Nhớ Xuân Mậu Thân cách đây 50 năm: Lời hiệu triệu vang dậy non sông

Bùi Thanh Sơn/HNMO| 14/02/2018 23:07

Cuối thập kỷ sáu mươi của thế kỷ XX, cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân ta diễn ra rất quyết liệt. Trước những khó khăn và thách thức đó, những vần thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ mang tính chỉ đạo và dự báo về chiến lược, nhằm củng cố vững chắc lòng tin mà còn là lời hiệu triệu vang dậy non sông, cổ vũ và động viên quân dân cả nước kiên cường chiến đấu: Sáng tạo tìm ra nhiều cách đánh, đánh thắng kẻ thù, Bắc - Nam sum họp một nhà, thống nhất đất nước.

Nhớ Xuân Mậu Thân cách đây 50 năm: Lời hiệu triệu vang dậy non sông
Nữ tự vệ sẵn sàng cho Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu

Xâm lược miền Nam, nhiều chiến lược chiến tranh kiểu mới của Mỹ bị đánh bại. Với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ quyết định đẩy chiến tranh lên mức cao nhất, tiến hành "Chiến tranh cục bộ”: Trực tiếp đưa quân Mỹ cùng quân một số nước chư hầu vào miền Nam tham chiến; leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc, nhằm hạn chế sự chi viện cho chiến trường miền Nam. Trên chiến trường, dựa vào ưu thế vượt trội về vũ khí, Mỹ tiến hành chiến lược “tìm diệt”. Chúng liên tiếp mở nhiều cuộc tiến công quy mô lớn, để tiêu diệt lực lượng chủ lực ta, nhằm “đánh gãy xương sống Việt Cộng”, giành thắng lợi.

Với truyền thống đánh giặc kiên cường, bất khuất, quân và dân miền Nam đã sáng tạo tìm ra nhiều cách đánh, đánh thắng quân Mỹ ngay từ trận đầu khi chúng vừa đặt chân vào chiến trường. Ta đã tiến lên mở nhiều chiến dịch phản công và tiến công, đánh tiêu diệt từng tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng từng lữ đoàn quân Mỹ, trung và chiến đoàn quân ngụy; buộc kẻ thù phải lùi về “quyết giữ” để bảo vệ vùng đô thị, chờ tăng quân chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược lần thứ ba, vào cuối năm 1967 đầu năm 1968. Địch mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc, với quy mô ngày càng lớn, cường độ ngày càng cao, thì thất bại ngày càng nặng nề.

Nhận rõ sự bị động và lúng túng của kẻ thù, nắm thời cơ, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 12-1967 đã đánh giá tình hình và quyết định: Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Phương pháp đấu tranh là: Tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Quyết định đúng đắn, sáng suốt và kịp thời của Đảng, đã tạo ra điều kiện thuận lợi để quân và dân ta bước vào chuẩn bị cho cuộc tiến công mới. Tổng Quân ủy chỉ đạo xây dựng kế hoạch tác chiến: Tiến hành nghi binh và tạo thế để kéo giữ chủ lực địch ra chiến trường rừng núi. Tập trung sức mạnh, bất ngờ đánh thẳng vào các mục tiêu hiểm yếu, nằm sâu bên trong hậu phương quân địch ở vùng đô thị. Ở hậu phương lớn, hàng chục nghìn quân và hàng vạn tấn vật chất được chuyển vào chi viện cho chiến trường. Trên tiền tuyến lớn, quân và dân ta vừa đẩy mạnh đánh địch, vừa bí mật đưa lực lượng vào áp sát các thành phố và thị xã. Lực lượng chính trị đã bí mật luồn sâu vào các đô thị, tuyên truyền và vận động nhân dân sẵn sàng nổi dậy đấu tranh giành chính quyền. Hòa trong không khí chuẩn bị đón Xuân, các tầng lớp nhân dân đã tận dụng nhiều loại phương tiện vận chuyển hàng hóa dịp Tết, khéo ngụy trang để che mắt địch, bí mật đưa vũ khí vào ém sẵn ở các cơ sở bên trong thành phố. Sự chủ động và sáng tạo trong chỉ đạo, đã tạo ra điều kiện thuận lợi để ta chuẩn bị chu đáo cả về vật chất cũng như tinh thần. Đây là nhân tố quan trọng làm tăng sức mạnh để quân và dân toàn miền vững vàng, tự tin bước vào chiến đấu.

Theo kế hoạch tác chiến, đúng Giao thừa trên làn sóng của Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam, truyền đi lời chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới quân và dân cả nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài sẽ là hiệu lệnh mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Trong thư chúc mừng năm mới, Bác chỉ rõ âm mưu xâm lược và tội ác của kẻ thù; khẳng định rõ sức mạnh đoàn kết và vai trò to lớn của từng miền, thắng lợi vĩ đại mà quân và dân ta đã đạt được. Đồng thời, Bác còn dự báo, chiến thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy sẽ còn to lớn hơn. Trong thư với những vần thơ, Bác viết:

“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!”


Lời chúc mừng năm mới của Bác vừa là lời cổ vũ và động viên, vừa là mệnh lệnh tiến công. Đồng thời, đây còn là lời hiệu triệu vang dậy non sông, kêu gọi quân và dân cả nước ra sức thi đua giết giặc lập công, anh dũng chiến đấu, tiến lên đánh thắng kẻ thù, giành thắng lợi.

Hưởng ứng lời hiệu triệu của Người, quân dân miền Nam đã bất ngờ mở cuộc tiến công, đồng loạt đánh vào tất cả các thành phố và thị xã trên toàn miền. Nhiều cơ quan đầu não của kẻ thù đã bị đánh phá, như: Dinh Độc lập, tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tổng tham mưu ngụy... Lực lượng quần chúng cũng anh dũng nổi dậy đấu tranh giành chính quyền. Choáng váng trước đòn tiến công dũng mãnh của quân và dân ta ở cả hai miền, đế quốc Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, từ Vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Paris và tuyên bố từng bước rút quân Mỹ về nước.

Thắng lợi đó càng cho thấy rõ, lời hiệu triệu vang dậy núi sông của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên tinh thần, truyền thêm sức mạnh để quân và dân ta đánh thắng kẻ thù, để cả dân tộc ta được sum họp một nhà, cùng vui mừng đón chào năm mới.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Trở lại Hà Nội sau 15 năm, nhà văn quốc tế vẫn ấn tượng với ẩm thực Thủ đô
    Trong bài viết trên trang Travel And Leisure gần đây, nhà văn Chris Wallace (Mỹ) cho biết, sau 15 năm trở lại Việt Nam đã nhận thấy quốc gia hình chữ S có nhiều sự phát triển. Với Hà Nội, nhà văn Chris Wallace ấn tượng với món chả cá, cà phê sữa, khu phố cổ…
  • Thương hoài xe sứ hàng rong
    Bố tôi bảo rằng, người Hà Nội sành sỏi chơi hàng gốm sứ, có đắt một chút mà món hàng ưng ý họ cũng sẽ mua. Mà gốm sứ Bát Tràng mang theo hồn cốt người Hà thành, dẫu đồ sứ nhập ngoại hay đồ nhựa, inox ào ạt thì gốm sứ Bát Tràng luôn có một vị trí trang trọng trong ngôi nhà của họ.
  • Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
    Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo buổi Lễ.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Nhớ Xuân Mậu Thân cách đây 50 năm: Lời hiệu triệu vang dậy non sông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO