cố tình giết người. Vì vậy, ngay tại tòa các bị cáo và luật sư đều đề nghị HĐXX cho khởi tố vụ án đối với bà Hương.

Tuy nhiên theo lu
ật sư, đề nghị trên đã được VKS lý giải thiếu thuyết phục và HĐXX bỏ qua. 


Cũng tại phiên tòa phúc thẩm, có hai công an 
đi cùng nhau là nhân chứng quan trọng của vụ án (anh Mạnh và anh Hơn) khai mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, đại diện VKS không cho đối chất theo đề nghị của luật sư... 


Các luật sư đều cho rằng, cả vụ án hầu như không có vật chứng để chứng minh các bị cáo tội cố ý gây thương tích. Thanh gỗ, viên sỏi,... đều là tưởng tượng. Đại diện VKS lỹ lẽ vật chứng được chứng minh bằng hình ảnh. Luật sư phản bác lại, những hình ảnh đó không chứng minh được giá trị liên quan vì ảnh chụp viên gạch không thể hiện dấu vân tay của ai, có vết máu của ai... Tức là không cá thể hóa được vật chứng, và cũng không cụ thể hóa được cơ chế hình thành thương tích của bại hại...

Luật sư nhấn mạnh, vụ án được quy kết bằng những lý lẽ chung chung. Trong khi tội cố ý gây thương tích bắt buộc phải chi tiết từng căn cứ từ lời khai, vật chứng, hồ sơ, dấu vết, hiện trường cũng như tính lo gic của các yếu tố, t
ình tiết đó,...  

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nhiều uẩn khúc trong một bản án "lạ" ở Quảng Ninh: Bài 5- Tòa phúc thẩm bỏ qua nhiều tình tiết mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO